Hải
quân Mỹ - Việt giao lưu một tuần
Cập
nhật: 09:43 GMT – BBC UK - thứ hai, 23 tháng 4, 2012
Tàu
USS Blue Ridge (hình minh họa từ một chuyến thăm Hong
Kong).
Việt
Nam vừa bắt đầu một tuần lễ giao lưu phi tác chiến
với lực lượng hải quân Mỹ vào khi căng thẳng ngấm
ngầm tại Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á
với Trung Quốc vẫn tiếp tục.
Ba
tàu chiến từ Hạm đội 7 của Mỹ mà đi đầu bằng
chiến hạm USS Blue Ridge đã tới Đà Nẵng trong thời
gian diễn ra sự kiện kéo dài 5 ngày bắt đầu từ thứ
Hai, 23/4/2012.
Báo
chí Việt Nam chú ý cách dùng từ cho sự kiện này,
gọi là 'hoạt động trao đổi' của Hải quân Hoa Kỳ
với Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, và không
dùng chữ 'diễn tập'.
Vẫn
theo truyền thông Việt Nam, nhà chức trách và quân đội
nước này tổ chức lễ đón chính thức tại cầu tàu
số 1 của cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Tham
dự buổi lễ được biết có Đại sứ Mỹ tại Việt
Nam David Shear, Tư lệnh Hạm Đội 7 Phó Đô đốc Scott
Swift, thuyền trưởng các tàu cùng nhiều quan chức và
tướng lĩnh của Mỹ.
Theo
các bản tin quốc tế, hải quân Mỹ - Việt sẽ có các
hoạt động như cứu hộ và phòng ngừa thiên tai tại
khu vực mà hiện đang có các căng thẳng về chủ
quyền.
Trung
Quốc, Philippines và các quốc gia khác đều nhận chủ
quyền tại các hòn đảo trên Biển Đông, vốn được
cho là giàu trữ lượng dầu lửa và khí đốt.
"
Thái
độ không đồng nhất của các cơ quan và báo chí
Trung Quốc về Biển Đông là một trong những lý do
có thể gây khủng hoảng"
Báo
cáo của ICG
Điểm
nóng tiềm tàng
Nhiều
nhà bình luận nhìn nhận biển đảo là điểm nóng có
tiềm năng xảy ra xung đột vũ trang.
Trong
một báo cáo của Viện nghiên cứu khủng hoảng quốc
tế (ICG), thái độ không đồng nhất của các cơ quan
và báo chí Trung Quốc về Biển Đông là một trong
những lý do có thể gây khủng hoảng.
Căng
thẳng nổ ra trong tháng này gần một bãi đá ngầm ở
phía bắc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp khi hai
tàu tuần dương của Trung Quốc đã chặn một tàu chiến
của Philippines không cho tàu chiến này bắt giữ các ngư
dân Trung Quốc hôm 10/4.
Tàu
Trung Quốc và Philippine tiếp tục trấn giữ tại bãi đá
này vào hôm thứ Hai chờ đợi cho phía bên kia rút đi.
Hãng
AP nhắc rằng trước đó trong tháng, năm nhà sư Việt
Nam đã ra quần đào Trường Sa để truyền dạy Phật
giáo và bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt
Nam.
Căng
thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên cao điểm hồi hè
năm ngoái sau khi chính phủ Việt Nam cáo buộc Trung Quốc
can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí ngoài
khơi của Việt Nam. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.
Đụng
độ lớn lần cuối trên biên dính dáng tới Trung Quốc
và Việt Nam khiến hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng
là vào năm 1988.
Chính
phủ Trung Quốc gọi Biển Đông là một trong những "ích
lợi cốt lõi" của mình, có nghĩa là họ sẵn sàng
tham chiến để bảo vệ nó.
Hoa
Kỳ thì nói họ có quyền lợi quốc gia trong việc bảo
đảm tự do hàng hải tại vùng biển này và các phân
tích gia cho biết chính phủ Mỹ đang mở rộng sự hiện
diện quân sự của mình tại châu Á để đối trọng
trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại
đây.