THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 May 2013

Bầu Bộ Chính trị ‘còn thiếu một ghế’



nguyenphutrong-uyvien


Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng than phiền việc bầu bổ sung vào Bộ Chính trị vừa qua đã diễn ra không như mong đợi của Ban chấp hành Trung ương.
Tại Hội nghị trung ương 7 vừa kết thúc hôm 11/5, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.
Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.
Một số blogger và các nhà bình luận xem đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người được mà họ mô tả là đã vận động mạnh mẽ cho các ông Thanh và Huệ tại Hội nghị Trung ương vừa qua.

‘Không hài lòng’

Bản thân ông Trọng cũng thể hiện thái độ không hài lòng.
Trong phát biểu khi thăm cử tri tại Hà Nội ngay sau Hội nghị 7, ông Trọng cho biết là Trung ương Đảng ‘không hài lòng’ về số lượng các ủy viên Bộ Chính trị vừa được bầu.
“Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung ba thì được hai, định bổ sung thêm hai ủy viên Ban Bí thư thì được một,” Tổng Bí thư Trọng được trang mạng VnEconomy dẫn lời nói tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình, Hà Nội, vào chiều thứ Hai ngày 13/5.
“Bây giờ giữa nhiệm kỳ rồi… Trong khi đầu nhiệm kỳ đã quyết định số lượng là từ 15 – 17 ủy viên Bộ Chính trị… Chả nhẽ cứ để mãi thế này, thì đến một lúc nào đó, cái anh ngấp nghé tuổi lại quá tuổi mất rồi, lại lỡ, hoặc là khi bổ sung vào cái lại chuẩn bị vào ngay Đại hội rồi.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Theo thông lệ thì số lượng thành viên Bộ Chính trị phải là số lẻ để tránh thế bế tắc khi kết quả bỏ phiếu cân bằng. Sau khi bầu thêm thì con số ủy viên Bộ Chính trị vẫn là số chẵn.
“So với yêu cầu về số lượng thì chưa đạt. Cái đó Trung ương cũng không hài lòng,” ông nói thêm.
Ông Trọng giải thích với cử tri Ba Đình rằng có kết quả bầu như vậy là do ‘phân tán phiếu’ do danh sách phải có nhiều ứng viên.
Trong lời phân trần thể hiện rõ sự thất vọng do VnEconomy dẫn lại, ông Trọng nói: “Bây giờ giữa nhiệm kỳ rồi… Trong khi đầu nhiệm kỳ đã quyết định số lượng là từ 15 – 17 ủy viên Bộ Chính trị… Chả nhẽ cứ để mãi thế này, thì đến một lúc nào đó, cái anh ngấp nghé tuổi lại quá tuổi mất rồi, lại lỡ, hoặc là khi bổ sung vào cái lại chuẩn bị vào ngay Đại hội rồi.”
Bình luận với BBC về phát biểu của ông Trọng từ Hà Nội hôm thứ Ba, nhà thơ, blogger Nguyễn Trọng Tạo cho rằng không chỉ Trung ương mà cả Bộ chính trị cũng không hài lòng về kết quả bầu:
“Cái Trung ương mà ông Trọng nói, có thể là chính cái Hội nghị Trung ương của 175 người ấy, có thể họ bỏ phiếu xong rồi, chưa chắc họ đã hài lòng, vẫn căn cứ vào số phiếu.
Tổng Bí thư đã đi sai mấy nước cờ?
Ý kiến trong nước nói về các nước cờ ‘đi sai’ của ông Nguyễn Phú Trọng và cộng sự và bình luận về khả năng các ông Trọng, Thanh và Huệ có thể làm gì tiếp.
Nghemp3
“Còn nếu hiểu ở phía khác thì đấy là Bộ Chính trị, vì chính Bộ Chính trị giới thiệu đến 3 người mà hai người lại bị loại ra theo bỏ phiếu, thì cái đấy có thể nói là sự không hài lòng của Ban Chấp hành Trung ương, có thể của Bộ Chính trị, cũng không hài lòng.”
Ông Tạo cũng cho rằng có thể chính sai lầm ‘ngay từ đầu’ của ông Tổng Bí thứ đã dẫn tới sự thất thế của các ứng viên mà ông và những cộng sự có thể đã muốn bổ sung vào các ghế quyền lực kỳ này.
“Tôi nghĩ riêng việc tái lập hai cái ban ấy là Ban Chống tham nhũng (Ban Nội Chính) và Ban Kinh tế của Đảng, trước đây đã có và đã giải tán rồi. Việc tái lập lại theo tôi nhiều ý kiến cũng không thuận theo xu hướng người ta muốn chống tham nhũng.
“Nhưng rõ ràng để lập lại hai ban đã giải thế, thì cũng không phải là một cái gì được ủng hộ hoàn toàn. Tôi nghĩ đấy là nước cờ đầu tiên là nước cờ có nên lập lại hai cái ban ấy không, mặc dù là với nhiệm vụ như Hôi nghị Trung ương 4 hay Trung ương 6 đã đề ra mà họ thấy cần thiết.
“Nhưng tôi nghĩ là lập lại một cái đã giải thể không phải là đồng thuận lắm, không được ủng hộ một cách rộng rãi, rõ ràng trước đây, những người đã đề nghị giải thể hai ban này đã có lý do của nó.
“Chính nước cờ đó phải đặt hai ông đó vào Bộ Chính trị, thế thì tôi nghĩ sự đồng thuận không được cao là do vậy thôi.”
‘Người tốt bị loại’

“Có khi người tốt bị loại, anh cơ hội lại có phiếu cao. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, điều đó cần hết sức quan tâm để làm sao thực hiện lấy phiếu cho chính xác.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trên lý thuyết, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn cơ hội vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần tới vào năm 2016. Khi đó ông Thanh chỉ mới 63 tuổi.
Trong khi đó ông Vương Đình Huệ lúc đó sẽ 59 tuổi, dư thừa tuổi vào Bộ Chính trị và nếu vào được có thể trụ lại tới hai nhiệm kỳ.
Theo ông Trọng thì bầu Bộ Chính trị là ‘thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương’ và bản thân Bộ Chính trị chỉ là ‘chuẩn bị để Trung ương quyết thôi’.
Phát biểu này của ông Trọng gián tiếp cho thấy đã có sự khác biệt ý kiến giữa Trung ương Đảng và Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu này.
Mặt khác, mặc dù người đứng đầu Đảng biện hộ quyền quyết định nằm trong tay Trung ương Đảng nhưng từ trước cho đến nay Ban Chấp hành Trung ương có truyền thống gần như chỉ biểu quyết thông qua các quyết định đã được Bộ Chính trị gật đầu.

16 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI

Xếp theo thứ tự tuổi cao – thấp
  • Nguyễn Phú Trọng, 69 tuổi, quê Hà Nội
  • Nguyễn Sinh Hùng, 67 tuổi, quê Nghệ An
  • Ngô Văn Dụ, 66 tuổi, quê Vĩnh Phúc
  • Tô Huy Rứa, 66 tuổi, quê Thanh Hóa
  • Nguyễn Tấn Dũng, 64 tuổi, quê Cà Mau
  • Trương Tấn Sang, 64 tuổi, quê Long An
  • Lê Hồng Anh, 64 tuổi, quê Kiên Giang
  • Phùng Quang Thanh, 64 tuổi, quê Hà Nội
  • Phạm Quang Nghị, 64 tuổi, quê Thanh Hóa
  • Lê Thanh Hải, 63 tuổi, quê Tiền Giang
  • Đinh Thế Huynh, 60 tuổi, quê Nam Định
  • Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, quê Trà Vinh
  • Tòng Thị Phóng, 59 tuổi, quê Sơn La
  • Nguyễn Thị Kim Ngân, 59 tuổi, quê Bến Tre
  • Nguyễn Xuân Phúc, 59 tuổi, quê Quảng Nam
  • Trần Đại Quang, 57 tuổi, quê Ninh Bình
Tuy nhiên, chỉ trong hai lần hội nghị liên tiếp gần đây, Ban Chấp hành Trung ương đã liên tục hành động ngược lại ý kiến của Bộ Chính trị và Tổng bí thư.
Tại Hội nghị Trung ương 6 hồi tháng 10 năm ngoái, Ban Chấp hành Trung ương đã không nghe theo đề xuất của Bộ Chính trị kỷ luật ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ mà họ giấu tên.
Ông Trọng cũng được VnEconomy dẫn lời nói rằng quan trọng là lựa chọn nhân sự ‘có công tâm không, có khách quan không’. Không rõ ông có ẩn ý gì về cuộc bỏ phiếu vừa qua hay không.
Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri này, ông Trọng cũng được tường thuật là bày tỏ nỗi lo ngại không biết liệu việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo mà Quốc hội sắp triển khai có chính xác không.
“Chúng tôi thực sự cũng lo, làm sao để đảm bảo chính xác nhưng bây giờ Quốc hội quyết rồi thì phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm,” ông Trọng được VnExpress dẫn lời nói.
Cũng theo ông Trọng nói trên VnExpress thì để bỏ phiếu tín nhiệm chính xác thì các đại biểu Quốc hội phải có ‘sự công tâm, khách quan’ và ‘đủ thông tin và phải là thông tin chính xác’.
“Có khi người tốt bị loại, anh cơ hội lại có phiếu cao. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, điều đó cần hết sức quan tâm để làm sao thực hiện lấy phiếu cho chính xác,” VnEconomy dẫn lời Tổng Bí thư.
Theo BBC