Cụ thể, địa bàn huyện U Minh, sóng biển đã cuốn trôi một đoạn bờ biển dài 800 m, đoạn Bắc Hương Mai 160 m; huyện Trần Văn Thời có đoạn Nam Đá Bạc bị thiệt hại 180 m, kinh Giáo Bảy 70 m; khu vực Cái Cám (H.Phú Tân) bị thiệt hại 500 m và khu vực Nam Gành Hào (H.Đầm Dơi) thuộc bờ biển Đông bị sóng đánh trôi một đoạn dài 470 m… đe dọa trực tiếp lên tuyến đê phòng hộ ven biển.
Chống sạt lở đê biển Tây Cà Mau |
Ông Hoai cho biết đã báo cáo tình trạng lên cấp trên. UBND tỉnh Cà Mau cũng đã chỉ đạo khẩn cấp tìm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn nên không thể đưa phương tiện đến các điểm nóng.
Ngoài ra, điều kiện ngân sách hạn hẹp cũng gây khó khăn cho địa phương trong việc đầu tư thi công các công trình chống sạt lở trên khu vực bờ biển dài, địa hình hiểm trở.
Cũng trong hôm nay, ông Châu Quốc Khải, Giám đốc Công ty TNHH Tân Phát, đơn vị thi công công trình chống sạt lở Mũi Cà Mau cho biết, đã hoàn thiện đoạn bờ kè dài 668 m bao quanh khu vực chóp Mũi Cà Mau. Đoạn bờ kè này được làm theo công nghệ cọc ly tâm, tạo bãi phù hợp với địa hình của tỉnh, chi phí thấp tương đương 30% mức đầu tư chung của cả nước.
Cho đến nay, đoạn sạt lở nghiêm trọng nhất tại Mũi Cà Mau (Thanh Niên Online đã có bài phản ánh, Nguy cơ mất mũi Cà Mau) đã được bảo vệ an toàn.
Tin, ảnh: Tiến Trình