Loại gạo khác thường đang gây xôn xao dư luận có đầy đủ các thành phần của gạo thật, theo kết luận của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố chiều 5/4. |
Chủ cửa hàng gạo, nơi bị nghi bán gạo khác thường, lấy mẫu gạo nộp cho cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra. Ảnh: Xuân Ngọc |
Theo anh Mạnh, gạo có mùi nilon, khi ăn không có vị ngọt như sản phẩm bình thường. Sau khi ăn, anh Mạnh bị đầy bụng khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, đến chiều ngày 3/4, anh Mạnh cho biết, do giữ quá lâu, không có chỗ cất nên đã đổ 5 cân gạo trên cùng toàn bộ số cơm được thổi từ loại gạo lạ đó.
Thông tin này gây xôn xao dư luận suốt tuần qua, khiến Chi cục quản lý thị trường và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế phải vào cuộc truy tìm, xác minh. Kết quả kiểm nghiệm được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm công bố chiều ngày 5/4 cho thấy: "5 mẫu gạo bị nghi giả có các chỉ tiêu như protein, tinh bột, vitamin B1 phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải gạo giả".
Đơn vị này cũng không phát hiện thấy chất tẩy trắng, đánh bóng trong các mẫu phân tích.
Trước đó, chiều ngày 3/4, đội quản lý thị trường số 15, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã xuống làm việc với anh Mạnh và cửa hàng được anh Mạnh cung cấp là đã bán số gạo trên. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra không tìm thấy loại gạo giống như miêu tả của anh Mạnh tại cửa hàng này.
Anh Đinh Văn Thiện tự tay đóng gói số mẫu gạo giao cho cơ quan quản lý thị trường. Ảnh: Xuân Ngọc |
Năm 2011, TP HCM cũng xôn xao về một loại gạo lạ mang tên "gạo Thái Lan". Gạo có những dấu hiệu khác thường như hình dạng thon dài đến 10mm, đều tăm tắp, không có hạt gãy đôi, sứt mẻ, bụng không bạc. Khi nấu thành cơm, loại gạo này không có mùi thơm, hạt đàn hồi như cao su.
Chia sẻ cùng VnExpress.net, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay loại gạo ở TP HCM hồi đó có xuất xứ Trung Quốc, làm từ bột tổng hợp, trong đó có cả bột sắn. Theo Cục trưởng Cục trồng trọt, bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận biết gạo thật với gạo giả. "Các hạt gạo đều tăm tắp, không có hạt gãy vỡ, không có mùi thơm tự nhiên như gạo thường, xoa tay vào gạo không thấy cám bám vào", ông Ngọc nói.
Ông Ngọc cho rằng, mức độ độc hại của loại gạo lạ này cần được phân tích kỹ càng. Song, trước khi có kết luận của cơ quan chức năng, người tiêu dùng không nên ăn những sản phẩm có dấu hiệu như trên mà cần chọn gạo có rõ nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo an toàn.
>> Thái Lan muốn bỏ 'ngôi vương' xuất khẩu gạo |
Xuân Ngọc