Quan điểm dứt khoát của Seoul đối với yêu cầu của Bắc Kinh đã được chính nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nêu bật trong cuộc họp Thượng đỉnh với đồng nhiệm Philippines Benigno Aquino ngày 17/10/2013.
Theo nhật báo Chosun Ilbo, trong cuộc họp, Tổng thống Park Geun Hye không những đã cám ơn Tổng thống Aquino về quyết định đặt mua loại phi cơ FA-50 của Hàn Quốc, mà lại còn yêu cầu đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng.
Còn tờ Yomiuri Shimbun cho biết, Hàn Quốc đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và nói rằng Seoul không thể chấp nhận “sự can thiệp” vào hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc, một vấn đề mang tính chất lợi ích quốc gia.
Nhân chuyến công du Hàn Quốc của Tổng thống Philippines, hai nước đã đạt được thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong nhiều lãnh vực, trong đó có công nghiệp quốc phòng. Chính trong thỏa thuận về công nghiệp quốc phòng mà Philippines đã đàm phán với Hàn Quốc về hợp đồng mua 12 chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc chế tạo trên cơ sở loại máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle sẵn có.
Về mặt chính thức, Hàn Quốc lẽ dĩ nhiên đã bác bỏ thông tin trên tờ Yomiuri Shimbun về sức ép của Trung Quốc. Thế nhưng, một cách không chính thức, nhiều quan chức chính quyền Seoul đã xác nhận áp lực này.
Một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết : “Mỗi lần truyền thông Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về hợp đồng mua bán máy bay FA-50, Trung Quốc đều đã có phản ứng nhạy cảm và tìm cách xác minh các thông tin đó qua các kênh ngoại giao”.
Quan chức chính phủ này khẳng định rằng thương vụ bán chiến đâu cơ cho Philippines sẽ tiếp tục được xúc tiến.
Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Bắc Kinh gây sức ép trên Seoul về thương vụ kể trên, một quan chức chính quyền Hàn Quốc khác nhận xét : “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhiều lần phản đối (việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Philippines) thông qua đại sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”.
Ngoài hợp đồng mua chiến đấu cơ FA-50, báo chí Hàn Quốc còn cho biết là Manila cũng đang đàm phán với Seoul về hợp đồng khoảng 650 triệu đô la để mua hộ tống hạm do Hàn Quốc chế tạo.
Ngoài Philippines, Việt Nam và Indonesia là hai nước Đông Nam Á khác đã mua, hay sắp sửa mua vũ khí của Hàn Quốc.
Theo nhật báo Chosun Ilbo, trong cuộc họp, Tổng thống Park Geun Hye không những đã cám ơn Tổng thống Aquino về quyết định đặt mua loại phi cơ FA-50 của Hàn Quốc, mà lại còn yêu cầu đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng.
Còn tờ Yomiuri Shimbun cho biết, Hàn Quốc đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và nói rằng Seoul không thể chấp nhận “sự can thiệp” vào hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc, một vấn đề mang tính chất lợi ích quốc gia.
Nhân chuyến công du Hàn Quốc của Tổng thống Philippines, hai nước đã đạt được thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong nhiều lãnh vực, trong đó có công nghiệp quốc phòng. Chính trong thỏa thuận về công nghiệp quốc phòng mà Philippines đã đàm phán với Hàn Quốc về hợp đồng mua 12 chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc chế tạo trên cơ sở loại máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle sẵn có.
Về mặt chính thức, Hàn Quốc lẽ dĩ nhiên đã bác bỏ thông tin trên tờ Yomiuri Shimbun về sức ép của Trung Quốc. Thế nhưng, một cách không chính thức, nhiều quan chức chính quyền Seoul đã xác nhận áp lực này.
Một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết : “Mỗi lần truyền thông Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về hợp đồng mua bán máy bay FA-50, Trung Quốc đều đã có phản ứng nhạy cảm và tìm cách xác minh các thông tin đó qua các kênh ngoại giao”.
Quan chức chính phủ này khẳng định rằng thương vụ bán chiến đâu cơ cho Philippines sẽ tiếp tục được xúc tiến.
Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Bắc Kinh gây sức ép trên Seoul về thương vụ kể trên, một quan chức chính quyền Hàn Quốc khác nhận xét : “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhiều lần phản đối (việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Philippines) thông qua đại sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”.
Ngoài hợp đồng mua chiến đấu cơ FA-50, báo chí Hàn Quốc còn cho biết là Manila cũng đang đàm phán với Seoul về hợp đồng khoảng 650 triệu đô la để mua hộ tống hạm do Hàn Quốc chế tạo.
Ngoài Philippines, Việt Nam và Indonesia là hai nước Đông Nam Á khác đã mua, hay sắp sửa mua vũ khí của Hàn Quốc.