THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 November 2013

Người dân có thể kiện thủy điện xả lũ PHÁ HOẠI?



nghean-lu


“Trường hợp do thiên nhiên chung thì cần phải xem trách nhiệm dân sự, hành chính đến mức độ nào. Nhưng nếu anh làm việc dẫn đến hậu quả lớn, phạm vào các yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý theo luật hình sự”.
ĐBQH Huỳnh Minh Thiện (đoàn TPHCM) trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 18/11 xoay quanh vấn đề lũ lụt ở miền Trung, Tây Nguyên trong mấy ngày qua.
Trận lũ ập đến trong mấy ngày qua đã gây thiệt hại lớn về người và của cho người dân miền Trung, Tây Nguyên. Trong đó, ngoài nguyên nhân khách quan do tự nhiên ra thì còn có nguyên nhân do xả lũ thủy điện. Ông đánh giá thế nào về việc này? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Rõ ràng việc xảy ra lũ lụt ở Miền Trung, Tây Nguyên vừa qua là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng, dễ dãi trong các khâu quản lý, từ đầu tư, quy hoạch – xây dựng, đến vận hành khai thác, đặc biệt cả 3 quy trình này đều xảy ra đối với thủy điện nhỏ, dẫn đến thủy điện xả lũ chồng lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân.

ĐBQH Huỳnh Minh Thiện trao đổi với phóng viên chiều 18/11

Người dân đã trắng tay chỉ sau một đêm mà sự tích lũy của họ hàng mấy chục năm, thậm chí hàng mấy đời mới có được. Vậy ai phải chịu trách nhiệm ở đây? Việc này Chính phủ phải làm rõ trách nhiệm.
Theo tôi, trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ Công thương – Bộ chủ quản về thủy điện. Anh không thể đổ thừa cho địa phương, hay Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hoặc bộ ngành nào khác được.
Cơ quan thường trực phòng chống lụt bão báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận định, trong đợt lũ lụt vừa qua không nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không nhiều. Trong khi đó báo cáo từ các địa phương thì hoàn toàn ngược lại. Ông nghĩ sao về việc này?
Bao giờ việc tích nước thủy điện cũng đều phải có một quy trình nhất định. Khi mưa lũ tràn về, nếu tích nước quá, bắt buộc phải xả lũ để bảo vệ thủy điện. Không thể nói nước lũ tràn về mà thủy điện không xả. Nếu nói điều đó thì không ai tin được.
Đối với thủy điện lớn là vậy nhưng còn thủy điện nhỏ thì không hề tính đến phương án vỡ đập khi bị lũ, vì chất lượng đập quá kém. Thật ra cái gốc vấn đề, quay trở lại chính là vì cái lợi ích của chủ đầu tư.
Họ đầu tư thủy điện cho lợi ích chứ không phải đảm bảo dân sinh, hay điều hòa, điều tiết nước cho người dân, dẫn đến mùa hạn dân thiếu nước trong sản xuất còn mùa mưa thì nguy cơ dẫn đến lũ lụt cao. Tôi cho rằng, Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Người dân có thể khởi kiện ra tòa khi xảy ra lũ lụt.
Lũ lụt không chỉ gây thiệt hại rất lớn về của mà hàng năm nó còn cướp đi nhiều sinh mạng. Trận lũ ở miền Trung, Tây Nguyên vừa qua đã cướp đi sinh mạng của vài chục người dân vô tội. Đã nhiều lần nói đến trách nhiệm, vậy theo ông ở đây có nên đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sự khi để xảy ra mưa lũ, gây thiệt hại rất lớn đến người và của mỗi năm?
Cần kiểm tra xem việc xả lũ ấy do yếu tố khách quan hay do chủ quan cố ý không làm đúng quy trình. Nếu anh biết điều đó có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến người dân thì anh có phối hợp với chính quyền địa phương chưa, anh đã có sự thông báo để cho người dân biết chưa?…
Với những yếu tố gây thiệt hại về người và của, nếu là lỗi đã được quy định trong bộ luật hình sự thì chúng ta phải xem xét cái này.
Rõ ràng trong trường hợp do thiên nhiên chung thì cần phải xem trách nhiệm dân sự, hành chính đến mức độ nào đó. Nhưng nếu trong việc anh làm dẫn đến gây hậu quả lớn, phạm vào các yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý theo luật hình sự.
Theo đánh giá của ông, với thực trạng lũ lụt liên miên như vừa qua cùng những nguyên nhân được đề cập đến nhiều như vậy đã đủ yếu tố để xem xét vấn đề trách nhiệm hình sự chưa?
Tác hại của thủy điện quá rõ rồi. Tác hại này không phải chỉ của năm nay mà nó còn của nhiều năm. Việc này, tôi nhắc lại trước hết là trách nhiệm của Bộ Công thương và các bộ, ngành khác phải phối hợp để có sự điều chỉnh lại. Ngoài khắc phục hậu quả, anh phải đưa ra phương án làm sao để không lập lại những hậu quả nặng nề về người và của như năm nay.
Nếu lũ lụt cứ xảy ra liên miên mà không có giải pháp ngăn ngừa, lúc đó sẽ phải xử lý trách nhiệm thế nào?
Rõ ràng như vậy Bộ Công thương càng khẳng định cái sai. Quốc hội phải đưa ra xử lý anh trong kỳ họp tới. Tôi nghĩ các ĐBQH cần kiến nghị Quốc hội phải xem xét lại cách làm của Bộ Công thương và trách nhiệm của Bộ trưởng là phải cam kết về chuyện này.
Theo ông trong trận mưa lũ kinh hoàng vừa qua, người dân có thể khởi kiện ra tòa không?
Tôi đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình thủy điện. Với mức thiệt hại như vậy người dân có thể kiện họ ra tòa để làm rõ việc này.
Xin cảm ơn ông!
THEO INFONE