THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 May 2011

# Giấy bạc 50000 đồng và cột mốc 1369 - GS Phạm Minh Hoàng


Có nhiều nguyên nhân của sự lạm phát phi mã đang xảy ra, nhưng một trong những nguyên nhân, có lẽ Tàu cộng đã tung tiền gỉa tràn lan vào thị trường VN và không ai có thể phân biệt được tiền nào thật và tiền nào gỉa. Phải nói, Tàu cộng là vua làm gỉa y như thật, từ đồng hồ, bóp đầm, đến chiếc máy bay tàng hình của HK, làm xong chẳng ai dám bay, còn ba đồng tiền polymer chẳng có gì khó với Tàu cộng. 
PS:
Giấy bạc 50000 đồng và cột mốc 1369

Vào tháng 4 năm 2001, sau nhiều xôn xao trong xã hội, Ngân Hàng Nhà Nước VN ra thông báo chính thức về vấn đề tiền giả lưu hành trên thị trường, đặc biệt là tờ giấy bạc 50.000 đồng. Phải nói đây là một sự kiện khá hiếm hoi trong cung cách quản lý của một chế độ độc tài như nước ta - theo đó tất cả những chỉ dấu không có lợi cho chế độ đều bị giữ kín, và chỉ đến khi "chịu không thấu" mới bung ra.

Vào khoảng thời gian đó, các viên chức cao cấp ngành tài chánh đã thú nhận sự bành trướng khỏ kiểm soát của tệ nạn này và thông báo một vài hướng dẫn để phận biệt giả, thật. Các cơ quan thông tấn được chỉ đạo công bố sự kiện trên - trong một chừng mực nào đó rồi lặng im. Tất cả mọi chuyện coi như xong.

Qua những "chừng mực" này, người dân đã thấy màng màng những sự kiện khá trầm trọng. Nếu đối với người buôn bán lẻ thì có nhận vào hoặc chi ra một tờ 50.000 giả có lẽ họ cũng không hay, nhưng đối với giới thương gia hoặc làm ăn lớn hơn thì họ phải đối mặt với chuyện này hầu như hàng ngày hàng giờ. Một người bỏ mối ở chợ Bình Tây đã khẳng định rằng tỷ lệ giấy bạc 50000 giả đang lưu hành trên thị trường là 50%! Một con số khổng lồ! 50% nghĩa là cứ một tờ thật là có một tờ giả. Người này nói: "Khi mối trả tôi 1 xấp tiền 2 triệu bằng 40 tờ 50 ngàn thì họ nói thẳng tỷ lệ bạc giả. Có khi thì 20, có khi lên đến 50. Nếu tôi không nhận thì họ không trả, vì chính khách mua lẻ cũng trả cho họ tiền này...". Kinh khủng hơn nữa, một công nhân ra lãnh tiền ở nhà băng, vốn là nơi phát hiện và thu gom tiền giả cũng nhận được trong xấp tiền lương của mình một ít bạc giả. Cũng chưa hết, trên báo Phụ Nữ số ra ngày 25/4/01, đăng tin một nông dân ở Long An đã nhận được 1 tờ 50000 giả trên đó có đóng mộc "tiền giả" của Ngân Hàng Thương Mại Rạch Kiến...Và sau cùng, nhiều người đã chỉ nhau một "mánh" làm ăn mới: mua tiền giả bằng tiền thật. Một triệu bạc thật "mua" được trên dưới 2 triệu bạc giả. Con số này minh xác lại lời khẳng định của người bỏ mối chợ Bình Tây ở trên và đủ nói lên sự trầm trọng của vấn đề.

Ðến đây chúng ta bắt buộc phải đặt câu hỏi: Nếu trầm trọng thế thì tại sao nhà nước vẫn "bình chân như vại", và từ đâu ra một số lượng tiền lớn như thế ? Câu hỏi đầu có lẽ nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta (và có lẽ cả các giới chức tài chánh). Nhưng từ đâu ra thì không thể nào nhà nước không biết. Trước tiên, để in một tờ bạc giả mà "mắt thường khó nhận ra, phải rờ tới rờ lui để xem độ nhám" như Ngân Hàng Nhà Nước hướng dẫn - thì không phải là một cái máy offset loại nhỏ mà có thể in được; thứ hai, bạc giả cũng có sợi chỉ ẩn giữa hai lớp giấy và cũng có in chìm hình ông Hồ Chí Minh - không phải ai cũng có được loại giấy đặc biệt này; thứ ba, làm thế nào có thể tung ra thị trường một lượng tiền lớn như thế mà guồng máy công an tình báo chìm nổi dầy đặc khắp nơi lại không phát giác nổi ? Nguyễn Thanh Giang và Trần Ðộ đã bị chặn bắt ngay trên đường phố khi trong cặp táp chỉ có vài tờ giấy kia mà ?!
Theo một vài nguồn tin truyền miệng, thì nguồn gốc của bạc giả này không ở trong nước. Nếu ở ngoài nước thì đích thị đã do một "thế lực thù nghịch diễn biến hòa bình", và chắc chắn sẽ bị một làn sóng tố cáo do nhà nước đạo diễn. Nhưng lần này thì hoàn toàn im hơi lặng tiếng vì thế lực ấy lại chính là người đàn anh môi hở răng lạnh của ta là Trung Quốc. Ðiều này chưa hề được chính thức nêu ra, nhưng đã có lần báo chí đã phăng ra nhiều vụ buôn lậu qua biên giới phía Bắc. Họ buôn thuốc lá, phích nước, dầu cù là, phụ tùng, đồ gia dụng... nghĩa là buôn ráo trọi, và trong đó có cả tiền giả. Ở Tịnh Biên (An Giang), Cửa Lò (Nghệ An) là hai tụ điểm buôn lậu lớn ở miền Nam và miền Trung dân buôn lậu buôn không thiếu một giống gì, kể cả ma túy, nhưng tuyệt nhiên không có tiền giả, việc này chỉ có ở biên giới phía Bắc. Có lẽ đây không hoàn toàn là một sự trùng hợp.

Một sự trùng hợp lại càng phải đặt ra khi trong quá khứ của 10 năm trở lại đây có quá nhiều sự kiện "thiếu đoàn kết" từ người anh phương Bắc như thế. Theo dòng thời gian chúng ta có thể kể: trước tiên vụ mua móng trâu, ai bán móng trâu thì được mua với giá rất cao, chỉ có điều mất móng trâu không đi cày được; sau đó đến vụ ốc bươu vàng tàn phá nặng nề cây lúa, tiếp đến là dịch mua mèo rộn lên ở các tỉnh phía Bắc và hiện vẫn đang tiếp tục. Bộ xương mèo được dùng để nấu cao, có loại cao được bán với giá 70USD một trăm gam. Nhiều người từ Nam ra Bắc du lịch đã nói rằng không thấy một nhà nào nuôi mèo, điều đó cũng dễ hiểu vì hiện nay các đường dây buôn mèo đang ráo riết hoạt động, không chỉ một tỉnh, một thành phố mà đã hình thành đường dây liên tỉnh từ Lào sang Cao nguyên Trung phần, từ Nam ra các tỉnh phía Bắc, và điểm chót là biên giới Việt Trung. Vắng mèo chuột hoành hành dữ dội. Cả ba chuyện trên đều có một mẫu số chung là nhắm vào nông nghiệp Việt Nam, đánh vào nguồn sinh sống của 80% dân Việt Nam.

Ðây có thể là những suy đoán của phó thường dân, tuy nhiên những sự kiện "tầm cỡ" hơn lại cũng diễn biến theo cùng chiều như thế mới lạ: trước tiên, vào tháng 7/99 Trung Quốc đã "chơi gác" VN để ký hiệp định thương mại trước với Hoa Kỳ trong khi mọi việc đã chuẩn bị xong; và gần đây nhất vào tháng 12/2001, hiệp định biên giới Việt Trung đã được phê chuẩn với hậu quả là 700 cây số vuông trên bộ và 9000 cây số vuông trên biển được nhường đứt cho Trung Quốc trong sự im lặng tuyệt đối của các cơ quan thông tấn. Cuối tháng 12 nhà nước công bố rình rang ngày cắm cột mốc 1369 tại Móng Cái. Dân chúng xem truyền hình y như xem tin khí tượng cho tàu chạy ven biển, biết sự việc như thế nhưng chẳng hiểu tại sao, và chẳng biết chuyện gì đã xảy ra! Ðảng Cộng Sản VN đang dùng thời gian và ưu tư "cơm, áo, gạo, tiền" của người dân để dần xóa nhòa tội lỗi của mình như đã làm với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thì vẽ cho to, cho rõ, ra điều cho thấy vẫn là lãnh thổ của mình, nhưng mỗi lần Tết đến chỉ thấy rủ nhau đi ủy lạo chiến sĩ Trường Sa, còn các chiến sĩ Hoàng Sa thì hình như đã lâu không thấy đi thăm và cũng chẳng ai nhắc tới...

Những diễn biến trùng hợp này đưa đến kết luận nào ? Hậu xét. Nhưng bây giờ hãy trở lại với vụ tiền giả lúc ban đầu. Tháng 4/01, sau khi có phản ứng chính thức về vụ giấy bạc 50000 đồng giả, Ngân hàng Nhà Nước cẩn thận thông báo rằng giấy mệnh giá 100.000 chưa bị liên hệ. Nhưng vào cuối tháng giêng năm 2002, tại Sàigòn, một thanh niên xỉa ra 50 tờ 100.000 để mua 1 lượng vàng và chủ tiệm kim hoàn đã khám phá ra tất cả đều là bạc giả...

Ðến nay vẫn chưa thấy nhà nước phản ứng. Có lẽ còn quá mới, nhưng có lẽ cũng là bí mật quốc gia, bí mật y như hiệp định biên giới Việt Trung và quần đảo Hoàng Sa vậy. Phải giữ cho kín, chỉ đến khi nào "chịu không thấu" mới bung ra. Nhưng có điều kỳ này khác tin khí tượng như mọi khi: người dân không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng họ biết chuyện gì sẽ phải làm.

Ðược như vậy mong lắm thay!
Phan Kiến Quốc
03/2002