Các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, gas lần lượt “rủ nhau” tăng giá đang chất thêm gánh nặng lên vai người dân.
Trong thông báo tăng giá điện từ ngày 1-8, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) có ý trấn an rằng việc tăng 5% giá điện bình
quân lần này không ảnh hưởng gì tới các hộ nghèo và người thu nhập thấp
sử dụng điện sinh hoạt đến 50 KWh/tháng bởi giá điện vẫn ở mức 933 đồng
mỗi KWh.
Việc tăng giá cũng không tác động nhiều tới các hộ gia đình sử dụng ít điện khi các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 KWh/tháng chỉ tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 KWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 KWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 KWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng... Tóm lại, theo lời lẽ này, người dân cứ an tâm, tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng tới đời sống.
Đó là chưa kể tới hiệu ứng tăng giá tâm lý từ việc tăng giá mặt hàng năng lượng thiết yếu như điện. Trong quá khứ, người tiêu dùng từng lâm vào cảnh lao đao bởi những cú “đánh úp” tăng giá bất ngờ của giá xăng.
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 mới đây, các thành viên Chính phủ cho rằng nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong đó nổi lên là lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao trở lại trong những tháng cuối năm. Việc tăng giá điện chắc sẽ “góp một tay” đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thêm. Lạm phát tăng, nhiều hay ít, đều tác động tới người dân, trước hết và nặng nhất là với người thu nhập thấp, người nghèo.
Việc tăng giá cũng không tác động nhiều tới các hộ gia đình sử dụng ít điện khi các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 KWh/tháng chỉ tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 KWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 KWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 KWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng... Tóm lại, theo lời lẽ này, người dân cứ an tâm, tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng tới đời sống.
Song thực tế nào đơn giản như vậy! Đúng là người dân không phải móc
thêm nhiều tiền túi để trả cho giá điện tăng nhưng chắc chắn họ sẽ phải
đội chi để trang trải những nhu cầu thiết yếu của đời sống.
Tăng giá điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh
Điện cũng như xăng dầu là 2 mặt hàng năng lượng thiết yếu sống còn
với không chỉ đời sống mà cả sản xuất, kinh doanh. Bởi thế, tăng giá
điện sẽ có những tác động lan tỏa nhất định tới cả nền kinh tế. Ngay
trong thông tư về việc tăng giá điện từ 1-8 của Bộ Công Thương cũng cho
thấy giá điện sản xuất sẽ tăng ở mức khá cao, với mức cao nhất có thể
lên tới hơn 2.500 đồng mỗi KWh vào giờ cao điểm. Điều này ngoài việc làm
khó khăn thêm cho doanh nghiệp cũng sẽ gián tiếp tác động không nhỏ tới
người tiêu dùng. Nhiều hay ít thì doanh nghiệp và người kinh doanh cũng
sẽ phải tăng giá sản phẩm, dịch vụ. Vì thế, giá điện sản xuất tăng chắc
chắn sẽ đẩy giá thành hàng hóa và dịch vụ đua theo. Người nghèo, người
thu nhập thấp dù không phải trả thêm tiền điện nhưng sẽ phải bù thêm
tiền cho các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hằng ngày.Đó là chưa kể tới hiệu ứng tăng giá tâm lý từ việc tăng giá mặt hàng năng lượng thiết yếu như điện. Trong quá khứ, người tiêu dùng từng lâm vào cảnh lao đao bởi những cú “đánh úp” tăng giá bất ngờ của giá xăng.
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 mới đây, các thành viên Chính phủ cho rằng nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong đó nổi lên là lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao trở lại trong những tháng cuối năm. Việc tăng giá điện chắc sẽ “góp một tay” đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thêm. Lạm phát tăng, nhiều hay ít, đều tác động tới người dân, trước hết và nặng nhất là với người thu nhập thấp, người nghèo.
PHẠM DƯƠNG