THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 September 2013

Nịnh thối!



baochi-nhabao

Đọc trên VTC News có bài: Lũ quét bản Khoang, hành trình trách nhiệm, tình thương viết về chuyện Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận trực tiếp và nhanh chóng lên ngay bản Khoang, nơi vừa bị lũ đá, làm chết và bị thương nhiều giáo viên, người dân. Tin bản Khoang rất xúc động, đặc biệt sắp tới ngày khai giảng, các giáo viện đã tựu trường và ngay đêm đó là lũ đá. Phải gọi đúng tên là lũ đá.
Hành động bỏ hết các cuộc họp và lên tàu đi Lào Cai ngay của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận rất đáng trân trọng.
Ông đã lên đường vì tấm lòng.
Nhưng chắc ông đọc bài này cũng không thấy vui vì nhà báo toàn bám lấy ông tả nào là ngồi trên tàu như thế nào, xem ipad ra sao, hút thuốc thế nào, ánh mắt nhìn ra sao, bước chân đi thế nào, vân vân và vân vân.
Cái mà người đọc quan tâm trong chuyến đi của Bộ trưởng là: Thúc giục địa phương nhanh chóng vượt qua khó khăn, thúc giục việc thực hiện các chính sách, đề nghị di dời dân, cần phải đưa ra những quyết sách dài hơi an toàn cho người dân, cho thầy cô giáo….thì trong bài báo rất ít đề cập.
90% nội dung bài viết chỉ nhăm nhăm tả Bộ trưởng.
Việc Bộ trưởng tới thăm dân, thăm thầy cô vùng lũ đá là đáng trọng, đáng cám ơn ông, nhưng suy cho cùng, đó là trách nhiệm, và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong trường hợp này đã xứng đáng với trách nhiệm của một công bộc.
Còn người viết bài thì có lẽ mải mê miêu tả từ ngoài vào trong của Bộ trưởng như là lấy điểm với Bộ trưởng mà quên nhiệm vụ của mình: Phản ánh thực tế tại địa phương và giỏi hơn thì đưa ra những kiến nghị sắc sảo.
Ví dụ vài đoạn trích trong bài báo:
“Trong khoang của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đèn đóm tắt hết, nhưng góc giường của ông iPad luôn lấp lánh ánh sáng, đảo liên tục từ trang web này đến trang web khác nhưng các lệnh tìm kiếm đều có hai từ khóa: Lũ quét, Bản Khoang… Khuôn mặt ông hằn sâu suy nghĩ không yên.
Dường như Bộ trưởng đang trĩu nặng những lo lắng trước tin dữ báo về từ Bản Khoang. Nơi đó – những giáo viên, học sinh của ông đang chịu đau đớn bởi những vết thương do quăng quật vào đá núi, tinh thần còn bất ổn trước thiên tai.
Nơi đó, ngôi nhà công vụ mỗi ngày giáo viên ngồi soạn giáo án lên lớp, hạnh phúc chăm con thơ, vun vén hạnh phúc nhỏ bé… bị san phẳng. Nơi đó, những điểm trường đang chìm ngập trong bùn, đá. Đau đớn hơn, nơi đó đang vọng tiếng khóc thương xé lòng của cặp vợ chồng giáo viên bỗng mất đi đứa con yêu dấu…
Một lúc, với lấy bao thuốc đặt trên bàn, Bộ trưởng ra đầu toa. Bóng ông in trên thành tàu như còng xuống. Ông đang hút thuốc, điều ít thấy với vị lãnh đạo ngành Giáo dục. Châm một đốm lửa đỏ đốt cho nhanh thời gian dằng dặc của đêm dài chờ đợi….”

BÀI 2.  Lũ quét Bản Khoang: Hành trình trách nhiệm, tình thương

THEO VTC
Bỏ lại mọi cuộc họp quan trọng, Bộ trưởng Luận đến với vùng lũ dữ, nơi những con ngườiđang khó khăn, mất mát, họ cần ông lúc này.
“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là người đến Bản Khoang còn nhanh hơn cả nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các huyện lân cận. Ông cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đến vùng lũ dữ. Sự có mặt của Ông khiến cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trong vùng thấy vững tâm hơn…” – Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh nói khi đón đoàn từ trên tàu xuống vào sáng sớm 6/9.
“Thật kỳ diệu khi cô giáo mang thai 7 tháng đã thoát chết khỏi cơn lũ và em bé được an toàn. Khi nào cô giáo sinh, nhớ báo tin cho tôi để ông có quà mừng cháu!” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhắc Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh trước khi trở về Hà Nội. Đêm không ngủ
 
Không biết vì trời sầm sập mưa, vì phía trước đang là vùng lũ lớn hung hiểm hay vì đang chở trên mình một con người trĩu nặng những suy tư mà chuyến tàu băng mình trong đêm lên Lào Cai cũng chậm chạp, nặng nề, rung động lắc lư nhiều hơn, nghiến từng vòng bánh day dứt niềm âu lo…
Nghe báo cáo về những thiệt hại, mất mát ở Bản Khoang, có những lúc Bộ trưởng bỏ kính lau nước mắt
Nghe báo cáo về những thiệt hại, mất mát ở Bản Khoang, có những lúc Bộ trưởng bỏ kính lau nước mắt
Trong khoang của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đèn đóm tắt hết, nhưng góc giường của ông iPad luôn lấp lánh ánh sáng, đảo liên tục từ trang web này đến trang web khác nhưng các lệnh tìm kiếm đều có hai từ khóa: Lũ quét, Bản Khoang… Khuôn mặt ông hằn sâu suy nghĩ không yên.
“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là người đến Bản Khoang còn nhanh hơn cả nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các huyện lân cận. Ông cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đến vùng lũ dữ”.
Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh
Dường như Bộ trưởng đang trĩu nặng những lo lắng trước tin dữ báo về từ Bản Khoang. Nơi đó – những giáo viên, học sinh của ông đang chịu đau đớn bởi những vết thương do quăng quật vào đá núi, tinh thần còn bất ổn trước thiên tai.
Nơi đó, ngôi nhà công vụ mỗi ngày giáo viên ngồi soạn giáo án lên lớp, hạnh phúc chăm con thơ, vun vén hạnh phúc nhỏ bé… bị san phẳng.  Nơi đó, những điểm trường đang chìm ngập trong bùn, đá. Đau đớn hơn, nơi đó đang vọng tiếng khóc thương xé lòng của cặp vợ chồng giáo viên bỗng mất đi đứa con yêu dấu…
Một lúc, với lấy bao thuốc đặt trên bàn, Bộ trưởng ra đầu toa. Bóng ông in trên thành tàu như còng xuống. Ông đang hút thuốc, điều ít thấy với vị lãnh đạo ngành Giáo dục. Châm một đốm lửa đỏ đốt cho nhanh thời gian dằng dặc của đêm dài chờ đợi.
Ông đã quyết định rất nhanh việc đi lên vùng lũ dữ. 15 giờ ngày 5/9, Chánh Văn phòng Phạm Ngọc Phương gọi điện thoại: “20 giờ ra ga cùng Bộ trưởng lên Bản Khoang”. Thành phần của đoàn đi rất gọn: tính cả Bộ trưởng chỉ có 6 người. Không có toa đặc biệt, tất cả đều là những hành khách bình thường như những hành khách khác.
Giở lịch làm việc, mới thấy ngày hôm sau, Bộ trưởng có nhiều cuộc họp quan trọng: Cuộc giao ban cả Bộ GD-ĐT một tháng chỉ có một lần với bao công việc cần xem xét, cần xử lý của tháng Tám và tháng Chín; cuộc họp với Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng – điểm nóng trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá; hay cuộc gặp có tính chất ngoại giao quốc tế với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam…
Nhưng Bộ trưởng đã bỏ lại tất cả. Ông chọn đến với những “người lính” của mình trong cuộc chiến chống lại giặc dốt, chọn đến với những “người lính” cắm chốt tri thức nơi núi cao xa xôi, những “người lính” hy sinh tuổi xuân của mình vì đàn học sinh nhỏ… Họ đang khó khăn, đang mất mát. Hơn cả, họ cần ông làm chỗ dựa trong lúc này.
Dường như khi được tin tưởng lựa chọn ở vị trí đứng đầu những người chèo lái đều có những trăn trở, suy tư khiến đôi lúc họ phải hy sinh những phút giây thư thái đời thường.

Bác hiểu nỗi đau mất con là nỗi đau lớn nhất của người mẹ. Cháu hãy cố gắng vượt qua. Gia đình, đồng nghiệp, ngành GD-ĐT và cá nhân bác luôn bên cạnh cháu chia sẻ nỗi đau thương mất mát này.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Tôi biết, Bộ trưởng nhiều đêm mất ngủ với những nỗi lo của ngành Giáo dục. Gần đây nhất là vào đầu năm học, sau niềm vui khai giảng, đâu đó lại rộn lên chuyện đồng phục, lạm thu…
Song hành là những đau đáu của ông với “Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD – ĐT” Bộ GD-ĐT đang cùng Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng.
Thường thì không ngủ đêm trước, hôm sau, những quyết định cương quyết, rành mạch, những kế hoạch kiên định ra đời. Nhưng đêm nay, trên chuyến tàu lao hối hả trong đêm, vị Bộ trưởng như chùng lại. Mới vỡ lẽ rằng ở cương vị Tư lệnh ngành, sự quyết liệt, mạnh mẽ là hết sức cần thiết, nhưng góc độ khác, họ cũng là con người, với những trái tim thấm đẫm tình người. 

Nỗi đau ẩn vào trong

 
Như người cha đi xa vội về nhà bàng hoàng nghe những đứa con kể lại nỗi đau vừa trải qua, Bộ trưởng đến ngay Bệnh viện Đa khoa Sa Pa để thăm những người giáo viên, nhân dân bị thương.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xem vết thương trên người thầy giáo Hà Thanh Sơn
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xem vết thương trên người thầy giáo Hà Thanh Sơn
Những nếp hằn đêm qua khi âu lo dõi theo tin tức vùng lũ lại khắc sâu hơn khi Bộ trưởng nghe thầy giáo Hà Thanh Sơn nghẹn ngào nước mắt tâm sự về mất mát to lớn của mình sau cơn lũ dữ. Xót đắng lòng, đôi mắt cay xè sau cặp kính, dòng nước mắt như chảy ngược vào trong, ông cố gắng gồng mình làm chỗ dựa cho đàn con.
Thật cảm động khi chứng kiến Bộ trưởng nhẹ nhàng nhấc từng vạt chăn lên xem kỹ từng vết thương của thầy giáo Sơn, hỏi các bác sỹ phác đồ điều trị, các loại kháng sinh với liều dùng, hiệu quả thế nào tốt nhất… Rồi ông cẩn thận đặt lại chân cho thầy giáo, dịu dàng gượng nhẹ cho anh khỏi đau, bàn tay ông nhẹ nhấc tấm chăn, dém lại cho thật kỹ…
Bên giường bệnh chị Thúy – vợ thầy giáo Sơn – hai tay ông cứ nắm chặt lấy bàn tay xương xương của người mẹ đang khóc thương nghẹn ngào. “Bác hiểu nỗi đau mất con là nỗi đau lớn nhất của người mẹ. Cháu hãy cố gắng vượt qua. Gia đình, đồng nghiệp, ngành GD-ĐT và cá nhân bác luôn bên cạnh cháu chia sẻ nỗi đau thương mất mát này” – Ông nói.
Giữa những đau thương chồng chất, sự xuất hiện kịp thời, đúng lúc thể hiện trách nhiệm rất cao của một vị Bộ trưởng, nhưng lại hết sức gần gũi thân thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. 
 
Phòng bệnh của Bệnh viện Đa khoa Sa Pa sáng đó có tiếng khóc thương mất mát, có nỗi buồn đau không nói nên lời… nhưng hơn cả, đó là sự sẻ chia, thấu hiểu, là những lời động viên chân thành đầy tình người, là sự ấm áp của tấm lòng nghĩa cử đầy trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục. Dấu lặng
 
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại trung tâm vùng lũ dữ
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại trung tâm vùng lũ dữ
Từ bệnh viện huyện Sa Pa, đoàn xe lại hối hả đi sâu vào trung tâm xã Bản Khoang. Đi cùng ông vào hiện trường có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Đại tá Cao Đắc Cử.
Lội trong bùn, trèo lên đá, lách qua khe, đu cả qua những cành cây… nhưng cái dáng cao cao lao về phía trước của ông luôn dẫn đầu đoàn người.
Dường như ông đang nóng lòng đến nơi từng là khu nhà tập thể giáo viên vừa bị san phẳng. Và khi được tận mắt chứng kiến những gì trước mắt, mênh mang trong ông là nỗi xót xa…
Trước mắt Bộ trưởng là tan hoang, trơ trụi, là ngổn ngang đá tảng to như những con trâu, là dòng sông bùn như xóa sạch dấu tích của nhà tập thể giáo viên, trường học, hồ cá, hoa màu…
Mất một hồi lâu kiếm tìm, Bộ trưởng cúi nhặt một mảnh bàn phím máy tính bê bết bùn lầy bên con thú nhún đồ chơi. Bàn phím này đã cùng giáo viên của ông soạn giáo án, tìm tài liệu, phát huy sáng tạo trong mỗi giờ dạy…
Đôi tay ông khẽ run lên, như cảm nhận được hơi ấm còn sót lại nơi bàn phím của bàn tay đêm trước. Bộ trưởng đứng trầm ngâm, cố nén nhưng khó có thể giấu được sự xúc động, xót xa trong lòng.
Đi thêm một đoạn, Bộ trưởng dừng hẳn lại để đọc kỹ cuốn sổ lấm lem bùn đất của một cô giáo, trang cuối cùng còn ghi những dòng chữ về kế hoạch chuẩn bị ngày khai giảng, lo Tết Trung thu cho các em học sinh; Mở ngược về những trang khác, là một vài con số tính toán tiền ăn, tiền học, tiền điện tiền nước… trang trải trong một tháng lương giáo viên vùng cao hạn hẹp…
Đôi vai vị tư lệnh ngành, đôi vai của người đàn ông trụ cột gia đình khẽ rung lên. Ông thấu hiểu lắm chứ. Cuộc sống thường ngày của giáo viên vùng cao vốn đã khó khăn gian khổ, điều kiện công tác cũng ẩn đầy nguy nan.
Vậy nhưng yêu trường, yêu nghề, yêu các em học sinh, thầy cô vẫn bám trụ đến cùng. Đọc thấy cay cay khóe mắt, thương thầy cô Bản Khoang quá…

Mốc thời gian 9/9

Giữa đống hoang tàn đổ nát, may mắn không nằm trong dòng lũ, ngôi trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang vẫn ánh lên sắc đỏ tươi băng rôn khẩu hiệu – sắc đỏ thắm nhắc nhở về ngày khai trường 5/9 và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Sắc đỏ ấy như càng nhức nhối khi khắc sâu vào lòng người điều đau đớn xảy ra đêm trước.

Lũ quét, Bản Khoang, Lào Cai, hành trình, trách nhiệm, bộ trưởng, Phạm Vũ Luận
Các thầy cô giáo đang cọ dọn vết tích cơn lũ bùn để đúng ngày 9/9 tổ chức khai giảng muộn cho các em
Nén lòng, Bộ trưởng đã có những động viên, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời để Bản Khoang có ngày khai giảng muộn 9/9.
Những dòng chữ trên băng rôn đỏ đã lỗi hẹn, nhưng các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa, ngành Giáo dục của tỉnh đều nỗ lực hết mình để khai trường cho một năm học mới vượt lên những nỗi đau mất mát.
Sát cánh bên các chiến sĩ bộ đội, công an là các thầy cô bất kể thời gian bẩy đá, dọn bùn, vệ sinh trường lớp. Các thầy cô giáo từ mầm non đến THCS đã theo lời căn dặn của Bộ trưởng đến từng gia đình học sinh vận động các em đến trường…
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9
(Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Học sinh tiểu học Bản Khoang háo hức trong lễ khai giảng sáng nay 9/9 (Ảnh : Mai Xuân Tùng)
Tiếng trống khai trường vẫn vang lên tại trường tiểu học Bản Khoang sáng nay 9/9
Ngày 9/9, một lễ khai giảng trang nghiêm, đầy ý nghĩa vẫn diễn ra. Một năm học mới, dù khó khăn lại được bắt đầu. Ngày 9/9, các em học sinh đã được nhận sách giáo khoa mới, vở mới; các thầy cô mất hết tài sản đã được nhận máy vi tính do cá nhân Bộ trưởng tặng.
Ngày 9/9, Văn phòng Bộ Giáo dục- Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Cơ quan Bộ đã tổ chức Lễ quyên góp cho cán bộ giáo viên Bản Khoang. Liên tục những ngày qua những món quà chia sẻ đang được chuyển về Bản Khoang…
Lũ dữ đi qua, nhưng tình người đọng lại. Hành trình mà tôi vừa nếm trải là hành trình trách nhiệm và tình thương.


Xem tin nguồn: http://ttxva.