(DÂN TRÍ ) - Thứ Tư, 25/09/2013 Sau khi có yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về chấn chỉnh chất lượng dịch vụ, phục vụ tại các cảng hàng không, các cảng vụ đã tăng cường kiểm tra các DN khai thác, kinh doanh dịch vụ và đã thống nhất về giá bán các đồ ăn thiết yếu.
Tuy nhiên, một tháng sau kể từ ngày áp dụng (15/8/2013) bảng giá mới, theo ghi nhận của PV thì việc kinh doanh tại sân bay Nội Bài vẫn còn nhiều bất cập.
Theo bảng giá mới thì giá một chai nước tinh khiết loại 0,5 lít tại khu vực công cộng ở sân bay không được quá 15.000 đồng, không quá 20.000 đồng/chai tại khu vực cách ly nội địa. Ở khu cách ly quốc tế, chai nước trên không được bán đắt hơn 2USD trong nhà hàng và 1USD tại các khu vực khác (chưa bao gồm phí phục vụ).
Một bát mỳ, phở, miến không bổ sung thực phẩm hoặc bánh mỳ kẹp thông thường... không quá 20.000 đồng. Trong trường hợp khách gọi thêm thực phẩm bổ sung như thịt bò, thịt gà, xúcxích thì không được bán quá 50.000 đồng. Riêng tại khu cách ly quốc tế, giá trần cho một bát mỳ, phở, bánh mỳ kẹp... không bổ sung thêm thực phẩm không quá 3USD...
Quy định là vậy, nhưng thực tế, các cửa hàng ở sân bay Nội Bài đã “lách” phần thực phẩm bổ sung để “chặt chém” hành khách .
Mới đây, tại phòng chờ nội địa, thực khách đã phải trả 45.000đ/bát mỳ tôm Vifon với 1 chiếc xúcxích, một lon Coca Cola 25.000đ, bánh sandwich phô mai thịt nguội 45.000đ/chiếc, một bao Marlboro 55.000đ... Giá này cao hơn giá thực tế từ 30-50%.
Điều ngạc nhiên là tại cửa hàng tầng 1 của Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp hàng không Nội Bài (Cảng hàng không Nội Bài) đang bày bán rất nhiều điện thoại nhái mác các thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá “bèo” như: Vertu Signature 25.500.000đ/chiếc, trong khi giá thực tế của chiếc điện thoại này khoảng 400 triệu đồng); Mobiado 8 triệu...
Giải thích thắc mắc của khách hàng, nhân viên bán hàng cho biết đây là hàng Hồng Kông nên mới có giá như vậy.
Theo quy định thì hàng hoá được coi là có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hàng hoá trùng với hàng hoá tương tự, nhãn hiệu tương tự các nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá trùng hoặc tương tự đều bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Điều này được quy định rõ tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ hàng hoá, là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là hàng hoá (bao bì) có gắn nhãn hiệu, trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được dùng cho chính chủ sở hữu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ bị coi là trái phép.
Theo đó, việc kinh doanh điện thoại nhái nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng tại sân bay Nội Bài là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Một bát mỳ, phở, miến không bổ sung thực phẩm hoặc bánh mỳ kẹp thông thường... không quá 20.000 đồng. Trong trường hợp khách gọi thêm thực phẩm bổ sung như thịt bò, thịt gà, xúcxích thì không được bán quá 50.000 đồng. Riêng tại khu cách ly quốc tế, giá trần cho một bát mỳ, phở, bánh mỳ kẹp... không bổ sung thêm thực phẩm không quá 3USD...
Quy định là vậy, nhưng thực tế, các cửa hàng ở sân bay Nội Bài đã “lách” phần thực phẩm bổ sung để “chặt chém” hành khách .
Mới đây, tại phòng chờ nội địa, thực khách đã phải trả 45.000đ/bát mỳ tôm Vifon với 1 chiếc xúcxích, một lon Coca Cola 25.000đ, bánh sandwich phô mai thịt nguội 45.000đ/chiếc, một bao Marlboro 55.000đ... Giá này cao hơn giá thực tế từ 30-50%.
Điều ngạc nhiên là tại cửa hàng tầng 1 của Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp hàng không Nội Bài (Cảng hàng không Nội Bài) đang bày bán rất nhiều điện thoại nhái mác các thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá “bèo” như: Vertu Signature 25.500.000đ/chiếc, trong khi giá thực tế của chiếc điện thoại này khoảng 400 triệu đồng); Mobiado 8 triệu...
Giải thích thắc mắc của khách hàng, nhân viên bán hàng cho biết đây là hàng Hồng Kông nên mới có giá như vậy.
Theo quy định thì hàng hoá được coi là có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hàng hoá trùng với hàng hoá tương tự, nhãn hiệu tương tự các nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá trùng hoặc tương tự đều bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Điều này được quy định rõ tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ hàng hoá, là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là hàng hoá (bao bì) có gắn nhãn hiệu, trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được dùng cho chính chủ sở hữu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ bị coi là trái phép.
Theo đó, việc kinh doanh điện thoại nhái nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng tại sân bay Nội Bài là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo H.V.M - Đ.T
Lao Động