Các nhà vận động bị trả đũa vì phê phán quan hệ đối ngoại của chính quyền với Trung Quốc
New York, ngày 15 tháng Năm năm 2013 - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho hai nhà hoạt động bị bắt vào tháng Mười năm 2012 vì “tuyên truyền chống nhà nước.” Phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên vàĐinh Nguyên Kha được dự định sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 16 tháng Năm năm 2013 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.
Theo báo chí nhà nước, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt vì phát tán tờ rơi có“nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách Tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa-Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc.” Báo chí nhà nước cũng tố cáo họ “kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
“Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”
Các tờ rơi này, do một nhóm gọi là Tuổi trẻ Yêu nước ký, có nội dung lên án Đảng Cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam bằng cách lấn chiếm biển đảo, thuê đất rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhóm này kêu gọi người dân “xuống đường” phản đối Đảng Cộng sản làm “tay sai” cho Trung Quốc.
Tuổi trẻ Yêu nước là một nhóm vận động ở hải ngoại. Vào tháng Mười năm 2012, một tòa án Việt Nam đã xử hai nhạc sĩ, Trần Vũ Anh Bình (có bút danh là Hoàng Nhật Thông) và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang), lần lượt là sáu và bốn năm tù vì đã viết các bài hát chỉ trích chính quyền và có liên hệ với Tuổi trẻ Yêu nước.
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Phương Uyên bị công an bắt ngày 14 tháng Mười năm 2012 ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh và đưa về đồn công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, mà gia đình không được thông báo. Gia đình và bạn bè Phương Uyên phải tìm kiếm cô rất rốt ráo, vừa hỏi việc mất tích với đồn công an Tây Thạnh, vừa loan báo với công chúng qua các kênh thông tin không phải của nhà nước, trong đó có đài BBC và Á Châu Tự do. Mãi tới tám ngày sau đó, một công an phường Tây Thạnh mới nói với mẹ Phương Uyên là cô bị di lý về công an tỉnh Long An. Vào ngày 23 tháng Mười, công an tỉnh Long An ghi nhận Phương Uyên đã bị khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Theo cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên chính thức bị bắt ngày 19 tháng Mười, tức là có 5 ngày bị bắt không được chính quyền tính đến.
Mẹ của Nguyễn Phương Uyên tố cáo rằng, trong lần thăm nuôi ngày 26 tháng Tư năm 2013, bà nhìn thấy nhiều vết bầm tím trên cổ, ngực và tay của con gái. Bà nói Phương Uyên kể với mình rằng cô bị đánh và đạp mạnh vào bụng trong khi giam giữ. Chỉ đến khi cô bị ngất xỉu thì quản giáo mới vào can thiệp và đưa cô đi khám.
Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, ở thành phố Tân An, tỉnh Long An. Theo công an, nghề nghiệp của anh là sửa chữa máy vi tính. Gia đình nói anh là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Báo chí nhà nước dẫn lời công an nói rằng vào ngày mồng 10 tháng Mười năm 2012, với sự trợ giúp của Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đã thả 2000 tờ rơi chống chính quyền tại cầu vượt An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Công an cũng phát ngôn rằng trước đó Đinh Nguyên Kha đã thử nghiệm chế tạo chất nổ. Anh bị bắt vào ngày 11 tháng Mười năm 2012. Theo một bản sao của tờ cáo trạng, vào ngày 29 tháng Chín năm 2012, Tòa án Nhân dân thành phố Tân An đã xử và kết án Đinh Nguyên Kha hai năm tù về tội “cố ý gây thương tích.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định, nếu đã bị kết án vào cuối tháng Chín, không rõ tại sao Đinh Nguyên Kha vẫn còn tại ngoại để thả tờ rơi vào ngày mồng 10 tháng Mười. Đinh Nguyên Kha cũng bị cáo buộc tội danh “khủng bố” theo điều 84 Bộ Luật Hình sự trong một vụ án khác. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không có thông tin gì về cáo buộc khủng bố hay liên quan tới chất nổ, nhưng phản đối việc truy tố về hành vi phát tán tờ rơi, là một hành động ngôn luận ôn hòa.
“Các luật sư và bác sĩ phải được tiếp xúc riêng và không hạn chế với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha để tư vấn pháp lý và kiểm tra các thông tin tố cáo về việc ngược đãi họ,” ông Adams phát biểu. “Việt Nam cần chấm dứt việc sử dụng các tòa án bị chính trị chi phối để kết án những người chỉ trích chính quyền.”
*
Để xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
Muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406; hay email:robertp@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736; hay email: siftonj@hrw.org
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hay email:adamsb@hrw.org
danlambaovn.blogspot.com
*
VOA - HRW: Việt Nam nên chấm dứt các phiên xử những người chỉ trích nhà nước
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt các phiên tòa bị điều khiển chính trị kết tội những người chỉ trích nhà nước và phóng thích hai nhà hoạt động trẻ sắp ra tòa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.
Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Human Rights Watch nói đưa ra tòa những người phát truyền đơn chỉ trích nhà nước là hành động đáng mỉa mai cho thấy sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh việc chỉ trích nhà nước chỉ trở thành tội trong một chế độ độc tài.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Trước khi phiên xử diễn ra, luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện pháp lý của Nguyễn Phương Uyên, đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng yêu cầu xem xét lại một số điểm trong cáo trạng mà ông cho là “không thể chấp nhận được”.
Luật sư Lương cho biết:
“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Luật sư Lương cho rằng:
“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:
“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối 15/5, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Phương Uyên, cho biết gia đình bà không hề nhận được giấy thông báo về phiên xử diễn ra vào sáng 16/5. Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định:
“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.”
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:
“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.”
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.
Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
*
VOA - HRW: Việt Nam nên chấm dứt các phiên xử những người chỉ trích nhà nước
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt các phiên tòa bị điều khiển chính trị kết tội những người chỉ trích nhà nước và phóng thích hai nhà hoạt động trẻ sắp ra tòa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.
Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Human Rights Watch nói đưa ra tòa những người phát truyền đơn chỉ trích nhà nước là hành động đáng mỉa mai cho thấy sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh việc chỉ trích nhà nước chỉ trở thành tội trong một chế độ độc tài.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Trước khi phiên xử diễn ra, luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện pháp lý của Nguyễn Phương Uyên, đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng yêu cầu xem xét lại một số điểm trong cáo trạng mà ông cho là “không thể chấp nhận được”.
Luật sư Lương cho biết:
“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Luật sư Lương cho rằng:
“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:
“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối 15/5, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Phương Uyên, cho biết gia đình bà không hề nhận được giấy thông báo về phiên xử diễn ra vào sáng 16/5. Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định:
“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.”
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:
“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.”
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.
Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.