THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 April 2012

'Nước thấm đập Sông Tranh tăng gấp 5 lần là bất thường'


Việc chủ đầu tư công bố nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 tăng lên 75 lít một giây trong khi nước hồ đang hạ dần xuống mực nước chết, khiến nhiều nhà khoa học lo ngại có bất thường. 
Xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 để xử lý thấmRò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 gấp 5 lần cho phép

Ban quản lý thủy điện 3 đang giữ dung tích nước trong lòng hồ Sông Tranh 2 ở cao trình 155 mét, vận hành hết công suất hạ xuống đến mực nước chết nhằm xử lý sự cố thấm đập. Tuy nhiên, trong khi mực nước trong lòng hồ đang giảm nhanh thì chủ đầu tư lại thông báo lưu lượng nước thấm qua đập lên đến 75 lít một giây. Trước đây mức thấm được chủ đầu tư công bố 30 lít một giây khi hồ chứa đầy nước.

Mực nước ở hồ chứa công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang được hạ thấp để xử lý sự cố thấm ở đập chính tuy nhiên điều nghịch lý là lưu lượng nước thấm ở con đập này chủ đầu tư thừa nhận không giảm mà tăng lên đến 75 lít/giây- vượt mức cho phép đến 5 lần. Ảnh: Trí Tín
Mực nước ở hồ chứa công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang được hạ thấp để xử lý sự cố thấm ở đập. Ảnh: Trí Tín.

Chủ đầu tư vẫn cho rằng đập an toàn, còn các chuyên gia, nhà khoa học tỏ ra lo ngại trước lưu lượng nước thấm qua đập bỗng dưng tăng đột biến. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hiệp hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam phân tích: "Có thể lúc trước lượng nước thấm ở đập chảy nhiều hướng khác nhau cả trong hầm lẫn mặt ngoài phía hạ lưu chưa được thu gom nên chủ đầu tư đo đạc chưa chính xác. Do vậy mới có tình trạng nước thấm qua đập giờ tăng vọt lên gấp 5 lần cho phép".

Theo giáo sư Giang, giải pháp hiệu quả nhất để xử lý hiện tượng thấm nước đập là áp dụng công nghệ mới: Dán lớp màng chống thấm (geomembrane) vào mặt thượng lưu và thi công trong nước. Giải pháp này không chờ giảm mức nước hồ, nhà máy thủy điện vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc xử lý sự cố thấm cho đập tốn kém nhiều chi phí do phải thuê các chuyên gia đến từ nước ngoài.

"Nếu áp dụng phương pháp đục, thông nối ống tại các địa điểm thẩm thấu đưa nước về phía hạ lưu, thì mực nước thấm qua đập không những giảm mà tăng lên về lâu dài dễ gây nguy hiểm cho hàng vạn người dân vùng hạ lưu", ông Giang lo lắng.

Giáo sư Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu cũng tỏ ra bức xúc: "Lo ngại nhất là hiện nay tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn còn xảy ra nhiều trận động đất kích thích có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đập".

Các chuyên gia Cục kiểm định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đang kiểm tra những vị trí rò rỉ, thẩm thấu ở đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín
Các chuyên gia Cục kiểm định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đang kiểm tra những vị trí rò rỉ, thẩm thấu ở đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hiệp hội sông MêKông cho biết thêm: "Lúc trước, chủ đầu tư công bố lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện 30 lít một giây đã là quá lớn. Giờ đây đập thủy điện thấm nước tăng lên đến 75 lít một giây thì quả là nguy hiểm, có thể xảy ra chuyện lớn".

Tiến sĩ Tứ nhấn mạnh, vấn đề bây giờ là xả nhanh mực nước hồ, mời chuyên gia vào cuộc dùng trang thiết bị hiện đại đánh giá toàn diện mức độ an toàn của đập. Có như vậy mới đưa ra giải pháp xử lý triệt để, thấu đáo sự cố thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2.

Theo cam kết của Ban quản lý dự án thủy điện 3 với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, từ ngày 15/4, chủ đầu tư bắt đầu xử lý sự cố rò rỉ, thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2. Việc xử lý sự cố này hoàn tất trong tháng 7, trước khi mùa mưa lũ ập đến.

Trí Tín