THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 October 2013

Khiếp sợ lẩu chua axit, nấu nhừ nhờ bột tẩy bồn cầu!

- Cho axit vào nồi lẩu tạo chua, hầm đồ ăn bằng bột tẩy bồn cầu, bò viên từ thịt chuột cống, ăn bắp rang bơ lo hại não... là những thông tin khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang lo lắng trong tuần qua.

Tâm điểm: Cho axit vào nồi lẩu tạo chua
Những quán lẩu luôn hút khách khi thời tiết bắt đầu se lạnh. Song, thực khách ít ai quan tâm đến chuyện để làm lên nồi lẩu thơm ngon đó, chủ quan đã cho những thứ gia vị, hóa chất gì.
Tại một quán lẩu Thái gần chân cầu Long Biên, và nhiều quán lẩu vỉa hè Hà Nội, để chế được nước lẩu ngon, chủ quán thường hòa axit chanh vào nồi lẩu nhằm tạo độ chua thay thế cho việc dùng các loại quả tao chua truyền thồng như: chanh, me, sấu. Loại axit chanh này bán tràn lan ở chợ Đồng Xuân, giá 65.000 đồng/kg.
Theo TS. Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng Phòng Thí nghiệm trọng điểm (Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam), axit chanh còn có tên là Axít citric - một chất bảo quản và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm. Nếu dùng axit chanh quá lượng quy định có thể tổn hại đến men răng. Khi tiếp xúc gần mắt, có thể gây bỏng và làm mất thị giác. Ngoài ra còn làm tổn hại và bạc màu tóc. 
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Được biết, các chủ quán lẩu hiện nay không chỉ sử dụng axit chanh để tạo độ chua cho nước lẩu mà còn dùng rất nhiều hóa chất độc hại khác.
Nóng: Dùng bột tẩy bồn cầu hầm đồ ăn
Thường phải mất cả tiếng đồng hồ để ninh nhừ đồ ăn, nhưng nay chỉ cần 20 phút đồ ăn sẽ nhừ hết. Bột nhừ (bột khai) đang trở thành “bí quyết làm mềm xương, mềm thịt vừa nhanh vừa ngon” tại nhiều quán, cửa hàng chế biến đồ ăn sẵn. Thậm chí cả khi luộc lạc, luộc ngô, khoai, sắn người ta cũng dùng loại bột này để rút ngắn thời gian chế biến...
Các chủ quán cơm bình dân, quán phở, quán nhậu, quán chè... cũng dùng bột nhừ để rút ngắn thời gian hầm đồ ăn, tiết kiệm chi phí.
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng (ĐH Khoa học Tự nhiên), bột nhừ chính hiệu bản chất là các enzim tiêu hóa, được sử dụng để làm mềm thức ăn nhanh nhưng rất khó sản xuất đại trà và giá không hề rẻ. Ở Việt Nam chưa sản xuất được bột nhừ chính hiệu, nếu nhập về và bán thì giá phải lên đến hàng triệu đồng/kg. 
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Trên thị trường hiện nay, nhiều người bán nhập nhèm bột mềm công nghiệp (thường có thành phần asen, thủy ngân và nhiều tạp chất khác) giá rẻ, vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà... với bột mềm thực phẩm.
Nhiều chuyên gia y tế cho biết, asen cũng là chất cực độc. Nếu thâm nhập cơ thể con người mỗi ngày một ít với liều lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài, chất này sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, sạm da, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày và ruột... Lâu dài hơn, asen còn có thể gây ung thư.
Tran lan hàn the, đường hóa học: Hàn the bị tuyệt đối cấm dùng trong thực phẩm vì có thể gây ung thư, đường hóa học cũng bị giới hạn liều lượng sử dụng trong thực phẩm nhưng cả hai loại này đang được bán tràn lan tại các chợ với giá rẻ bèo.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Đường hóa học mua lẻ thì được, mua nhiều phải qua Chợ Lớn. Còn hàn the bán tràn lan, mua bao nhiêu cũng có. “Cá, tôm ươn sình, chỉ cần ướp chút hàn the sau đó ướp nước đá là cá tôm cứng ngắc”.
Bò viên thịt chuột cống vào nhà hàng: Tại Phnom Penh (Campuchia), những con chuột sống trong cống rãnh được người dân săn bắt để đưa vào xưởng chế biến làm thịt bò viên. Từ đó, bò viên thịt chuột cống Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và tỏa đến các nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Ăn bắp rang bơ có thể hại sức khỏe: Những ai đã ăn bắp rang bơ đều công nhận món ăn này có mùi quá ư hấp dẫn, nhưng mấy ai biết có thể bắp rang đã được trộn với một hoá chất có tên diacetyl (DA) nên mới thơm bơ đến thế. Mùi bơ hấp dẫn này là kẻ tội đồ vì tác hại trầm trọng đến sức khoẻ con người.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Khăn giấy ướt độc gây rối loạn nội tiết trẻ em: Hiệp hội Người tiêu dùng Pháp vừa cảnh báo nhiều loại khăn giấy ướt của các thương hiệu nổi tiếng: Pampers, Nivea, Mixa, Carrefour... chứa những chất phénoxyéthanol, parabène có khả năng gây độc cho gan, ảnh hưởng hệ sinh dục, gây rối loạn nội tiết... của trẻ. Tại Việt Nam, sản phẩm khăn giấy ướt rất phổ biến và được nhiều bà mẹ trẻ ưa chuộng.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Bs. Bùi Văn Khánh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong khăn giấy ướt đều phải có tỉ lệ nhất định hóa chất bảo quản, hương liệu chống vi khuẩn và nấm mốc có hại, nếu hàm lượng quá cao có thể gây nguy cơ dị ứng, kích ứng da, đặc biệt đối với những trẻ có da mẫn cảm, dễ bị dị ứng.
Bánh kẹo ngoại hết date tràn lan: Trên thị trường có một số các dòng bánh cao cấp công bố là nhập khẩu từ châu Âu, song thực chất được sản xuất tại châu Á và đóng gói ở Việt Nam. Có cơ sở kinh doanh nhỏ còn gom các loại bánh xá, đồng thời thu mua bao bì của các loại bánh có thương hiệu, các dòng bánh ngoại nhập để làm hàng nhái.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Bên cạnh đó, hàng Tết sản xuất thừa, thay vì tiêu hủy, nhiều cơ sở cạo đi hạn sử dụng cũ, thêm “tuổi thọ” cho sản phẩm, bán ra thị trường với giá rẻ hơn.
Lạ: Nghề bế lợn thuê
Tại chợ heo (lợn) Bà Rén ở xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn (Quảng Nam), có những phụ nữ chuyên công việc bế lợn thuê - công việc độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
lợn, bột tẩy bồn cầu, lẩu, axit, khăn giấy ướt, hàn the 
Thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bế heo lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể của người, còn lại là trọng lượng thực tế của con heo. Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500-1.000 đồng tiền công. “Đôi khi bế heo còn dính phân nữa kia, nhớp nháp, bẩn thỉu lắm. Nhưng chúng tôi vẫn làm vì miếng cơm manh áo, với lại cũng quen rồi. Bế mà không chắc, sơ xảy là heo chạy mất chứ không giỡn chơi. Mà mất thì tiền mô mà đền”, cô Nguyễn Thị Yến (ở Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự.
Bảo Hân(tổng hợp)