THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 February 2012

Cách thức mới để gây áp lực đối với học viên Pháp luân Công?


2012-02-07

Việc ngày càng có nhiều học viên Pháp luân Công bị đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội làm dấy lên quan ngại đây là một hình thức gây áp lực đối với các học viên.

RFA file

Học viên Pháp Luân Công tọa thiền trước ĐSQ TQ ở Hà Nội

Học viên PLC luôn bị đe dọa và quấy rối


Nguồn tin RFA nhận được cho biết, vào sáng thứ Năm tuần trước, một số học viên Pháp luân Công trong khi tập công tại công viên Lê Văn Tám, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM thì bị cảnh sát bắt về Phường. Đến chiều và đêm cùng ngày, tất cả đều được thả nhưng riêng anh Vũ Văn Tĩnh vẫn bặt tin cho đến hôm nay  ngày 7 tháng 2. Anh Phạm Xuân Giao, đồng môn của anh Tĩnh kể lại sự việc như sau:

"Lúc chúng tôi bị đưa về phường Da Kao thì tôi có ngồi chung với anh Tĩnh. Sau đó họ tách tôi ra. Đến 11 giờ đêm tôi được thả ra thì biết rằng những người bị bắt chung khác cũng được thả ra từ 4 giờ chiều. Tôi có hỏi về anh Tĩnh thì được Phường cho biết là đã đưa anh đi rồi. Tôi không biết đi đâu. Cho đến bây giờ vẫn chưa có tin tức của anh Tĩnh".

Anh Vũ Văn Tĩnh năm nay 29 tuổi, vốn là công an tại một trại giam. Theo nguồn tin từ một người đồng môn, cách đây mấy tháng, anh Tĩnh bị ra khỏi ngành khi phát tờ rơi về Pháp luân Công. 
Đến 11 giờ đêm tôi được thả ra thì biết rằng những người bị bắt chung khác cũng được thả ra từ 4 giờ chiều. Tôi có hỏi về anh Tĩnh thì được Phường cho biết là đã đưa anh đi rồi. Tôi không biết đi đâu. Cho đến bây giờ vẫn chưa có tin tức của anh Tĩnh".
Anh Phạm Xuân Giao

Các học viên Pháp Luân Công bị nhân viên an ninh sắc phục và thường phục giặt băng rôn và bắt giữ
Các học viên Pháp Luân Công bị nhân viên an ninh sắc phục và thường phục giặt băng rôn và bắt giữ khi tham gia chương trình đi bộ vì cộng đồng mang tên Lawrence S. Ting (tháng 1, 2012) RFA
Đã 5 ngày sau khi bị đưa về công an phường, người quen và những bạn đồng môn ở chung nhà của anh Tĩnh xác nhận chưa có tin tức gì về anh. Theo dự đoán của những học viên Pháp luân Công tại Sài Gòn, rất có  khả năng anh Vũ Văn Tĩnh đang bị giữ tại một trung tâm bảo trợ xã hội. Anh Giao cho biết:

"Thường thì chúng tôi hay bị hỏi giấy tờ tùy thân. Vì khi đi tập thì chúng tôi không mang theo CMND. Cho nên có khả năng là họ giữ lại chỗ nào đó. Chúng tôi đang đoán là họ đưa anh Tĩnh vào trại bảo trợ xã hội". 

Cũng theo anh Phạm Xuân Giao, các học viên Pháp luân Công hay bị "làm khó" về giấy tờ tùy thân, nhưng lại không thể bị ghép vào bất cứ tội gì vì họ chỉ đơn thuần là tập công trong hòa bình tại công viên. Khi những học viên không trình được chứng minh thư thì lập tức bị liệt vào thành phần vô gia cư và bị đưa vào các trại hỗ trợ xã hội.

Theo các học viên Pháp luân Công, thời điểm trước cuối năm 2010, các học viên đều mang theo giấy tờ tùy thân khi đi luyện công. Tuy nhiên từ khi có nhiều học viên bị bắt và bị tịch thu chứng minh thư, các học viên đã "rỉ tai" nhau không nên mang theo giấy tờ tùy thân. Anh Tiến, một học viên từng bị đưa vào TT bảo trợ XH hồi năm ngoái cho biết:

"Trước đây có một số học viên mang theo CMND nhưng vẫn bị công an giữ, bắt về phường và tịch thu CMND. Cho nên sau đó các học viên nhắc nhau là mang hay không thì cũng bị đối xử như nhau. Chính vì thế mà chúng tôi không mang vì đề phòng bị lấy mất".
các học viên Pháp luân Công hay bị "làm khó" về giấy tờ tùy thân, nhưng lại không thể bị ghép vào bất cứ tội gì vì họ chỉ đơn thuần là tập công trong hòa bình tại công viên. Khi những học viên không trình được chứng minh thư thì lập tức bị liệt vào thành phần vô gia cư và bị đưa vào các trại hỗ trợ xã hội.

Xác nhận với RFA, chị Xuân Thảo, một học viên Pháp luân Công cho biết chị từng bị công an quận 5 tịch thu CMND và từng bị công an quận Nhất, TP. HCM đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội. Bảy ngày sau, chị được gia đình đến bảo lãnh bằng một chứng minh thư mới mà chị đã làm trước đó:

"Lúc đó tôi tập Pháp luân Công ở công viên Tao Đàn. Sau đó công an quận Nhất đến bắt những người hướng dẫn tu tập. Khi bị bắt thì họ hỏi tôi về CMND. Tuy nhiên, trước đó CA quận 5 đã tịch thu CMND của tôi vì tôi giới thiệu Pháp luân Công. Khi đó công an quận Nhất có yêu cầu tôi kêu người thân đến và yêu cầu tôi khai chỗ ở nhưng tôi đã từ chối vì không muốn liên lụy đến gia đình. Chính vì thế họ dùng xe cưỡng chế đưa tôi lên TT bảo trợ XH". 

Một cách thức mới để khủng bố tinh thần


Xếp hàng đợi giờ ăn ở một Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Nam.
Xếp hàng đợi giờ ăn ở một Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Nam.RFA file
Hồi năm ngoái, khi xảy ra nhiều buổi tọa thiền của học viên Pháp luân Công trước đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, một số học viên Pháp luân Công cũng bị đưa vào trại hỗ trợ xã hội vài ngày vì không xuất trình được giấy tờ tùy thân. Theo những học viên Pháp luân Công, việc bị đòi hỏi chứng minh thư khi đang tập công rất có thể chỉ là một hình thức nhằm gây khó dễ và cảnh cáo cho những người theo pháp môn này. Anh Tiến cho biết:

"Lúc họ yêu cầu trình chứng minh thư thì tôi không mang theo nhưng tôi có đọc địa chỉ và số CMND cho họ. Nếu muốn thì họ cũng có thể điều tra ra được chỗ ở của tôi nhưng mặc dù biết như thế, họ vẫn đưa vào những TT đó để cảnh cáo nhằm làm cho chúng tôi sợ".

Hầu hết các học viên Pháp luân Công có tâm lý không muốn liên lụy đến gia đình nên ít khi khai báo về chỗ ở. Cộng với việc không mang theo chứng minh thư vì sợ bị lấy mất là những lý do chính khiến họ bị đưa vào các trung tâm dành cho người vô gia cư. Chị Xuân Thảo cũng cho rằng việc đưa các học viên vào các trung tâm hỗ trợ XH trong khi biết rõ họ là học viên Pháp luân Công cho thấy công an muốn tạo một áp lực lên pháp môn. Chị nói:
"Lúc họ yêu cầu trình chứng minh thư thì tôi không mang theo nhưng tôi có đọc địa chỉ và số CMND cho họ. Nếu muốn thì họ cũng có thể điều tra ra được chỗ ở của tôi nhưng mặc dù biết như thế, họ vẫn đưa vào những TT đó để cảnh cáo nhằm làm cho chúng tôi sợ".
Anh Tiến

"Mục đích của họ chỉ là để gây áp lực cho mình thôi."Tôi nghĩ trường hợp anh Tĩnh cũng giống như tôi, nghĩa là không muốn làm liên lụy gia đình và cũng không muốn đưa CMND ra cho nên bị đưa vào trại bảo trợ XH. Tại những TT này, mình phải công khai thông tin đầy đủ thì mới được ra, nói chung họ làm rất nặng".

Trong lúc Pháp luân Công chưa bị cấm tại Việt Nam và việc tập công tại công viên được thực hiện một cách ôn hoà thì rất khó để cho rằng việc tập công hay cung cấp thông tin về pháp môn này là vi phạm pháp luật. Cho nên, các học viên Pháp luân Công cho biết sẽ rất khó để có thể gây áp lực cho họ, nhất là khi họ tìm thấy được những lợi ích của Pháp luân Công. Chị Xuân Thảo khẳng định điều này như sau:

"Pháp luân Công giúp tu tâm dưỡng tính, làm cho tinh thần mình trầm tĩnh. Sức khoẻ cũng được cải thiện. Tôi tập và thấy rất tốt cho nên không muốn bỏ, dù ai xoay chuyển gì cũng không được".
Mục đích của họ chỉ là để gây áp lực cho mình thôi."Tôi nghĩ trường hợp anh Tĩnh cũng giống như tôi, nghĩa là không muốn làm liên lụy gia đình và cũng không muốn đưa CMND ra cho nên bị đưa vào trại bảo trợ XH.
Chị Xuân Thảo

Theo tin RFA kiểm chứng được, cho đến thời điểm này tại Hà Nội chưa có trường hợp học viên Pháp luân Công nào bị đưa vào các trại bảo trợ xã hội mặc dù đã có một số trường hợp bị giải tán hoặc bị tạm giữ tại trụ sở công an phường. 

Được biết, những trường hợp bị đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội thường là những đối tượng ăn xin sống lang thang không nơi cư trú, không có giấy tờ tùy thân và không xuất trình được giấy tờ chứng minh khi được yêu cầu. Theo qui định, trước khi đưa đối tượng nào vào các trung tâm này, cơ quan chức năng có nhiệm vụ xác minh chi tiết để xem họ có thật sự là ngưởi vô gia cư hay không. Quyết định đưa vào các trại bảo trợ xã hội đối với người vô gia cư nhằm mục đích bài trừ tệ nạn xã hội và giữ vẻ mỹ quang đô thị.

Trong thời gian qua, báo chí trong nước phản ánh nhiều trường hợp có nơi cư trú, nghề nghiệp ổn định nhưng lại bị bắt vào các trung tâm bảo trợ xã hội chỉ vì không mang theo giấy tờ tùy thân.

Theo dòng thời sự: