Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-12-21Nước lũ rút chậm ảnh hưởng lịch xuống giống vụ đông xuân 2011-2012 ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình này có thể gây khó khăn cho nông dân và giảm sản lượng lúa thu họach. Lũ xuống chậm: Gieo sạ trễNgười trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long đã không thể xuống giống vụ đông xuân đồng loạt theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Nguyên do là vì nhiều nơi cả trong và ngoài đê bao vẫn còn ngập nước trong khi khả năng bơm tát bị giới hạn.Một người dân vùng sông nước Cửu Long mô tả cho chúng tôi về tình hình thực tế ở thời điểm chỉ còn 10 ngày là hết năm dương lịch 2011. Ông nói: "Lịch gieo sạ đông xuân năm nay trễ khoảng 1 tháng so với năm ngoái, tuy nước rút chậm nhưng chờ nước ròng thủy triều xuống thì mình có thể bơm xả nước ra, tuy vậy vùng Tứ giác Long Xuyên hiện tại họ chưa sạ được. Những vùng chịu ảnh hưởng như bán đảo Cà Mau bị ít thôi, vì người ta chủ động bơm tát từ trước hiện tại lúa đã trổ rồi nhưng có nguy cơ nước mặn xâm nhập…Chỗ tôi thường làm đông xuân sớm nhưng năm nay nước lũ về sớm nhưng lại rút chậm, bắt buộc mình phải sạ trễ, hiện tại mới xuống giống được hai tuần lễ." Chỗ tôi thường làm đông xuân sớm nhưng năm nay nước lũ về sớm nhưng lại rút chậm, bắt buộc mình phải sạ trễ, hiện tại mới xuống giống được hai tuần lễ. Kế hoạch xuống giống đã bị phá vỡ ngay trong những tuần đầu tiên, tháng 11 vừa qua đáng lẽ đồng bằng sông Cửu Long phải gieo sạ 700.000 héc-ta và trong tháng 12 gieo sạ tiếp 800.000 héc-ta còn lại. Nhưng mọi việc đã không diễn ra như vậy, cho đến đầu tháng 12, toàn vùng mới chỉ gieo sạ được khoảng 300.000 héc-ta. Ngành nông nghiệp kêu gọi nông dân cố gắng hoàn tất gieo sạ trong tháng 12 hoặc chậm nhất vào ngày 10/1/2012. Tối 19/12 ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cho chúng tôi biết những diễn biến mới nhất: "Qua kiểm tra hôm qua thì chúng tôi có thể nói là trong 10 ngày còn lại của tháng 12 sẽ xuống giống tập trung hết. Một mặt nhà nước đã hỗ trợ tiền kinh phí để bơm tát, thứ hai nữa vào thời điểm cuối tháng 12 nước sẽ rút nhanh hơn. Hy vọng từ nay đến cuối tháng 12 sẽ xuống giống khoảng 500.000 héc-ta nữa, như vậy sẽ có khoảng 100.000 héc-ta không xuống giống kịp trong tháng 12 mà phải chuyển sang đầu tháng 1." Khả năng thời vụ xuống giống bị trễ của vụ đông xuân sẽ ảnh hưởng đến vụ hè thu và cả vụ thu đông. Như vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng năng suất vụ đông xuân, vụ hè thu và thu đông. Tuy nhiên tất cả những điều đó mới chỉ là dự báo. Sản lượng lúa của Việt Nam trọn năm 2011 được báo cáo là đạt 42 triệu tấn như kế họach, dù có lũ lớn xảy ra trong vụ thu đông tức vụ ba ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy dự báo cho sang năm, hôm 15/12 hãng Reuters trích lời ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt nói rằng tình trạng xuống giống chậm vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long vì nước rút chậm, có thể làm giảm sản lượng lúa khoảng 1 triệu tấn. Như vậy tổng sản lượng lúa của Việt Nam dự kiến đạt 41 triệu tấn trong năm 2012. Ông Nguyễn Trí Ngọc phát biểu với chúng tôi: "Khả năng thời vụ xuống giống bị trễ của vụ đông xuân sẽ ảnh hưởng đến vụ hè thu và cả vụ thu đông. Như vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng năng suất vụ đông xuân, vụ hè thu và thu đông. Tuy nhiên tất cả những điều đó mới chỉ là dự báo. Ngoài ra thì sự tập trung chỉ đạo và sự phấn đấu của bà con nông dân và đặc biệt thời tiết sẽ tác động cụ thể đến năng suất và sản lượng của năm 2012." Xuất khẩu 2012 nhiều khó khăn hơn 2011Hiện nay lúa vụ ba tức thu đông 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch gần xong, giá lúa đã đứng lại không giảm sâu thêm nữa, giá lúa khô loại thường giao tại kho doanh nghiệp từ 6.000 đến 6.300 đ/kg, điều này có nghĩa thương lái mua lúa tươi tại ruộng vào khoảng hơn 5.000đ/kg. Với giá này nông dân còn lãi rất ít, một số người nói là giá thành đầu vào trung bình trên dưới 4 ngàn đồng/kg.Những ngày cuối năm dương lịch, thị trường trầm lắng cùng với thông tin Việt Nam mất khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo giá rẻ. Nông dân hy vọng khi thu hoạch vụ đông xuân sau Tết, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tránh ứ đọng lúa. Một người trồng lúa phát biểu: khả năng bền sức tham gia thị trường gạo xuất khẩu với giá rẻ hơn gạo Việt Nam từ 80 tới 100 USD /tấn của Ấn Độ và Pakistan là một ẩn số, đối với việc dự báo lượng hợp đồng xuất khẩu sắp tới của doanh nghiệp gạo Việt Nam "Nếu không tính tiền thuê đất, vụ trước tôi làm giá thành 1 kg lúa khoảng 3.800đ lúc đó tôi bán 7.500 đ/kg, với giá lúa hiện nay lợi nhuận chỉ còn 40%." Kế hoạch xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2011 của Việt Nam sắp hoàn tất và có khả năng đạt mức 7,2 triệu tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1/1 đến ngày 15/12 các doanh nghiệp xuất khẩu đã bán ra nước ngoài gần 6.900.000 tấn gạo trị giá gần 3,4 tỷ USD. Giới kinh doanh nói với chúng tôi, khả năng bền sức tham gia thị trường gạo xuất khẩu với giá rẻ hơn gạo Việt Nam từ 80 tới 100 USD /tấn của Ấn Độ và Pakistan là một ẩn số, đối với việc dự báo lượng hợp đồng xuất khẩu sắp tới của doanh nghiệp gạo Việt Nam. Nếu năm 2012 Việt Nam giảm lượng gạo xuất khẩu thì mức tồn kho sẽ cao giá lúa gạo nội địa theo đó sẽ hạ giảm. Có một điều dễ hiểu là chính phủ Việt Nam kỳ vọng giá lúa gạo ổn định để kềm chế lạm phát, tiên liệu về tình trạng ứ đọng khi vụ đông xuân thu hoạch rộ những tháng sau Tết, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn loan báo về khả năng mua tạm trữ theo giá thị trường và bảo đảm nông dân có lời từ 30% giá thành trở lên. Theo dòng thời sự:
|
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog