Trước đó, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulfadiazine.
Thịt gà chứa kháng sinh độc hại
Gần đây, cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh cloramphenicol.
Trước đó, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà ở chợ Hà Vỹ
(Hà Nội) để kiểm tra và kết quả cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư
kháng sinh sulfadiazine.
Đó là các loại kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm
sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y, các mẫu thịt gà kiểm tra trên
thị trường đều tiến hành trên gà nhập lậu.
Hiện, các chợ ở Hà Nội vẫn bán nhiều loại gà thịt
không rõ nguồn gốc, bằng mắt thường rất khó phân biệt được, nên nguy cơ
người tiêu dùng ăn phải gà nhiễm kháng sinh cấm rất lớn.
Theo các tiểu thương, hiện loại gà làm sẵn được bán
tại chợ hầu hết là gà nhập lậu (dù không rõ xuất xứ từ đâu, có tồn dư
chất cấm nào). Loại gà này vẫn có rất nhiều người mua bởi giá thành rẻ
(khoảng 60.000 đồng/kg thịt), bằng một nửa so với gà ta 110.000 đồng/kg
(cả lông).
Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực
phẩm (Bộ Y tế) cho biết, gà nhập lậu thường là gà thải loại, nuôi từ
1-1,5 năm, vì vậy người nuôi thường tiêm vaccin, trộn kháng sinh vào
thức ăn để ngừa bệnh cho gà. Sau thời gian dài, tồn dư kháng sinh trong
thịt gà thải loại rất cao. Với cloramphenicol vừa phát hiện trong 5 mẫu
là kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng. Khi vào cơ thể,
cloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu,
tiểu cầu và hồng cầu, gây thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, suy
giảm hệ miễn dịch và gây còi xương, chậm lớn ở trẻ.
Vịt con thải loại thành... đặc sản chim sẻ nướng
Nhiều ngày nay, cứ vào khoảng 16 giờ chiều, người đi
đường qua Quốc lộ 1A khi qua đoạn cánh đồng Thanh Lam thuộc phường Thủy
Phương (thị xã Hương Thủy, TP Huế) đều tỏ ra hiếu kỳ với các quầy bán
chim sẻ quay với giá 5.000 đồng/con. Các quầy di động này đứng rải rác
từ đầu đến cuối cánh đồng và đều được trang bị một tấm pano in dòng chữ
nổi bật “đặc sản chim sẻ quay 5.000 đồng/con”. Mỗi quầy di động chỉ có
một vỉ nướng, bếp gas mini, một chiếc khay nhỏ đặt trên chiếc bàn nhỏ để
bày chim sẻ quay sẵn mời chào người đi đường.
Tuy nhiên, những chú chim sẻ quay thơm phức giá rẻ
này thực chất là vịt con. Vịt con để cung cấp cho các quầy chim sẻ quay
này có nguồn gốc từ hai nơi. Nếu là nguồn nội địa, thì chủ yếu là từ các
các trại ấp trứng. Khi soi quả trứng sắp nở phát hiện vịt đực, đợi vịt
con nở ra, người ta ngay lập tức được đem làm sạch lông, cắt vát mỏ,
rạch màng chân sao cho giống với chim sẻ nhất rồi nhúng vào các loại hóa
chất bảo quản, đem phân phối cho các quầy chim sẻ di động.
Nếu là nguồn vịt con nhập lậu từ Trung
Quốc bao giờ cũng bị cắt bỏ đầu và chân. Bởi vì trong khi thời gian vận
chuyển và bảo quản mất quá lâu, nếu không chặt đầu thì mắt của vịt dễ
bị thối, toàn bộ con vịt sẽ nhanh chóng bị phân hủy.
Điều đáng lo ngại là không ai biết được, những con
vịt này được tẩm ướp những loại hóa chất gì để làm mất mùi vịt, trở
thành mùi thơm của chim sẻ, sự độc hại của các loại hóa chất ấy như thế
nào khi những người sử dụng ăn trực tiếp vào trong cơ thể. Điều này
không những gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng mà nguy hiểm
hơn nó còn gây mối họa khôn lường trong tình hình các loại dịch cúm liên
quan đến gia cầm có nguy cơ lây lan và bùng phát bất cứ khi nào.
Gạo Thái Lan nhiễm hóa chất gây tê liệt thần kinh
Tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, gạo có xuất xứ
từ Thái Lan được bày bán với rất nhiều chủng loại, được khách hàng tin
dùng với số lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Trong khi đó, tổ chức “Vì
người tiêu dùng Thái Lan” vừa phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa
methyl bromide, một loại chất hóa học bị phân hủy trong không khí thường
được dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm.
Hóa chất Methyl bromide (CH3Br) ở thể khí không màu,
không mùi vị, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Methyl bromide khi
chưa chuyển hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa
thành rượu Metylic sẽ gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. CH3Br rất độc, ở
nồng độ thấp khó nhận biết, do vậy khi nhận biết thường phải cho thêm 2
- 3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì chất này gây kích thích
niêm mạc mắt.
Đối với việc sử dụng Methyl Bromide trong gạo, theo
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), đây là hợp chất được phép sử
dụng, nhưng với hàm lượng rất nhỏ chỉ có 50mg/1kg. Nếu lạm dụng chất này
vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con
người.
Không chỉ chuộng gạo Thái, các loại gạo Nhật, gạo Hàn
Quốc, gạo Đài Loan... hiện đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn,
song thực chất đây chỉ là giống lúa ngoại trồng ở Việt Nam chứ không
phải gạo nhập khẩu. Giá bán gạo nhờ thế tăng 30%, chủ yếu do các chủ đại
lý bày ra để câu khách.
Phát hiện khuẩn E.coli trong đồ uống vỉa hè
Tại hội thảo “Khỏe và an toàn để tận hưởng cuộc sống"
diễn ra sáng 23/7, Hiệp hội thực phẩm chức năng (TPCN) đã công bố kết
quả nghiên cứu phát hiện hầu hết các mẫu đồ uống trên địa bàn Hà Nội đều
nhiễm khuẩn E.coli.
Theo đó, trong đầu tháng 7, đơn vị này đã lấy mẫu độc
lập, ngẫu nhiên với 9 mẫu nước uống đường phố thông thường gồm: nước
trà xanh (đá), nước trà bát bảo, nước mía, nước ngô, trà chanh, nước trà
nhân trần, nước vối và nguyên liệu khô tiền pha chế (nhân trần khô) tại
các phố Nhà Thờ, Hoàng Cầu, Lãn Ông, Đê La Thành, Cát Linh và xét
nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm và hợp chuẩn của Viện TPCN Việt Nam.
Kết quả cho thấy với 1 mẫu nước trà chanh lấy ở phố
Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm) có vi khuẩn E.coli (vi khuẩn có thể tìm thấy
trong phân thường gây bệnh đường ruột). Các mẫu nước mía, nhân trần,
nước ngô (lấy ở phố Đê La Thành), mẫu trà Bát bảo ở phố Cát Linh (quận
Ba Đình) đều phát hiện có sự tồn tại của vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, các
vi khuẩn hiếu khí, men mốc, thủy ngân, chì cũng được phát hiện trong một
số mẫu nước này.
Đặc biệt, với 1 mẫu nhân trần khô được lấy tại phố
Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm), phát hiện có cả men mốc, E.coli, B.cereus (vi
khuẩn gây ngộ độc thực phẩm), chì và cadimi.
Theo PGS-TS Hồ Bá Do, Phó Viện trưởng Viện TPCN Việt
Nam, 90% số mẫu xét nghiệm có phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, 100% mẫu
nhiễm B.cereus, 33% vượt hàm lượng vi khuẩn hiếu khí; 45% vượt giới hạn
nấm men, nấm mốc và hơn 30% số mẫu phát hiện hàm lượng kim loại nặng
(chì, thủy ngân…).
PGS Do cho biết men mốc có thể sinh ra độc tố
Mycotoxin và Aflatoxin, sử dụng lâu dài dễ sinh ra nhiễm độc cấp tính và
mạn tính, làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư.
Theo Trí thức trẻ, Dân Việt, Vef, Báo Thừa Thiên-Huế,
Người Lao Động, Vietnamnet, VTV news