THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 November 2010

Nghĩ về giáo dục nhân Ngày Nhà Giáo


2010-11-18

Ngày Nhà Giáo Việt Nam hay còn được gọi là Ngày Hiến Chương Nhà Giáo, hàng năm được cả nước tổ chức vào ngày 20 tháng 11.

Photo courtesy of giaoduc.com.vn

Ngày Nhà Giáo Việt Nam


Mục đích chính nhằm tôn vinh những giáo chức, nhà mô phạm nói chung là các thầy cô phục vụ trong ngành giáo dục, đào tạo. 

Tôn vinh thầy cô

Nhân ngày này, theo thông lệ, các thầy cô nhận quà biếu từ học trò để tỏ lòng biết ơn họ, đây cũng là dịp để giới hữu trách đánh giá lại hoạt động ngành giáo dục, đồng thời đặt kế hoạch nhằm nâng cao phẩm chất của ngành giáo dục Việt Nam. 

Ngày Nhà Giáo Việt Nam được chánh phủ thiết lập từ năm 1982 nhằm mục đích phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới, kiểm điểm những công việc đã làm, rèn luyện phẩm chất, năng lực hầu hoàn thành nhiệm vụ cao cả, được đất nước và xã hội giao phó.

Dịp này, ngành giáo dục phối hợp với chánh quyền địa phương, đoàn thể nhân dân tổ chức khen thưởng các giáo viên lập thành tích xuất sắc trong việc giảng dạy cho hậu thế. Trung ương cũng nhắc nhở việc tổ chức cần được tiến hành trong tinh thần thiết thực, tránh các hình thức phô  trương gây phiền hà cho cha mẹ học sinh và cho các em học sinh.

Vì luôn được xem là một nghề cao quý, gương mẫu, trong sạch, cho nên công việc của các thầy cô giáo được xã hội Việt Nam coi trọng qua câu nói "Tôn sự trọng đạo" hay "Không thầy đố mày làm nên" hoặc "Muốn sang thì bắc Cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy."

Học trò tự nguyện rủ nhau đến trường hay đến nhà thăm thầy, cô, biếu những món quà nhỏ, dễ thương...

Bà Ngọc ở SG

Bà Ngọc, một phụ huynh có con theo học bậc tiểu học, trung học ở Saigon cho biết hoạt động 'đi tết' thầy cô giáo để bày tỏ lòng biết ơn cuả học sinh và phụ huynh nhân dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam:

"Mấy học trò có quan niệm mến thầy, mến cô, biếu quà chút đỉnh mà vui vẻ, mừng lắm. Học trò tự nguyện rủ nhau đến trường hay đến nhà thăm thầy, cô, biếu những món quà nhỏ, dễ thương, như cục xà bông, chai xịt tóc, kéo nhau cả bầy tới thăm cô giáo, thầy giáo nữa."

Biến tướng quà tặng

Trong khi đó một giáo viên, thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội, nói lên suy nghỉ về 'biến tướng' cuả hình thức quà biếu cho các thầy cô giaó nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam:

"Gần đây, 20 tháng 11, đã mất dần ý nghĩa của nó, cái sự xuống cấp về đạo đức, cái giả dối xã hội, tham nhũng, sự biến chất của các thầy cô, làm cho ngày này thành gánh nặng cho phụ huynh học sinh. Đại bộ phận thầy cô còn lại bị ảnh hưởng lây cho cái xu hướng đó, vì hầu hết ban lãnh đạo các trường học ở Việt Nam nẩy sinh ra nạn bắt nhân dân đóng tiền, để làm quà, cho các thầy cô giáo, bản chất là tham nhũng, là tiêu cực thôi. 

giaoduc.com-250.jpg
Tình thầy trò. Photo courtesy of giaoduc.com
Họ tặng quà cho thầy cô giáo bằng tiền của phụ huynh, trường nào ít thì đóng 5 trăm ngàn, có trường lên đến đôi triệu đồng, cho thầy cô. Thật ra số tiền này không nhiều so với mức sống, nhưng mà ít nhiều nó là trực tiếp bắt phụ huynh học sinh đóng. 

Cứ nói đến ngày 20 tháng 11 thì nhiều người buồn lắm, phải làm thế nào để ngày nhà giáo có đúng ý nghĩa, tôn vinh các nhà giáo, không thể dùng chuyện ép phụ huynh, ép nhân dân đóng tiền, thực chất hành vi ấy bôi nhọ giáo viên. Chúng tôi rất buồn, phải nói rằng những thầy cô đấu tranh cho sự trong sáng của ngành giáo dục đều đã bị trù dập, có thể nói là hầu hết các cấp đều không giải quyết."

Vào dịp này, thầy Khoa cũng đưa ra một số nhận định về tình trạng ngành giáo dục nước nhà:

"Cách thì đầy ra đấy, nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam thì có cả, người ta biết cả nhưng không thể vận dụng được, không làm được do những thói quen, suy nghỉ, rất trì trệ, của đội ngũ giáo viên, của quan chức Việt Nam, những người lãnh đạo ngành giáo dục. 

Nâng cao giáo dục là một việc cực kỳ khó, bản thân giáo viên ở Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, muốn nâng cao chất lượng lên cũng không dễ mấy, mà rất khó, nhất là trình độ về tin học. Người nào cứ ù lì, ba phải, gió chiều nào theo chiều ấy là xong việc, chính vì thế cải cách, đổi mới giáo dục Việt Nam rất khó, gặp cản trở từ nhiều phía, nhiều người, từ giới lãnh đạo đã đành rồi, nhưng cũng chính con người các thầy cô giáo. Có thể nói là giáo viên ngoài việc dạy chuyên môn của mình, thì ra ngoài đời cái kỹ năng làm việc, kỹ năng sống khác của giáo viên là rất kém."

Phải làm thế nào để ngày nhà giáo có đúng ý nghĩa, tôn vinh các nhà giáo, không thể dùng chuyện ép phụ huynh đóng tiền, thực chất hành vi ấy bôi nhọ giáo viên.

Thầy Đỗ Việt Khoa

Báo chí trong nước dành nhiều thông tin, hình ảnh về không khí nhộn nhịp với thị trường quà tặng tấp nập, các loại hoa tươi tràn ngập trong siêu thị, ngoài chợ trời, chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam, khiến người ta cảm thấy vui lây với các thầy cô, nhân lễ hội lớn dành riêng cho giao giới.

Tuy nhiên, theo báo Dân Trí thì đối với một số giáo sinh đang học tập, rèn luyện để trở thành các thầy cô tương lai, con đường trước mắt để được làm nhà giáo vốn đã nhỏ hẹp, nay lại càng khó nhọc, gian nan hơn. Đó là những rào cản, bất công, chèn ép, tình trạng coi trọng đồng tiền và 'mối quan hệ", nạn "con ông, cháu cha"… đang làm vấy bẩn bục giảng.

Theo dòng thời sự: