THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 September 2013

Quan chức giàu bất minh: Dấu hiệu của tham nhũng



THAMNHUNG-ALANDOIG
Ông Alan Doig, thành viên soạn thảo Công ước Chống tham nhũng, trao đổi với các đại biểu Việt Nam bên thềm hội thảo.

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc đến khả năng xử lý hình sự hành vi làm giàu bất chính.
“Bằng mọi cách phải lấy lại tài sản bất chính, không để những đối tượng tham nhũng hưởng lợi từ việc tham nhũng của mình. Phải trừng trị các quan chức tham nhũng như trừng trị tội phạm ma túy. Về bản chất đây là hai loại tội phạm rất nghiêm trọng”. Ông Alan Bacarese, chuyên gia tư vấn quốc tế về phòng, chống tham nhũng (PCTN), công tố viên cao cấp chống rửa tiền của Vương quốc Anh, nhấn mạnh như trên tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về PCTN do Thanh tra Chính phủ tổ chức tại Đà Nẵng ngày 5-9.

Đã đến lúc phải hình sự hóa

Ông Alan Bacarese cho rằng bằng chứng hiển nhiên của việc xảy ra tham nhũng là sự giàu lên của một quan chức. “Ở Ấn Độ, nếu phát hiện thấy thu nhập và tài sản của công chức nhà nước tăng lên quá 10% là cơ quan điều tra sẽ vào cuộc” – ông Alan Bacarese cho hay.
Theo vị chuyên gia này, làm giàu bất chính phải được xem là tội phạm hình sự và cần có biện pháp, chế tài xử lý. Việc xử lý hành vi làm giàu bất chính sẽ là công cụ đắc lực để xử lý tội phạm tham nhũng. “Trong những ngày ở Hà Nội, tôi thấy có rất nhiều xe hơi đắt tiền trên đường phố. Vậy chúng ta phải đặt câu hỏi tiền mua xe này ở đâu ra? Lương công chức Việt Nam có đủ tiền để mua xe hơi đắt tiền đó hay không?” – ông Alan Bacarese đặt vấn đề.
Đồng quan điểm, ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn chính sách Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), cũng cho rằng: “Việt Nam cần cân nhắc tới việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính”.

Điều tra cả người thân quan chức

Ông Alan Bacarese chỉ rõ các quan chức làm giàu bất chính thì trước tiên họ được lợi, sau đó là gia đình và người thân của họ. Biểu hiện rất dễ nhận thấy đó là họ có nhiều bất động sản, xe hơi, đi du lịch nước ngoài, con cái du học…, họ có thể mua sắm và tiêu xài những thứ mà với đồng lương của họ sẽ không bao giờ chi trả được. “Quan chức đã tham nhũng thì tài sản thường không đứng tên họ mà đứng tên vợ, con, người thân, thậm chí là đứng tên cả người tình của họ. Họ không dại gì đem tài sản chỉ bỏ vào một giỏ, một tài khoản cả. Là một công tố viên cao cấp, tôi đã từng bỏ tù rất nhiều vị làm giàu bất chính tại Anh với các hình thức tẩu tán tài sản như vậy. Cách chúng tôi làm là điều tra tài khoản của họ, vợ, con và những người liên quan tới họ” – ông Alan Bacarese nhấn mạnh.
Bà Trần Thị Lan Hương, đại diện Ngân hàng Thế giới, cũng nhận định đã là cán bộ, quan chức có quyền thì họ đủ thông minh để cất giấu tài sản. “Nếu họ tham nhũng thì cần phải truy xét, điều tra nguồn tiền, tài sản đối với cả người thân, quen của họ” – bà Hương đề xuất.
Việc công khai bản kê khai tài sản của người có chức, có quyền cho công chúng biết sẽ giúp cơ quan PCTN có thêm tai mắt để đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn. Ở các nước, bản kê khai tài sản của quan chức còn được công khai trên mạng nên người dân ai cũng có thể giám sát.
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, đại diện Ngân hàng Thế giới
Phải xử phạt nặng cả hành vi đưa và nhận hối lộ, xử nặng ngang nhau và không được giảm nhẹ tội cho người đưa hối lộ. Bởi làm vậy thì sẽ khó chống tham nhũng một cách tuyệt đối.
Ông ALAN DOIG, thành viên soạn thảo Công ước
Chống tham nhũng
Theo tôi biết, ở Việt Nam việc thu hồi tài sản bất chính của quan chức vẫn còn dựa trên bản án hình sự. Tuy nhiên, cần phải có quy định về việc thu hồi tài sản bất chính không qua một bản án nào cả. Khi phát hiện quan chức giàu lên bất thường, nghi có tham nhũng thì cần phải buộc họ chứng minh về nguồn gốc tài sản. Nếu quan chức đó không chứng minh được thì có quyền tịch thu sung công.
Ông ALAN BACARESE, công tố viên cao cấp chống rửa tiền
của Vương quốc Anh
THEO PHÁP LUẬT