Chính phủ báo cáo Quốc hội thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất…
Việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng các khu kinh tế, khu đô thị mới, khu liên hợp nông – công nghiệp – dịch vụ (hàng nghìn ha)…, dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải nhưng khả năng thu hút đầu tư thấp, Chính phủ nhìn nhận.
Nhiều hộ nông dân không có đất để sản xuất trong khi nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư, Chính phủ cho biết trong báo cáo Quốc hội về tình hình sử dụng đất.
Với phạm vi thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) cấp quốc gia, bản báo cáo cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, tính đến 31/12/2012 cả nước có 26.404.486 ha đất nông nghiệp, chiếm 80,61% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó riêng đất trồng lúa có 4.053.338 ha, chiếm 12,37%.
Ở nhóm đất phi nông nghiệp, đất khu công nghiệp chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên, với 90.728 ha.
Tuy nhiên, theo báo cáo, nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư lại xin bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp đến 2015 chỉ bằng công văn xin chấp thuận chủ trương.
Việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng các khu kinh tế, khu đô thị mới, khu liên hợp nông – công nghiệp – dịch vụ (hàng nghìn ha)…, dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải nhưng khả năng thu hút đầu tư thấp, Chính phủ nhìn nhận.
Cơ quan xây dựng báo cáo cho rằng, từ thực tế nêu trên dẫn đến nhiều trường hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành đã ảnh hưởng đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhiều khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ mang tính hình thức.
Đây có lẽ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa để xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất, hoặc không có đất để sản xuất, như thực tế được nêu tại chính báo cáo.
Phần phương hướng năm 2013, Chính phủ xác định 5 nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, đầu tiên là tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách căn bản toàn diện để giải quyết khó khăn vướng mắc hiện nay.
Tuy nhiên, theo nhận xét của một số vị đại biểu, bản báo cáo vẫn còn khá sơ sài, thiếu so sánh và đánh giá sâu sắc trong khi thực tế đang có nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến đất đai.
Với phạm vi thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) cấp quốc gia, bản báo cáo cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, tính đến 31/12/2012 cả nước có 26.404.486 ha đất nông nghiệp, chiếm 80,61% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó riêng đất trồng lúa có 4.053.338 ha, chiếm 12,37%.
Ở nhóm đất phi nông nghiệp, đất khu công nghiệp chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên, với 90.728 ha.
Tuy nhiên, theo báo cáo, nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư lại xin bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp đến 2015 chỉ bằng công văn xin chấp thuận chủ trương.
Việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng các khu kinh tế, khu đô thị mới, khu liên hợp nông – công nghiệp – dịch vụ (hàng nghìn ha)…, dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải nhưng khả năng thu hút đầu tư thấp, Chính phủ nhìn nhận.
Cơ quan xây dựng báo cáo cho rằng, từ thực tế nêu trên dẫn đến nhiều trường hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành đã ảnh hưởng đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhiều khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ mang tính hình thức.
Đây có lẽ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa để xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất, hoặc không có đất để sản xuất, như thực tế được nêu tại chính báo cáo.
Phần phương hướng năm 2013, Chính phủ xác định 5 nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, đầu tiên là tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách căn bản toàn diện để giải quyết khó khăn vướng mắc hiện nay.
Tuy nhiên, theo nhận xét của một số vị đại biểu, bản báo cáo vẫn còn khá sơ sài, thiếu so sánh và đánh giá sâu sắc trong khi thực tế đang có nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến đất đai.
Theo vneconomy