Một đoạn video của một nhà hoạt động xã hội đăng trên Youtube kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam thu hút đông đảo người xem và truyền tay nhau trên mạng.
Anh Nguyễn Lân Thắng, tác giả của đoạn video, được nhiều người biết đến từ những bài viết và hình ảnh anh chia sẻ trên các trang mạng xã hội về những sự kiện thời sự gây chú ý công luận như các vụ tranh chấp đất đai và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Anh Thắng cũng là một trong những người trẻ tiên phong trong cuộc quốc tế vận đầu tiên của mạng lưới blogger Việt Nam phản đối điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Anh đang cùng một nhóm bạn thực hiện chuyến đi dài ngày sang một số quốc gia Châu Á để đưa Tuyên bố 258 ra thế giới, kêu gọi quốc tế áp lực Việt Nam hủy bỏ điều luật về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Lân Thắng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với sự phát triển cộng đồng và cuộc sống người dân, cũng như trách nhiệm người trẻ đối với truyền thông xã hội.
Nguyễn Lân Thắng: Là một người quan tâm đến các hoạt động dân sự, xã hội dân sự, tôi thấy truyền thông xã hội là phương tiện hết sức hữu hiệu đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi có thể dùng rất nhiều phương tiện trên internet chuyển tải thông điệp của mình và các thông tin nắm bắt được tới công chúng. Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội.
Trà Mi: Truyền thông xã hội, theo anh ghi nhận, đã đóng góp thế nào cho xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nguyễn Lân Thắng: Hai, ba năm trở lại đây, những video hay hình ảnh, những bài viết, những chia sẻ lan tỏa rất nhanh, với số lượng ngày càng tăng. Truyền thông xã hội tạo ra cho người dân một phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trà Mi: Có điều kiện ra các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á, anh có sự so sánh thế nào về truyền thông xã hội tại Việt Nam và truyền thông xã hội ở nước ngoài?
Nguyễn Lân Thắng: Thứ nhất là ở các nước, truyền thông xã hội không bị chặn. Thứ hai, họ không có lực lượng phản tuyên truyền, gọi là các dư luận viên ăn lương nhà nước. Người dùng net ở các nước không gặp vấn đề đó. Họ được tự do đề cập các vấn đề xã hội-chính trị, trình bày thoải mái, không bị ai chửi bới vô cớ cả. Ở Việt Nam, hễ cứ động đến chính sách của đảng-nhà nước thì y như rằng lực lượng dư luận viên do nhà nước trả lương xông vào chửi bới, đưa ra các lời bình luận ngụy biện, quy chụp chuyện này chuyện kia. Người Việt Nam phải đối đầu với những chuyện như thế. Hơn nữa, khi có các vấn đề xã hội lớn được dư luận quan tâm thì chắc chắn Facebook và các trang mạng xã hội khác sẽ bị chặn cục bộ. Người ta phải vượt tường lửa rất phức tạp.
Trà Mi: So sánh giữa truyền thông xã hội với truyền thông chính mạch, có ý kiến cho rằng các luồng thông tin trên truyền thông chính mạch ‘lành mạnh hơn’, và rằng truyền thông xã hội do không có sự quản lý nên có những thông tin nhiều khi ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Về ưu-khuyết điểm giữa hai luồng truyền thông này, anh nhận xét thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Truyền thông xã hội là một diễn đàn dân sự. Bất kỳ ai cũng có thể bình đẳng vào thế giới thông tin đó để bình luận. Chính vì tính tự do đó, cũng có một số người dùng mạng xã hội thiếu ý thức, đưa lên những thứ phản cảm, không hay. Thế nhưng, người dùng mạng xã hội bây giờ rất tinh tế và rất khôn ngoan, biết lựa chọn nguồn thông tin để họ nghe.
Tạp chí Thanh Niên hẹn mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới vào giờ này tuần sau trong chương trình phát thanh trực tuyến trên trang voatiengviet.com lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Anh Nguyễn Lân Thắng, tác giả của đoạn video, được nhiều người biết đến từ những bài viết và hình ảnh anh chia sẻ trên các trang mạng xã hội về những sự kiện thời sự gây chú ý công luận như các vụ tranh chấp đất đai và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội
Anh Thắng cũng là một trong những người trẻ tiên phong trong cuộc quốc tế vận đầu tiên của mạng lưới blogger Việt Nam phản đối điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Anh đang cùng một nhóm bạn thực hiện chuyến đi dài ngày sang một số quốc gia Châu Á để đưa Tuyên bố 258 ra thế giới, kêu gọi quốc tế áp lực Việt Nam hủy bỏ điều luật về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Lân Thắng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với sự phát triển cộng đồng và cuộc sống người dân, cũng như trách nhiệm người trẻ đối với truyền thông xã hội.
Nguyễn Lân Thắng: Là một người quan tâm đến các hoạt động dân sự, xã hội dân sự, tôi thấy truyền thông xã hội là phương tiện hết sức hữu hiệu đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi có thể dùng rất nhiều phương tiện trên internet chuyển tải thông điệp của mình và các thông tin nắm bắt được tới công chúng. Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội.
Trà Mi: Truyền thông xã hội, theo anh ghi nhận, đã đóng góp thế nào cho xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nguyễn Lân Thắng: Hai, ba năm trở lại đây, những video hay hình ảnh, những bài viết, những chia sẻ lan tỏa rất nhanh, với số lượng ngày càng tăng. Truyền thông xã hội tạo ra cho người dân một phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trà Mi: Có điều kiện ra các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á, anh có sự so sánh thế nào về truyền thông xã hội tại Việt Nam và truyền thông xã hội ở nước ngoài?
Nguyễn Lân Thắng: Thứ nhất là ở các nước, truyền thông xã hội không bị chặn. Thứ hai, họ không có lực lượng phản tuyên truyền, gọi là các dư luận viên ăn lương nhà nước. Người dùng net ở các nước không gặp vấn đề đó. Họ được tự do đề cập các vấn đề xã hội-chính trị, trình bày thoải mái, không bị ai chửi bới vô cớ cả. Ở Việt Nam, hễ cứ động đến chính sách của đảng-nhà nước thì y như rằng lực lượng dư luận viên do nhà nước trả lương xông vào chửi bới, đưa ra các lời bình luận ngụy biện, quy chụp chuyện này chuyện kia. Người Việt Nam phải đối đầu với những chuyện như thế. Hơn nữa, khi có các vấn đề xã hội lớn được dư luận quan tâm thì chắc chắn Facebook và các trang mạng xã hội khác sẽ bị chặn cục bộ. Người ta phải vượt tường lửa rất phức tạp.
Trà Mi: So sánh giữa truyền thông xã hội với truyền thông chính mạch, có ý kiến cho rằng các luồng thông tin trên truyền thông chính mạch ‘lành mạnh hơn’, và rằng truyền thông xã hội do không có sự quản lý nên có những thông tin nhiều khi ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Về ưu-khuyết điểm giữa hai luồng truyền thông này, anh nhận xét thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Truyền thông xã hội là một diễn đàn dân sự. Bất kỳ ai cũng có thể bình đẳng vào thế giới thông tin đó để bình luận. Chính vì tính tự do đó, cũng có một số người dùng mạng xã hội thiếu ý thức, đưa lên những thứ phản cảm, không hay. Thế nhưng, người dùng mạng xã hội bây giờ rất tinh tế và rất khôn ngoan, biết lựa chọn nguồn thông tin để họ nghe.