Hải quân Mỹ-Việt luyện tập chung trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông
Chuẩn
đô đốc Mỹ Tom Carney (giữa) trả lời phỏng vấn của báo chí trong dịp lễ
đón tiếp chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 15/7/11.
Reuters
AP cho biết là ba tàu chiến thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã tới cảng
Đà Nẵng, miền trung Việt Nam và sẽ neo tại đây trong vòng 5 ngày. Theo
kế hoạch được thông báo, hải quân Mỹ - Việt không tiến hành các cuộc tập
trận bắn đạn thật, mà chỉ cùng trao đổi, luyện tập các phương án cứu hộ
và đối phó với thảm họa tại Biển Đông, giống như các hoạt động mà hải
quân hai nước đã thực hiện trong những năm gần đây.
Cuộc luyện tập chung diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng trong tháng này, đặc biệt là ở vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Ngày 8/4 vừa qua, 8 tàu cá Trung Quốc hiện diện trong khu vực Bãi đá ngầm Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) cách Luzon - đảo chính của Philippines – 120 hải lý (230 km). Manila khẳng định có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý. Do vậy, các tàu chiến của Philippines đã tới ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc. Hai ngày sau, 10/04, hai tàu hải giám của Trung Quốc được điều tới để cản trở tàu chiến Philippines. Theo Bắc Kinh, gần 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cho đến hôm nay, 23/4, các tàu của Trung Quốc và Philippines vẫn ở trong tình thế đối mặt với nhau tại khu vực Bãi đá Scarborough.
Đầu tháng Tư, Việt Nam đã đưa 5 nhà sư ra trụ trì một ngôi chùa được xây dựng trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, để khẳng định chủ quyền của mình.
Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã căng thẳng thêm một nấc từ mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, Việt Nam tố cáo tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc quấy rối, ngăn cản, thậm chí cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định có chủ quyền.
Năm 1988, xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa đã làm hơn sáu chục thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Bắc Kinh coi vùng Biển Đông là một trong những « lợi ích cốt lõi » của Trung Quốc. Còn Washington tuyên bố việc bảo đảm tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Theo giới phân tích, một trong những mục đích của Mỹ khi chuyển hướng chiến lược, tập trung chú ý vào châu Á, là nhằm đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc hiện đang gây nhiều lo ngại cho các nước láng giềng trong khu vực.
Cuộc luyện tập chung diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng trong tháng này, đặc biệt là ở vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Ngày 8/4 vừa qua, 8 tàu cá Trung Quốc hiện diện trong khu vực Bãi đá ngầm Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) cách Luzon - đảo chính của Philippines – 120 hải lý (230 km). Manila khẳng định có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý. Do vậy, các tàu chiến của Philippines đã tới ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc. Hai ngày sau, 10/04, hai tàu hải giám của Trung Quốc được điều tới để cản trở tàu chiến Philippines. Theo Bắc Kinh, gần 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cho đến hôm nay, 23/4, các tàu của Trung Quốc và Philippines vẫn ở trong tình thế đối mặt với nhau tại khu vực Bãi đá Scarborough.
Đầu tháng Tư, Việt Nam đã đưa 5 nhà sư ra trụ trì một ngôi chùa được xây dựng trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, để khẳng định chủ quyền của mình.
Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã căng thẳng thêm một nấc từ mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, Việt Nam tố cáo tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc quấy rối, ngăn cản, thậm chí cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định có chủ quyền.
Năm 1988, xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa đã làm hơn sáu chục thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Bắc Kinh coi vùng Biển Đông là một trong những « lợi ích cốt lõi » của Trung Quốc. Còn Washington tuyên bố việc bảo đảm tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Theo giới phân tích, một trong những mục đích của Mỹ khi chuyển hướng chiến lược, tập trung chú ý vào châu Á, là nhằm đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc hiện đang gây nhiều lo ngại cho các nước láng giềng trong khu vực.