Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, lữ đoàn KQ đầu tiên của Quân chủng HQ được thành lập ngày 3/7 với nhiệm vụ: tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự...
Sau
khi được thành lập Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ sở hữu nhiều máy
bay hiện đại, phục vụ cho tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự, trinh
sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước, tìm kiếm cứu nạn
trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt…
(Trong ảnh: Trực thăng Ka-28)
Các
loại máy bay của Lữ đoàn Không quân Hải quân ban đầu có Kamov Ka-27,
EC-225 Super Puma, DHC-6 Twin Otter... Mới đây, có thông tin Việt Nam
quan tâm tới máy bay tuần tra biển - săn ngầm P-3 Orion của tập đoàn
Lockheed Martin (Mỹ). (Trong ảnh: Trực thăng Ka-28)
Trong
đó trực thăng Ka-28 là một trong những “sát thủ săn ngầm” đáng gờm trên
thế giới. Với nhiệm vụ trinh sát trên biển, dò tìm và tiêu diệt tàu
ngầm, Ka-28 được coi là lực lượng chống tàu ngầm chủ lực của Hải quân
Việt Nam. (Trong ảnh: Trực thăng Ka-28)
Trực
thăng Ka-28 là được thiết kế với cơ cấu 2 cánh quạt nâng đồng trục quay
ngược chiều nhau thay vì chỉ một cánh quạt chính như trực thăng truyền
thống. Với 2 động cơ turbin trục TV3-117V, Ka-28 có thể đạt tốc độ tối
đa 270 km/giờ, tầm bay tới 980 km. Do không có cánh quạt đuôi nên “sát
thủ săn ngầm” Ka-28 có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết
cũng như trên cả những tàu nhỏ mà các máy bay trực thăng khác không thể.
Ka-28 đã thực hiện thành công việc hạ, cất cánh từ 2 tàu hộ vệ tên lửa
tàng hình Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012). (Trong ảnh:
Trực thăng Ka-28)
Ka-28
có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu
ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay
ở độ sâu gấp 3 lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm. Ka-28 được trang bị
hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây
nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Khoang vũ khí của máy bay mang
được ngư lôi tự dẫn, bom sâu và mìn. Trực thăng Ka-28 được trang bị áo
phao riêng cho máy bay để nổi trên mặt nước trong tình huống khẩn cấp.
Phía khoang sau của Ka-28 có thuyền bằng cao su được gói lại, có thể
giật dây bơm hơi khi có tình huống phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển.
(Trong ảnh: Buồng lái trực thăng Ka-28)
Ngoài
“sát thủ“ săn ngầm Ka-28, Hải quân Việt Nam còn sở hữu trực thăng Ka-27
cũng rất mạnh tong tác chiến và săn ngầm. Ka-27 được trang bị radar
quét 360 độ có thể theo dõi đồng thời 10 nhiều mục tiêu cùng lúc. Ka-27
được lắp đặt hệ thống định vị thủy âm, phao âm và trang bị bom chống
ngầm và ngư lôi.(Trong ảnh: Trực thăng Ka-27 của Nga)
Ngoài
Ka-28 và Ka-27, Không quân Hải quân Việt Nam còn sở hữu thủy phi cơ
DHC-6 Twin Otter. DHC-6 Twin Otter được thiết kế để phục vụ cho các hoạt
động trên biển. Thủy phi cơ Twin Otter có thể được trang bị tới 19 ghế
ngồi hành khách, máy bay được trang bị hệ thống hạ cánh trên mặt nước và
các hệ thống chuyên biệt để có thể giám sát hàng hải, trinh sát và do
thám. Với Twin Otter, lực lượng Không quân Hải quân đầu tiên của Việt
Nam được tăng cường đáng kể sức mạnh. (Trong ảnh: DHC-6 Twin Otter của
Canada)
Để
củng cố sức mạnh cho Hải quân Việt Nam, Công ty Trực thăng miền Nam
(trực thuộc Bộ Quốc phòng) vừa tiếp nhận 3 chiếc trực thăng EC-225 trong
tổng số 4 chiếc đặt hàng tại cơ sở sản xuất của Eurocopter. Dự kiến,
chiếc EC-225 thứ 4 sẽ bàn giao cho VNHS vào cuối năm nay. (Trong ảnh:
Trực thăng EC-225 - Ảnh Trọng Thiết)
Trước
đó, công ty đã tiếp nhận 2 chiếc EC-225 từ Eurocopter vào năm 2009.
Hiện tại số máy bay này đã bàn giao cho phía Hải quân Nhân dân Việt Nam
quản lý, khai thác, sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra biển, tìm kiếm cứu hộ
cứu nạn. (Trong ảnh: Trực thăng EC-225 - Ảnh Trọng Thiết)
EC-225
là loại máy bay vận tải hành khách đường dài được phát triển bởi
Eurocopter (đơn giá khoảng 17 triệu USD/chiếc). EC-225 có thể phục vụ
hành khách VIP và các nhiệm vụ khác như cứu hộ cứu nạn. Đây là loại trực
thăng được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt trên biển.
(Trong ảnh: Trực thăng EC-225 - Ảnh Trọng Thiết)
EC-225
là loại máy bay vận tải hành khách đường dài được phát triển bởi
Eurocopter (đơn giá khoảng 17 triệu USD/chiếc). EC-225 có thể phục vụ
hành khách VIP và các nhiệm vụ khác như cứu hộ cứu nạn. Đây là loại trực
thăng được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt trên biển.
(Trong ảnh: Trực thăng EC-225 - Ảnh Trọng Thiết)
EC-225 được
thiết kế dựa trên chiếc Eurocopter AS332 Super Puma với một số cải tiến
về 5 lưỡi chính của cánh quạt nhằm giảm độ rung. Trực thăng được trang
bị 2 động cơ tuốc bin trục Turbomeca Makila 2A1 gắn kết thông qua cabin.
Hai động cơ cho phép trực thăng đạt tốc độ bay tối đa 275,5km/h, tầm
bay 857km, trần bay 5.900m. (Trong ảnh: Trực thăng EC-225 - Ảnh Trọng
Thiết)
Máy
bay có 1 số tính năng vượt trội về hệ thống thiết bị điện tử điều khiển
và hệ thống chống đóng băng bằng cách làm nóng động cơ ở mức độ kiểm
soát khi hoạt động qua các vùng có khí hậu lạnh đến rất lạnh. Một cải
tiến nữa của chiếc EC-225 là việc lắp đặt cụm bảng điều khiển hiện đại
trong buồng lái có tích hợp màn hình tinh thể lỏng. (Trong ảnh: Trực
thăng EC-225)
Theo
tờ Tìm hiểu thị trường quốc phòng (Defense Market Intelligence) cho
biết, hiện nay Hải quân Việt Nam đang tìm mua một loại máy bay tuần tra
hải quân mới, và chiếc P-3C Orion do Mỹ sản xuất đang là một trong những
ứng viên cho sự lựa chọn của Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt