THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 April 2012

Lạ!



Thứ Sáu, 27/04/2012 23:56

Căn bệnh bí hiểm gây chết người tại tỉnh Quảng Ngãi đang trở nên nóng bỏng khi xuất hiện thêm những thông tin hết sức lo ngại về nó.

Những thông tin mới từ Trường THCS và Tiểu học Ba Điền (huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi) cho thấy “bệnh lạ” này có thể xuất hiện từ năm 2008 và cũng khiến nhiều người tử vong hơn so với con số chính thức mà ngành y tế công bố.
Theo số liệu chính thức của ngành y tế, tính tới nay, đã có 177 người mắc “hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và có tăng men gan”, trong đó có 8 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, địa phương cho rằng còn 11 trường hợp tử vong khác có các triệu chứng tương tự với 8 người chết đã được ngành y tế xác nhận.
Việc một căn bệnh nguy hiểm với hàng trăm người mắc và hàng chục người tử vong mà giữa ngành y tế với địa phương còn chưa thống nhất với nhau là một điều lạ. Một điển hình cho sự lạ này là việc ngày 24-4, ông Phạm Hồng Phương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, thông báo kết quả bước đầu xác định virus Ricketsia “sốt mò do bọ chét” là nguyên nhân gây ra “bệnh lạ” thì hôm sau (25-4), các nhà chuyên môn có trách nhiệm của Bộ Y tế đã lên tiếng phủ nhận.
Điều đáng nói nhất là dù “bệnh lạ” đã hoành hành trong một thời gian dài khiến người dân địa phương lo lắng, hoang mang nhưng ngành y tế vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nói như ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế: “Bệnh rất phức tạp nên có thể 10 - 20 năm sau mới tìm ra được căn nguyên cũng nên”. Việc tìm căn nguyên “bệnh lạ” khó tới vậy mà ngành y tế nước nhà vẫn cứ “đóng cửa”, mặc cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Mỹ “đánh tiếng” sẵn sàng giúp đỡ giải quyết.
Đúng là có không ít những chuyện lạ quanh căn “bệnh lạ” gây chết người ở tỉnh Quảng Ngãi. Song đó là cái sự lạ về cách hành xử của cơ quan hữu trách, còn với người dân nơi căn bệnh này hoành hành thì họ đã quen với cảnh bản thân và thân nhân mắc bệnh, thậm chí không còn lạ với việc có người tử vong.
Sức khỏe và tính mạng của người dân không thể cho phép xảy ra những chuyện lạ như đã thấy. Phải huy động mọi nguồn lực và khả năng có thể nhằm sớm tìm ra căn nguyên để “bệnh lạ” không còn lạ. Nếu tiếp tục để xảy ra thêm những trường hợp mắc bệnh và tử vong mới vì “bệnh lạ” thì sẽ không có gì lạ nếu đặt câu hỏi về trách nhiệm của ngành y tế.
PHẠM DƯƠNG