Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-06-13Tại Việt Nam, ngành y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm đang cho tăng cường các biện pháp giám sát, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các trường hợp nghi nhiễm E.coli, không để bùng phát thành dịch nguy hiểm. Nguồn bệnhDịch bệnh xuất huyết đường ruột với vi khuẩn Enterohaemorragic, gọi tắt là E.coli hay "E.coly" gây chứng suy thận máu, bùng phát tại miền Bắc nước Đức hồi cuối tháng 5 vừa qua, sau đó lây lan qua các quốc gia Bắc Âu, một số nước khác cũng phát hiện nhiều loại hoa quả nhập khẩu nhiễm vi khuẩn này. Dịch bệnh đã gây tử vong cho gần 30 nạn nhân, hơn 330 người bị suy thận nặng và gần 3000 người bị lây nhiễm. Trước tình hình này, Việt Nam đang gấp rút tiến hành các biện pháp giám sát nguồn lây bệnh, đồng thời xúc tiến các công tác kiểm tra sức khỏe hành khách nhập cảnh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Các trung tâm y tế dự phòng được giao trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, xử lý các ca bệnh bị nhiễm khuẩn E.coli. Ngành an toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các cơ quan hữu trách để kiểm tra chặt chẽ tại các cơ sở kinh doanh, cung cấp thực phẩm tươi sống, các thức ăn bày bán ngoài đường phố. Theo báo Thanh Niên thì ngoài các loại rau tươi, E.coli xuất hiện trong thịt động vật, chế biến không hạp vệ sinh, các loại hải sản tươi sống. Thực phẩm nhiễm E.coli khi để trong tủ lạnh, E.coli sẽ không phát triển, nhưng không bị tiêu diệt, dễ lây nhiễm sang thực phẩm khác để chung, giá sống trụng nước sôi không diệt được E.coli. Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, chuyên gia y tế thuộc Viện Nghiên cứu lâm sàn, đại học Oxford Anh Quốc, giải thích về vi khuẩn E.coli:
"E.coli như mình biết thì có nhiều loại, chỉ có chủng bên Đức gọi là EHEC, mới gây ra bệnh, cái đó hiện nay ở Việt Nam chưa phát hiện. Lâu nay, E.coli vẫn gây tiêu chảy nhẹ, nhưng trong chủng mới thì có xuất huyết, xác định E.coli thì dễ nhưng phân tích, xét nghiệm coi nó thuộc nhóm nào, Enterohaemorragic hay Enterotoxic, thì chỉ có một số phòng xét nghiệm mới tìm được chứ làm những xét nghiệm thông thường không thể phát hiện được." Vậy vi khuẩn nguy hiểm này có nguy cơ xâm nhập Việt Nam hay không? Bác sĩ Trần Tịnh Hiền đáp: "Thật ra trong thời buổi giao lưu, du lịch tăng cường như thế này thì mình cũng phải cảnh giác, tuy nhiên vấn đề lây từ người sang người hiện chưa ai đề cập đến. Theo thông tin về những trường hợp bị E.coli bên Đức, chủ yếu là ăn phải giá, mình gọi là đỗ. Việt Nam không nhập hay sử dụng cái đấy, thành ra nguy cơ, theo cá nhân tôi thì không phải là cao." Người Việt có lo ngại?Ông khuyên mọi người nên giữ cách ăn uống bảo đảm vệ sinh để phòng bệnh: Dịch bệnh làm chết người bên trời Âu có làm cho người Việt lo ngại không? Ông Hợp, một người dân Hà Nội nói: "Ở Việt Nam đọc Là Ê. Côly, bên Đức vừa rồi phát hiện ra, có hơn 20 chục người chết, đọc báo thì nghe nói đấy là chủng loại Ê. Côly mới, bên Đức điện về nói chủng loại này rất độc, váo cơ thể là ăn vào thận ngay, nên rất nguy hiểm, chứ còn ở Việt Nam từng có nhiều chủng loại Ê. Côly. Nói thực cuộc sống ở Việt Nam khó khăn, bẩn hơn, phức tạp hơn, cho nên chỗ nào lại chả có Ê. Côly, nhưng không gây ra dịch ghê gớm đâu, chai sạn với những cái đó rồi. Bên Châu Âu sạch sẽ, trong ruột không có những vi khuẩn, cho nên vào một cái là gây tử vong ngay!" Ông cho biết các phương tiện truyền thông có cảnh báo và thường đưa thông tin về dịch bệnh này: "Có hướng dẫn là phải tăng cường vệ sinh ăn uống, nhất là ở các cửa hàng, không nên ăn rau sống, cái đó có đấy."
Người dân Saigon thì có vẻ luôn "vô tư", cô Nga, một doanh nhân chưa nghe nói gì về E.coli: "Chưa nghe, cho nên hôm qua vẫn còn ăn giá, xào hẹ nữa chứ, em cũng hay đọc báo, mà chưa nghe gì, cũng chưa thấy trên mạng, bây giờ nghe nói mới biết, giá làm từ đậu xanh phải không?" Các cơ quan y tế và báo chí có khuyến cáo người dân là nên ăn chính, uống sôi đó. "Dạ em cám ơn." Các cơ quan chức năng của Đức cho hay là đã tìm thấy vi khuẩn E.coli trên giá đỗ và có thể đây là nguyên nhân chính phát tán E.coli qua các nước Châu Âu chứ không phải do dưa chuột, cà chua và rau diếp như cảnh báo trước đó, khiến các loại rau quả đó bị tiêu hủy, gây thiệt hại hàng trăm triệu Euro cho giới canh tác. Một nghiên cứu khác cũng nói là người ăn giá đỗ có nguy cơ bị tiêu chảy ra máu và các dấu hiệu nhiễm E.coli khác cao gấp 9 lần người không ăn. Theo dòng thời sự: |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog