(BAODATVIET) - 26/09/2013 Trong năm 2013, nhiều thành phố chủ động lên kế hoạch phát hành trái phiếu địa phương thay vì chờ đợi ngân sách từ trung ương.
Đói vốn, hụt thu ngân sách
UBND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua kế hoạch phát hành 8 triệu trái phiếu có kỳ hạn 3 năm từ 24/9/2013 đến 24/9/2016.
Theo đó, 8 triệu trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu sẽ được phát hành với mức lãi suất cố định 8,75%/năm, theo Quyết định số 2518/QĐ-UBND.
Trong năm 2013 nhiều thành phố chủ động lên kế hoạch phát hành trái phiếu địa phương thay vì chờ đợi ngân sách từ trung ương.
Tại TP.HCM, vào cuối tháng 8 cũng phát hành thành công 1.030 tỉ đồng trong mục tiêu phát hành 3.000 tỉ đồng trái phiếu năm 2013 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, trong tháng 6, Hà Nội cũng hoàn tất việc phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu địa phương để tài trợ việc phát triển các dự án của thành phố này.
Chỉ có Đà Nẵng bị Bộ Tài chính thổi còi trong đề nghị phát hành 3.500 tỉ đồng trái phiếu địa phương do lo ngại địa phương này nợ lớn.
Theo Bộ Tài chính, vốn trái phiếu chính phủ đã bán được 60.000 tỉ đồng trong 8 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, Quốc hội chỉ đồng ý cho phát hành 225.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2011-2015, tương ứng với 45.000 tỉ đồng mỗi năm.
Tình trạng bán trái phiếu ồ ạt tại các địa phương cho thấy sự “bóc ngắn, cắn dài” đang khiến không ít địa phương lâm vào tình cảnh “khát” nguồn vốn. Trong khi đó báo cáo mới nhất cho thấy tình trạng hụt thu ngân sách có tới 40 địa phương được ‘điểm danh”. Trong số này có Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM….
Trước đó cũng có thông tin Đà Nẵng bí tiền vì không bán được đất. Vì bí tiền nên bội chi ngân sách tới 2.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn về thu ngân sách. Do khó khăn về ngân sách mà nhiều công trình, dự án phải tạm dừng, giãn tiến độ.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước từng công bố con số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương cả nước lên đến 91.000 tỉ đồng.
Đầu tư hoành tráng, Thủ tướng bức xúc
Khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Đầu tư công ngày 23/9, thực trạng đầu tư dàn trải, tràn lan gây lãng phí, tham nhũng, nợ đọng hàng trăm ngàn tỉ đồng tại nhiều địa phương đã được phơi bày.
Khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Đầu tư công ngày 23/9, thực trạng đầu tư dàn trải, tràn lan gây lãng phí, tham nhũng, nợ đọng hàng trăm ngàn tỉ đồng tại nhiều địa phương đã được phơi bày.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư công tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả là do pháp luật thiếu quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư và đặc biệt là chưa có quy định xử lý trách nhiệm người quyết định đầu tư sai, quyết định đầu tư kém hiệu quả.
“Hiện nay lãng phí nhiều nhất là từ chủ trương đầu tư. Thủ tướng từng rất bức xúc về chuyện có những con đường miền núi rộng 60-70m, lãng phí vô cùng. Chủ tịch tỉnh người ta thích quyết, cứ làm cho hoành tráng, thiếu tiền thì xin trung ương. Nhiều nơi cứ vẽ ra dự án sau đó đi chạy”, ông Vinh nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị phải xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án. Từ đó nâng cao tính chế tài của luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, vốn tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị phải xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án. Từ đó nâng cao tính chế tài của luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, vốn tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Dẫn chứng từ việc nhiều công trình đầu tư sai, như chợ xây xong không có người đến họp, sân vận động cấp huyện xây quá hoành tráng, gây lãng phí rất lớn, nhưng không ai chịu trách nhiệm. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định sắp tới sẽ quy trách nhiệm người quyết định đầu tư sai.
Phương Nguyên (Tổng hợp)