ĐẤT VIỆT - 20/10/2013
(Quan hệ quốc tế) - "Trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ".
Luật sư Paul Reichler thuộc công ty Luật Foley Hoag (Mỹ) đã trả lời báo chí liên quan đến vấn đề Philippines kiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc (TQ) ra tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan. Ông là trưởng đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện này.
Paul Reichler cho biết, theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, phân xử trọng tài tính từ lúc mở đầu đến khi kết thúc thường mất 3-5 năm. Thường có hai bên đấu lý trong các vụ phân xử trọng tài quốc tế. Tiến trình phân xử lần này sẽ nhanh hơn nhiều nếu TQ không tham gia vụ kiện.
“Vì tòa án vẫn chưa quyết định quy trình tố tụng cho đến khi Philippines nộp biên bản biện hộ, rất khó dự đoán thời gian để hoàn tất phân xử trọng tài tính từ ngày 30/4/2014”, ông Paul Reichler nói.
Paul Reichler cũng cho rằng tiến trình phân xử để hoàn tất vụ kiện sau khi Philippines nộp biên bản biện hộ có thể mất 6-12 tháng.
Hiện tòa đã thông qua các quy tắc tố tụng. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp biên bản biện hộ vào ngày 30/4/2014. Thông thường, nước phản hồi (TQ) sẽ được tòa cho thời gian tương đương (tám tháng) để nộp biên bản kháng biện. Lúc đó, theo tiến trình bình thường, hai bên sẽ tiếp tục nộp biên bản biện hộ vòng hai. Philippines sẽ có 4-5 tháng để nộp biên bản kháng biện và TQ sẽ có chừng đó thời gian để nộp biên bản phản kháng.
“Dù vậy, vì TQ thông báo không tham gia vụ kiện nên tòa chỉ ấn định ngày để Philippines nộp biên bản biện hộ”, ông Paul Reichler cho biết.
Các lập luận cốt lõi của Philippines trong vụ kiện
Theo luật sư Paul Reichler, hiện Philippines cho rằng: Đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của TQ giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Philippines cũng như TQ và các quốc gia ven biển khác ở biển Đông có các đặc quyền ở vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của TQ.
Trong tám thực thể địa lý ở biển Đông TQ đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý.
Tóm lại, các đặc quyền về biển của TQ ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.
Trước những lập luận này nhiều ý kiến lo ngại Trung Quốc phớt lờ phán quyết bất lợi cho họ, luật sư Paul Reichler cho rằng trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ.
“Trong trường hợp TQ, chúng tôi nhận thấy đây là một cường quốc đang mong muốn mở rộng ảnh hưởng ra quốc tế… Hãy nghĩ đến lợi ích kinh tế mang lại cho các nước giàu và quyền lực trong khu vực nếu tranh chấp này được giải quyết và việc đầu tư khai khác tài nguyên ở biển Đông được tiến hành”.
Phương Nguyên (lược theo WSJ/PLTPHCM)
Luật sư Paul Reichler thuộc công ty Luật Foley Hoag (Mỹ) đã trả lời báo chí liên quan đến vấn đề Philippines kiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc (TQ) ra tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan. Ông là trưởng đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện này.
Paul Reichler cho biết, theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, phân xử trọng tài tính từ lúc mở đầu đến khi kết thúc thường mất 3-5 năm. Thường có hai bên đấu lý trong các vụ phân xử trọng tài quốc tế. Tiến trình phân xử lần này sẽ nhanh hơn nhiều nếu TQ không tham gia vụ kiện.
“Vì tòa án vẫn chưa quyết định quy trình tố tụng cho đến khi Philippines nộp biên bản biện hộ, rất khó dự đoán thời gian để hoàn tất phân xử trọng tài tính từ ngày 30/4/2014”, ông Paul Reichler nói.
Paul Reichler cũng cho rằng tiến trình phân xử để hoàn tất vụ kiện sau khi Philippines nộp biên bản biện hộ có thể mất 6-12 tháng.
Hiện tòa đã thông qua các quy tắc tố tụng. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp biên bản biện hộ vào ngày 30/4/2014. Thông thường, nước phản hồi (TQ) sẽ được tòa cho thời gian tương đương (tám tháng) để nộp biên bản kháng biện. Lúc đó, theo tiến trình bình thường, hai bên sẽ tiếp tục nộp biên bản biện hộ vòng hai. Philippines sẽ có 4-5 tháng để nộp biên bản kháng biện và TQ sẽ có chừng đó thời gian để nộp biên bản phản kháng.
“Dù vậy, vì TQ thông báo không tham gia vụ kiện nên tòa chỉ ấn định ngày để Philippines nộp biên bản biện hộ”, ông Paul Reichler cho biết.
Các lập luận cốt lõi của Philippines trong vụ kiện
Theo luật sư Paul Reichler, hiện Philippines cho rằng: Đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của TQ giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Ngày 29/1, tờ Inquirer Philippines đưa tin, một bản đồ mới chính thức đổi tên khu vực hàng hải phía Tây của quần đảo trên Biển Tây Philippines và miêu tả cụ thể phạm vi vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) mà Philippines khẳng định họ được hưởng theo quy chế Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đang chờ được Tổng thống Aquino chính thức thông qua. |
Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của TQ.
Trong tám thực thể địa lý ở biển Đông TQ đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý.
Tóm lại, các đặc quyền về biển của TQ ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.
Trước những lập luận này nhiều ý kiến lo ngại Trung Quốc phớt lờ phán quyết bất lợi cho họ, luật sư Paul Reichler cho rằng trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ.
“Trong trường hợp TQ, chúng tôi nhận thấy đây là một cường quốc đang mong muốn mở rộng ảnh hưởng ra quốc tế… Hãy nghĩ đến lợi ích kinh tế mang lại cho các nước giàu và quyền lực trong khu vực nếu tranh chấp này được giải quyết và việc đầu tư khai khác tài nguyên ở biển Đông được tiến hành”.
Phương Nguyên (lược theo WSJ/PLTPHCM)