14/12/2012 07:42:34
- Thiếu nữ mang gương mặt bà già, 50 tuổi chỉ như đứa trẻ, người đàn bà mang "thân hình quỷ"… những căn bệnh kỳ quái ở Việt Nam mà y học còn nhiều tranh cãi.
Cậu bé mọc lông "người rừng"
Cháu Hoàng luôn tự ti với cơ thể "khác người" của mình |
Chị Võ Thị Nghiệm cho biết, con của chị, cháu Nguyễn Văn Hoàng (SN 1999), thôn Hoàn Đông, xã Hưng Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình từ lúc sinh ra đã có lông mọc đen kín người. Càng lớn, lông càng rậm rịt khắp người, chỉ trừ từ đầu gối xuống chân và hai cánh tay lông không mọc. Khổ nhất vào mùa hè nóng nực càng làm cho Hoàng thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí còn hú lên vào ban đêm.
Trường hợp lạ này đã phát hiện từ lâu nhưng đến nay Hoàng vẫn chưa được chữa trị. Người dân xung quanh thường trêu đùa em là "người rừng", có người ác mồm gọi là "người sói". Hoàng hiện đã học lớp 7 ở địa phương nhưng hay bị bạn bè trong trường trêu chọc khiến Hoàng rất nản học, hay khóc, phải lủi thủi một mình.
Theo tìm hiểu, có ý kiến cho rằng bệnh này có tên khoa học hypertrichosis, trên thế giới hiện không quá 60 người mắc. Có một phương pháp chữa rất đắt tiền được áp dụng là chữa trị bằng tia laze , song cách này làm người bệnh đau đớn và gia đình cháu Hoàng lại quá nghèo nên không đủ tiền chữa trị.
Trường hợp lạ này đã phát hiện từ lâu nhưng đến nay Hoàng vẫn chưa được chữa trị. Người dân xung quanh thường trêu đùa em là "người rừng", có người ác mồm gọi là "người sói". Hoàng hiện đã học lớp 7 ở địa phương nhưng hay bị bạn bè trong trường trêu chọc khiến Hoàng rất nản học, hay khóc, phải lủi thủi một mình.
Theo tìm hiểu, có ý kiến cho rằng bệnh này có tên khoa học hypertrichosis, trên thế giới hiện không quá 60 người mắc. Có một phương pháp chữa rất đắt tiền được áp dụng là chữa trị bằng tia laze , song cách này làm người bệnh đau đớn và gia đình cháu Hoàng lại quá nghèo nên không đủ tiền chữa trị.
Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân
Bàn chân, tay của người bị viêm da dày sừng |
Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân là căn bệnh lạ chưa từng xuất hiện trên thế giới. Bệnh viêm da bàn tay, bàn chân lần đầu tiên xuất tại xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ vào ngày 19/4/2011. Sau đó lây lan sang các xã Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Xa, Ba Vinh (H.Ba Tơ) và xã Thanh An (H.Minh Long).
Sau khi xuất hiện, căn bệnh lan rộng gây ra hàng chục cái chết, cho người dân ở khu vực này, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Ba Điền.
Những bệnh nhân nhập viện vì mắc phải bệnh này đều bị tổn thương rất nghiêm trọng trong cơ thể, đặc biệt là nội tạng như suy gan, tổn thương cơ tim, tổn thương da… Lòng bàn tay, bàn chân da nổi lên lớp dày giống vết bỏng. Các vết loét không chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân mà đã lây lan sang miệng, lưng, bụng.
Lớp dày sừng da lòng bàn tay, chân tạo thành một bờ rõ nổi cao, thâm tím hoặc nổi sẩn đỏ 2 bên má, trán và các hội chứng dạ dày, tắc mật, hủy hoại tế bào gan. Cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da và rụng tóc.
Sau một thời gian dài ngành y truy tìm nguyên nhân của và nhiều nạn nhân tử vong đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa rõ ràng. Căn bệnh vẫn đang là nỗi sợ hãi của người dân Quảng Ngãi và câu hỏi với ngành Y
Sau khi xuất hiện, căn bệnh lan rộng gây ra hàng chục cái chết, cho người dân ở khu vực này, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Ba Điền.
Những bệnh nhân nhập viện vì mắc phải bệnh này đều bị tổn thương rất nghiêm trọng trong cơ thể, đặc biệt là nội tạng như suy gan, tổn thương cơ tim, tổn thương da… Lòng bàn tay, bàn chân da nổi lên lớp dày giống vết bỏng. Các vết loét không chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân mà đã lây lan sang miệng, lưng, bụng.
Lớp dày sừng da lòng bàn tay, chân tạo thành một bờ rõ nổi cao, thâm tím hoặc nổi sẩn đỏ 2 bên má, trán và các hội chứng dạ dày, tắc mật, hủy hoại tế bào gan. Cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da và rụng tóc.
Sau một thời gian dài ngành y truy tìm nguyên nhân của và nhiều nạn nhân tử vong đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa rõ ràng. Căn bệnh vẫn đang là nỗi sợ hãi của người dân Quảng Ngãi và câu hỏi với ngành Y
Cô gái có gương mặt bà già
Chị Phượng trước và sau khi bị lão hóa. Mặc dù vậy, chị vẫn nhận được sự yêu thương của chồng |
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Phượng ở tỉnh Bến Tre. Sau 4 năm mắc bệnh, chị Phượng đã không thể nhận ra chính mình bởi da mặt chảy xệ, nhăn nheo như bà lão 80 mặc dù đang ở tuổi 26.
Chị lấy chồng năm 2006 khi đang là một thiếu nữ dễ thương, xinh xắn thế nhưng một năm sau da mặt chị tự dưng bị nổi sần, ngứa như dị ứng. Những nốt đỏ, ngứa này xuất hiện nhiều khi ăn hải sản. Chị Phượng tự đi chữa, uống thuốc được một thời gian thì bớt rồi tái phát nhiều lần. Sau đó mới chuyển qua uống thuốc đông y thì trên mặt và một số vị trí trong cơ thể bị sưng phù lên, căng tròn và sau đó xuất hiện các đường nứt ở tay, chân, nách, bẹn. Sau một thời gian da của chị Phượng mới từ từ nhão ra và mặt bị già đi. Nhà nghèo không có tiền đi khám và mua thuốc nên chị đành phó mặc cho số phận.
Cũng may dù "không nhận ra mình" nhưng chị vẫn được người bạn đời yêu thương, che chở. Giữa năm 2010, hai vợ chồng chị chuyển về Bù Đốp, Bình Phước lập nghiệp. Chồng làm thuê, vợ bóc vỏ hạt điều kiếm sống qua ngày. Sẽ vẫn là một người sống mặc cảm, suốt ngày ở trong nhà không ai biết đến nếu như không có lần chị Phượng đi khám dạ dày và được một bác sĩ phát hiện ra bệnh tình éo le.
Hiện nay, các bác sĩ BV ĐH Y Dược TP HCM nghi chị bị chứng tế bào vón. Theo các bác sĩ, nếu đúng bệnh nhân bị tế bào vón thì việc điều trị không quá khó khăn. Riêng phần da bị nhão trên gương mặt và một số chỗ trên cơ thể sẽ được chữa sau. Khả năng phục hồi lên tới 50 - 70% gương mặt lão hóa. Chị Phượng cũng là một trong số ít những trường hợp khác trên thế giới "trẻ nhưng có gương mặt như người già".
Gương mặt trẻ thơ ở tuổi 50
50 tuổi nhưng ông Dân chỉ dám chơi với trẻ con trong xóm |
Ngược lại với trường hợp của chị Phượng, ông Đỗ Quí Dân ngụ ấp Phú Đa, xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre đã 50 tuổi nhưng lại có gương mặt non nớt như trẻ con. Khi chào đời ông Dân được 2,5kg, phát triển bình thường nhưng về sau, ông ăn bao nhiêu cũng chỉ cao được 90cm, gương mặt thì vẫn mãi "ngây thơ" và không làm được việc nặng. Trong khi đó, các anh em của ông đều có vóc dáng và sức khỏe bình thường.
Lúc đầu gia đình và các bác sĩ tưởng ông Dân bị nhiễm chất độc da cam, bị lùn hay bị down nhưng không phải. Cũng không nơi y tế nào có thể cho ông biết mắc bệnh gì. Nhà nghèo nên Ông Dân vẫn sống với gương mặt "lạ" của mình 50 năm nay. Theo chia sẻ, ông Dân rất nhút nhát, mặc cảm, thấy người lạ thì tránh xa. Quanh năm ông chỉ chơi đùa với trẻ em cùng xóm.
"Ma ngứa" ám trẻ em Mường Chiềng, Hòa Bình
Lúc đầu gia đình và các bác sĩ tưởng ông Dân bị nhiễm chất độc da cam, bị lùn hay bị down nhưng không phải. Cũng không nơi y tế nào có thể cho ông biết mắc bệnh gì. Nhà nghèo nên Ông Dân vẫn sống với gương mặt "lạ" của mình 50 năm nay. Theo chia sẻ, ông Dân rất nhút nhát, mặc cảm, thấy người lạ thì tránh xa. Quanh năm ông chỉ chơi đùa với trẻ em cùng xóm.
"Ma ngứa" ám trẻ em Mường Chiềng, Hòa Bình
Ma ngứa mang nỗi thống khổ cho trẻ em nơi đây |
Triệu chứng của bệnh "ma ngứa" này là ngay từ nhỏ người bệnh bị nổi mẩn như thủy đậu. Sau này sẽ dày hơn, thâm và da bong từng mảng. Khi bị nặng thì da bị bóc lan rộng và sâu vào thịt nhưng chỉ bị từ thắt lưng trở lên, nặng nhất là ở mặt và lưng.
Người đầu tiên được phát hiện mắc bệnh này là Xa Văn Hải ở xóm Chum Nưa. Hải mất năm 8 tuổi sau ngần ấy năm chống chọi với bệnh. 2 người em của Hải là Xa Văn Thành, Xa Văn Hiệp cũng đang mắc căn bệnh quái ác này. Mặt, cổ, lưng của Hiệp bị bong lở, môi phồng rộp, mắt mờ đục. Hiệp cũng được chữa trị nhiều nơi nhưng không có tác dụng gì.
Hiện xã Mường Chiềng có 8 người mắc căn bệnh quái ác này và tất cả đều là nam. Người mắc bệnh lâu nhất đã kéo dài 20 năm. Điều đáng buồn, cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị.
Người đầu tiên được phát hiện mắc bệnh này là Xa Văn Hải ở xóm Chum Nưa. Hải mất năm 8 tuổi sau ngần ấy năm chống chọi với bệnh. 2 người em của Hải là Xa Văn Thành, Xa Văn Hiệp cũng đang mắc căn bệnh quái ác này. Mặt, cổ, lưng của Hiệp bị bong lở, môi phồng rộp, mắt mờ đục. Hiệp cũng được chữa trị nhiều nơi nhưng không có tác dụng gì.
Hiện xã Mường Chiềng có 8 người mắc căn bệnh quái ác này và tất cả đều là nam. Người mắc bệnh lâu nhất đã kéo dài 20 năm. Điều đáng buồn, cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị.
Người đàn bà mang "thân hình quỷ"
Một mình bà Đáng sống cô đơn với căn bệnh kỳ lạ đáng sợ |
Đó là trường hợp xót xa, đau lòng của bà Nguyễn Thị Đáng, 60 tuổi ở xóm Đền, thôn Trung (Bình Lục, Hà Nam). Toàn thân bà nổi những khối u và rất nhiều cục to, tròn mọc tràn lan khắp cơ thể, không ai là không cảm thấy thương tâm, cũng có nhiều người cảm thấy rùng mình không dám nhìn.
Hiện nay, bà Đáng sống độc thân, không người thân thích trong căn nhà chưa đầy 10m2 ở cuối xóm. Bị căn bệnh quái ác, bà không dám tiếp xúc với ai, cả ngày lầm lũi quanh 4 bức tường tối tăm. Ít ai biết rằng, bà Đáng sinh ra từng là một đứa trẻ kháu khỉnh, xinh xắn. Thế nhưng đến năm 19 tuổi, cơ thể bà tự nhiên nóng như có kiến bò trong người, cùng với đó, toàn thân nổi những mụn nước ngứa ngáy, nóng rát, đau đớn vô cùng.
Càng ngày những nốt mụn nước xuất hiện càng nhiều và đến giờ thì đã thành những cục cứng ngắc như cục hạch nổi toàn thân bà. Các bác sĩ cho biết bà bị ung thư da - một chứng bệnh hiếm gặp và khó điều trị.
Cuộc sống cô độc của bà cứ thế lẳng lặng trôi qua theo năm tháng bên gian phòng lạnh lẽo. Hai sào ruộng cha mẹ để lại giờ bà cũng không còn sức để làm. Bà cho hàng xóm thầu lại và chỉ đổi lấy vài cân thóc. Thức ăn duy nhất của bà là những mớ rau lượm nhặt trong vườn để sống qua ngày.
Hiện nay, bà Đáng sống độc thân, không người thân thích trong căn nhà chưa đầy 10m2 ở cuối xóm. Bị căn bệnh quái ác, bà không dám tiếp xúc với ai, cả ngày lầm lũi quanh 4 bức tường tối tăm. Ít ai biết rằng, bà Đáng sinh ra từng là một đứa trẻ kháu khỉnh, xinh xắn. Thế nhưng đến năm 19 tuổi, cơ thể bà tự nhiên nóng như có kiến bò trong người, cùng với đó, toàn thân nổi những mụn nước ngứa ngáy, nóng rát, đau đớn vô cùng.
Càng ngày những nốt mụn nước xuất hiện càng nhiều và đến giờ thì đã thành những cục cứng ngắc như cục hạch nổi toàn thân bà. Các bác sĩ cho biết bà bị ung thư da - một chứng bệnh hiếm gặp và khó điều trị.
Cuộc sống cô độc của bà cứ thế lẳng lặng trôi qua theo năm tháng bên gian phòng lạnh lẽo. Hai sào ruộng cha mẹ để lại giờ bà cũng không còn sức để làm. Bà cho hàng xóm thầu lại và chỉ đổi lấy vài cân thóc. Thức ăn duy nhất của bà là những mớ rau lượm nhặt trong vườn để sống qua ngày.
Người "say"
Anh Trầm Hoàng Tưởng đầy những vết tích sau mỗi lần ngã |
Gần chục năm nay, anh Trầm Hoàng Tưởng (Khóm Bình Đức 4, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang) được hàng xóm xung quanh gọi là "người say". Không phải anh là người "nát rượu" mà vì anh mắc căn bệnh kỳ quái, mới 33 tuổi, nhưng anh Tưởng đã phải sống chung với căn bệnh "say say" này tới 8 năm. Mới đầu anh chỉ có cảm giác người "lâng lâng" sau đó thì bước một bước là xiêu qua, xiêu lại, đi bộ thì đập đầu vào tường, gốc cây, đạp xe thì đánh võng, té ngã thường xuyên…
Theo lời kể của anh thì đầu óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo bình thường, không có dấu hiệu chóng mặt nhưng mỗi lần di chuyển là chân, tay, cơ thể không giữ được thăng bằng nếu không có chỗ vịn sẽ bị ngã ngay ở bước đi thứ 2.
Không chỉ dừng lại ở đó, giọng của anh Tưởng cũng không được bình thường. Mỗi lần muốn nói gì thì lưỡi cứ bị díu lại, làm cho mỗi câu phát âm của anh cứ "lơ lớ", y hệt người vừa uống rượu say. Nhiều lúc anh Tưởng còn không kiểm soát được giọng nói của mình. Anh Tưởng tủi thân nhất là lúc bị té lăn quay ra đất, chảy máu, đau điếng… còn người đi đường thì chỉ trỏ, chế nhạo "Đáng đời thằng say".
Đáng nói ở đây là trong gia đình anh có tới 3 đời mắc căn bệnh kỳ quái này. Bà nội, ba, cô, chú ruột của anh đều phát hiện ra bệnh giống anh khoảng năm 40 tuổi và ra đi khoảng chục năm sau đó.
Điều buồn nhất với anh Tưởng là dù đã được khám tại BV Chợ Rẫy với sự giúp đỡ của quỹ người sử dụng Internet Việt Nam (VNIF) và các độc giả, nhưng các bác sĩ vẫn không thể cho anh biết đang mắc bệnh gì. Cho đến đầu năm nay, anh Tưởng cũng đã phải ngồi xe lăn vì đôi chân không còn đứng vững.
Với số tiền ít ỏi độc giả dành tặng cho mình, anh đã mở chuồng nuôi sâu và rắn tại nhà. Anh Tưởng lo về kỹ thuật còn người thực hiện chăn nuôi chính là người vợ của anh, chị Trần Thị Nghiêm. Tuy nhiên, với căn bệnh di truyền quái ác này, anh Tưởng đau lòng khi nhìn 2 đứa con trai xinh xắn cũng có thể cũng bị giống mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, giọng của anh Tưởng cũng không được bình thường. Mỗi lần muốn nói gì thì lưỡi cứ bị díu lại, làm cho mỗi câu phát âm của anh cứ "lơ lớ", y hệt người vừa uống rượu say. Nhiều lúc anh Tưởng còn không kiểm soát được giọng nói của mình. Anh Tưởng tủi thân nhất là lúc bị té lăn quay ra đất, chảy máu, đau điếng… còn người đi đường thì chỉ trỏ, chế nhạo "Đáng đời thằng say".
Đáng nói ở đây là trong gia đình anh có tới 3 đời mắc căn bệnh kỳ quái này. Bà nội, ba, cô, chú ruột của anh đều phát hiện ra bệnh giống anh khoảng năm 40 tuổi và ra đi khoảng chục năm sau đó.
Điều buồn nhất với anh Tưởng là dù đã được khám tại BV Chợ Rẫy với sự giúp đỡ của quỹ người sử dụng Internet Việt Nam (VNIF) và các độc giả, nhưng các bác sĩ vẫn không thể cho anh biết đang mắc bệnh gì. Cho đến đầu năm nay, anh Tưởng cũng đã phải ngồi xe lăn vì đôi chân không còn đứng vững.
Với số tiền ít ỏi độc giả dành tặng cho mình, anh đã mở chuồng nuôi sâu và rắn tại nhà. Anh Tưởng lo về kỹ thuật còn người thực hiện chăn nuôi chính là người vợ của anh, chị Trần Thị Nghiêm. Tuy nhiên, với căn bệnh di truyền quái ác này, anh Tưởng đau lòng khi nhìn 2 đứa con trai xinh xắn cũng có thể cũng bị giống mình.
Lan Hạ (tổng hợp
)
)