THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 May 2012

Nhau thai là bệnh phẩm, chứa nhiều mầm bệnh



11/05/2012 14:06:23
 - Trước thông tin Cảnh sát Hàn Quốc vừa bắt 21 nghi can buôn lậu cùng 11.000 viên thuốc được làm từ bào thai hoặc trẻ nhỏ đã chết từ Trung Quốc đưa sang, các chuyên gia cho rằng, việc sản xuất thuốc từ bào thai là vô nhân đạo, bị nghiêm cấm.
Nhau thai khô được bán trôi nổi trên thị trường
Nhau thai khô được bán trôi nổi trên thị trường

TIN LIÊN QUAN

Thuốc sản xuất từ bào thai là vô nhân đạo

Dù phía Trung Quốc khẳng định không tìm ra được bất cứ viên thuốc nào như vậy tại Trung Quốc, song Bộ Y tế Trung Quốc vẫn cam kết sẽ điều tra vụ việc và thông báo ngay nếu bất kỳ viên thuốc nào như vậy được tìm thấy.

PGS.TS Phạm Huy Hiền Hào, Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, sản xuất thuốc từ bào thai là vô nhân đạo, bị nghiêm cấm. Có thể thuốc ở đây được sản xuất từ nhau thai vì ở Trung Quốc vẫn coi nhau thai là một vị thuốc bổ dưỡng được bào chế thành loại dược liệu quý hiếm có tên Tử Hà Xa - loại thuốc có tác dụng bổ thận, bổ máu, tăng cường hormon sinh lý, tăng cường hệ miễn dịch.
 
Hiện nay, y học hiện đại cũng nghiên cứu và sử dụng máu dây rốn làm tế bào gốc, xử lý nhau thai để thu protein nhau thai gồm các axit amin và những chất dẫn xuất từ quá trình thủy phân để sản xuất thuốc, mỹ phẩm có tác dụng kích thích miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, chống lại bệnh tật, chấn thương và tổn thương do bức xạ, giúp cơ thể thải độc, thải các chất gây ung thư, các đồng vị phóng xạ... và nhất là làm trẻ hóa.
 
Với các bệnh nhân rò mật, ở nước ta cũng có nơi dùng màng nhau thai nhét vào để giúp cầm máu. Tuy nhiên, việc tinh chế phải được làm từ nhau thai sạch. Quá trình chẩn đoán, xét nghiệm để xem nhau thai có sử dụng được hay không phải tiến hành từ người mẹ đã rất nghiêm ngặt và tốn kém. Do đó, xét về lợi ích thì không cân bằng nên nhau thai gần như không được sử dụng, buộc tiêu hủy theo đúng quy định.

BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, những năm 1960 - 1970, Việt Nam đã sản xuất một số loại thuốc philatop, trong đó có 1 loại chiết xuất từ nhau thai, dùng cho những người bị bệnh lao. Tuy nhiên, nhau thai chỉ được lấy ở thai phụ hoàn toàn khoẻ mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Sở dĩ người ta phải chọn như vậy, bởi trong quá trình chế biến, bào chế có thể làm lây truyền các bệnh sang người sử dụng.
Không có
Không có "thuốc thịt người" lưu hành ở Việt Nam.

Nhiều bệnh dễ lây nhiễm từ nhau thai

PGS.TS Phạm Huy Hiền Hào cảnh báo, nhau thai đang được bán với giá vài trăm nghìn đồng là nhau thai "rởm", hoàn toàn không đảm bảo, nguy cơ gây rất nhiều bệnh cho người sử dụng. Bởi tính đơn giản, nếu chỉ làm một vài  các xét nghiệm cơ bản (HIV, viêm gan B, giang mai và một loại virus có trong tủy sống gây dị dạng... ) ở bà mẹ để lấy nhau thai thì đã mất vài triệu đồng.
 
Việc sử dụng nhau thai, thuốc từ nhau thai không đảm bảo, chỉ khiến tiền mất tật mang. Việc sử dụng nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến... hoàn toàn có khả năng bị lây truyền virus HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì còn nguy cơ rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư, dị dạng... và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...

GS Lê Đức Vy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho hay, tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, nhau thai phải được xử lý ở nơi lò đốt sở tại, không thể mang ra ngoài được. Nhau thai là một loại chất thải y tế, nó không được phép bán trên thị trường. Tất cả các sản phẩm từ con người ra không ai được bán. Kể cả nhập khẩu, không có văn bản nào của Bộ Y tế cho phép nhập bệnh phẩm này cả.
Cục Quản lý Dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành sản phẩm "thuốc thịt người" nêu trên tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân, ngày 9/5, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các đơn vị liên quan để: Phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Ban chỉ đạo 127 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Nhật Hà