Hàng nghìn người ở các khu vực xung yếu của Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình được yêu cầu sơ tán. Trong khi đó, bão Jebi đang tăng tốc và vượt qua đảo Hải Nam, tiến vào vịnh Bắc Bộ với sức gió 90 km mỗi giờ.
Trước diễn biến của bão Jebi, huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng)
đã tổ chức vận động người dân ở khu vực xung yếu đến nơi tránh trú. Dự
kiến số người phải sơ tán là hơn 3.000, trong đó di dân tại chỗ hơn
2.000, di dân ngoại vùng 1.000 người vào trung tâm thành phố Hải Phòng
và ra các xã đảo Cát Bà.
Trong sáng 2/8, đã có 600 người dân của thị trấn Cát Hải và xã Hoàng Châu được dời vào Hải Phòng. Cùng với di dân trên bờ, khoảng 250 người sinh sống trên các tàu thuyền và bè nuôi trồng thủy sản cũng được đưa đến nơi an toàn. Công tác di dời tại 2 đảo Cát Bà và Cát Hải sẽ hoàn thành trước 18h ngày 2/8.
Cũng trong sáng 2/8, hơn 1.000 tàu thuyền trong và ngoài huyện Cát Hải đã neo đậu tại các bến, 2 bè dịch vụ thủy sản di chuyển về nơi tránh trú an toàn. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện đang di dời 24 bè dịch vụ nuôi trồng thủy sản tại vịnh Cát Bà còn lại vào khu vực tránh trú bão.
Nhiều tuyến đê, kè biển từ Bến Gót đến Hoàng Châu trên đảo Cát Hải đã bị sạt lở nghiêm trọng từ cơn bão Bebinca, hiện được Chi cục đê điều phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hải Phòng và huyện Cát Hải gia cố. Huyện huy động hơn 100 xe và tàu thuyền các loại để chuyên chở người và phương tiện phục vụ công tác ứng phó bão.
Theo Báo Quảng Ninh, đến 13h30, huyện đảo Vân Đồn đã
chuyển giao 500 bao dứa đến các xã để gia cố thêm cho tuyến đê, kè xung
yếu. Toàn huyện đã có 1.620 trên tổng số 1.676 tàu thuyền về bến neo đậu
an toàn; số còn lại đang trên đường về nơi neo đậu gần nhất. 1.000
người già và trẻ em sống trên nhà bè được di chuyển lên bờ. Riêng tại xã
Quan Lạn, huyện đã cấp 1.000 bao cát, rọ sắt để gia cố điểm xung yếu
tại đê biển; di chuyển 9 hộ dân sinh sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở
cao gần đê Tân Phong (thôn Tân Phong).
Tại thị xã Quảng Yên, các khu vực xung yếu đã được kiểm tra như đê Hà Nam, điểm neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tân An, các đầm nuôi trồng thủy sản. Thị xã đã thông báo cho trên 4.000 trong tổng số 4.385 phương tiện đánh bắt thủy sản về nơi trú ẩn an toàn; thông báo và kêu gọi các hộ dân tại đầm nuôi trồng thủy sản lên bờ.
Tại khu vực xung yếu đoạn K2+850 đê Nam Hoà có sự cố rò rỉ do ảnh hưởng của cơn bão Bebinca đang được khẩn trương khắc phục, gia cố, đảm bảo thi công xong trước 8h sáng 3/8. Hồ thuỷ lợi Yên Lập cũng đã được xả nước đề phòng mưa lớn trong bão ảnh hưởng tới đập.
Đến 15h ngày 2/8, toàn bộ tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long đã vào các điểm tránh trú bão an toàn.
Trong sáng 2/8, đã có 600 người dân của thị trấn Cát Hải và xã Hoàng Châu được dời vào Hải Phòng. Cùng với di dân trên bờ, khoảng 250 người sinh sống trên các tàu thuyền và bè nuôi trồng thủy sản cũng được đưa đến nơi an toàn. Công tác di dời tại 2 đảo Cát Bà và Cát Hải sẽ hoàn thành trước 18h ngày 2/8.
Cũng trong sáng 2/8, hơn 1.000 tàu thuyền trong và ngoài huyện Cát Hải đã neo đậu tại các bến, 2 bè dịch vụ thủy sản di chuyển về nơi tránh trú an toàn. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện đang di dời 24 bè dịch vụ nuôi trồng thủy sản tại vịnh Cát Bà còn lại vào khu vực tránh trú bão.
Nhiều tuyến đê, kè biển từ Bến Gót đến Hoàng Châu trên đảo Cát Hải đã bị sạt lở nghiêm trọng từ cơn bão Bebinca, hiện được Chi cục đê điều phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hải Phòng và huyện Cát Hải gia cố. Huyện huy động hơn 100 xe và tàu thuyền các loại để chuyên chở người và phương tiện phục vụ công tác ứng phó bão.
Bộ đội biên phòng giúp người già ở đảo Cát Hải di chuyển đến nơi an toàn. Ảnh: H.H. |
Tại thị xã Quảng Yên, các khu vực xung yếu đã được kiểm tra như đê Hà Nam, điểm neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tân An, các đầm nuôi trồng thủy sản. Thị xã đã thông báo cho trên 4.000 trong tổng số 4.385 phương tiện đánh bắt thủy sản về nơi trú ẩn an toàn; thông báo và kêu gọi các hộ dân tại đầm nuôi trồng thủy sản lên bờ.
Tại khu vực xung yếu đoạn K2+850 đê Nam Hoà có sự cố rò rỉ do ảnh hưởng của cơn bão Bebinca đang được khẩn trương khắc phục, gia cố, đảm bảo thi công xong trước 8h sáng 3/8. Hồ thuỷ lợi Yên Lập cũng đã được xả nước đề phòng mưa lớn trong bão ảnh hưởng tới đập.
Đến 15h ngày 2/8, toàn bộ tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long đã vào các điểm tránh trú bão an toàn.
Tại Thái Bình, gần 1.700 người ở hai huyện Tiền Hải,
Thái Thụy cũng được lên phương án sơ tán và công việc này phải hoàn tất
trước 19h ngày 2/8. Các tàu thuyền cũng đang gấp rút vào tránh trú ở cửa
sông, một số đi đánh bắt trong ngày sẽ vào bờ trong tối 2/8.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cho hay, toàn bộ tuyến đê xung yếu
của tỉnh đã được gia cố, cứng hóa trước tháng 7, sẵn sàng ứng phó với
bão. Việc tiêu thoát nước ở địa phương “nhạy cảm” với úng ngập này cũng
được thực hiện triệt để. Hiện các cánh đồng đã tiêu hết nước.
Trên bờ, những ngôi nhà yếu được chằng chống. Tỉnh đã huy động các lực lượng công an, bộ đội ứng trực đón bão.
Hình ảnh bão Jebi đổ bộ vào đảo Hải Nam lúc 15h ngày 2/8. Ảnh: HKO. |
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, chiều 2/8, bão
Jebi đã áp sát đảo Hải Nam (Trung Quốc) với sức gió mạnh cấp 11 (tối đa
117 km một giờ). So với sáng nay, bão đã mạnh thêm một cấp. Chiều và đêm
nay, bão vượt qua phía bắc đảo Hải Nam, đi vào vịnh Bắc Bộ.
Do tốc độ di chuyển của bão tăng lên 25 km mỗi giờ nên vào khoảng 1h
sáng 3/8, bão đã tiến vào vịnh Bắc Bộ và chỉ còn cách bờ biển Quảng Ninh
– Nam Định chừng 240 km, sức gió giảm một cấp.
Cơn bão sau đó có khả năng đổi hướng, chếch nhiều hơn sang phía tây.
Trưa 3/8, tâm bão áp sát ven biển các tỉnh Đông Bắc Bộ với sức gió cấp 9
(gần 90 km một giờ). Sau khi đổ bộ vào ven biển Đông Bắc Bộ, bão đi sâu
vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi vùng áp thấp.
Cơn bão đang di chuyển nhanh về qua đảo Hải Nam, tiến vào vịnh Bắc Bộ. Ảnh: NRLMRY. |
Từ tối 2/8, vịnh Bắc Bộ (gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân
Đồn, Cát Hải) có gió mạnh dần từ cấp 6 đến cấp 10. Sáng sớm 3/8, ven
biển Đông Bắc Bộ bắt đầu có gió mạnh cấp 7 trở lên.
Mưa lớn cũng bắt đầu xuất hiện ở Bắc Bộ và Thanh Hóa từ sáng mai. Lượng
mưa ở các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình dao động 200-300 mm; Hà
Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam 150-200 mm, có nơi lớn hơn.
Cơ quan khí tượng tiếp tục cảnh báo lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi và
nước biển dâng cao 3-5 mét ở ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam
Định.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển
từ Bình Thuận đến Cà Mau và nam biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo
Trường Sa) có gió mạnh cấp 6 kèm mưa rào và dông mạnh.
Quốc Biên - Nguyễn Hưng