THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 June 2011

Năm 2030: Ngành than chưa thoát "vòng kim cô" trữ lượng

Triển vọng ngành than đến năm 2030 cũng không thoát khỏi "vòng kim cô" là trữ lượng than của VN rất có hạn và phải đối mặt với 3 nút cổ chai khác. - TS Nguyễn Thành Sơn.


Hiện nay Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp đang tiếp tục hoàn thiện Đề án nâng cao tối đa sản lượng ngành than VN trên cơ sở phát huy tối đa công suất của các mỏ vùng than Đông Bắc để đạt 100 triệu tấn than sạch cấp cho nền kinh tế vào năm 2030.


Đề án được lập công phu chi tiết, đã xem xét hết các khả năng, đã tối đa hoá các nguồn lực, nhưng vẫn không thoát khỏi "vòng kim cô" là trữ lượng than của VN rất có hạn. Vì vậy, mục tiêu 100 triệu tấn than sạch vào năm 2030 vẽ ra trên giấy đã khó, thực hiện còn khó gấp vạn lần. Sau đây là một số nét chính.
Về cơ cấu và phân bổ lực lượng sản xuất


Theo đề án đang được hoàn chỉnh của TKV, đến năm 2030, dự kiến bức tranh toàn cảnh của ngành than VN sẽ như sau:


Tổng số mỏ của toàn ngành than (theo đơn vị kỹ thuật) được dự kiến trong thời kỳ 2010-2030 là 136 mỏ, trong đó, dự kiến do TKV quản lý 68 mỏ (gồm 54 mỏ hiện có + 9 mỏ dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng than chưa được giao ở bể than Quảng Ninh + 5 mỏ dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng than chưa được giao ở bể than ĐBSH), 68 mỏ ngoài TKV (gồm 46 điểm mỏ than bùn dự kiến sẽ đưa vào khai thác + 19 mỏ than đá dự kiến sẽ được các địa phương xây dựng và do các tỉnh quản lý + 1 mỏ Vietmindo 100% vốn nước ngoài hiện có + 2 mỏ than mỡ hiện có là Làng Cẩm và Khe Bố).


Các mỏ sẽ đóng cửa: Từ nay đến năm 2030, tổng số mỏ sẽ kết thúc khai thác là 19 (theo đơn vị kỹ thuật), với tổng công suất (năm 2010) khoảng 13 tr.tấn. Trong đó có 10 công trường lộ thiên (với tổng công suất 2,67 tr.t/2010) của các mỏ hầm lò như Vàng Danh (0,35), Mạo Khê (0,25), Hồng Thái (0,06), Hà Lầm (0,5), Tân Lập (0,3), Mông Dương (0,1) Hà Ráng (0,65), Bắc Quảng Lợi (0,25), Khe Chàm (0,1), Nam Khe Tam (0,1); và 9 mỏ lộ thiên lớn (với tổng công suất 10,23 tr.t/2010): Núi Béo (5,0), Hà Tu (1,65), Tây Nam Đá Mài (1,0), Đông Đá Mài (0,4), Bàng Nâu (0,55), Tây Bắc Khe Tam (0,03), Khe Sim (1,05), Tây Khe Sim (0,05), Vietmindo (0,5).


Tổng số các mỏ mới sẽ phải đưa vào khai thác là 19 mỏ với tổng công suất thiết kế là 61 tr.t/n, và với tổng sản lượng khai thác năm 2030 dự kiến là 58 tr.t. gồm: 5 mỏ tại các vùng than hiện có của TKV, 9 mỏ tại vùng than chưa được giao ở bể than Quảng Ninh, và 5 mỏ của vùng than Hưng Yên, Thái Bình thuộc bể than ĐBSH.


Tổng trữ lượng địa chất huy động là 7,421 tỷ tấn, tổng trữ lượng công nghiệp (khai thác được) là 5,404 tỷ tấn, trong đó của TKV là 5,21 tỷ tấn (96%).


Tổng công suất thiết kế tối đa của ngành than VN dự kiến khoảng 144 tr.t/năm. Trong đó, 68 mỏ của TKV 133 tr.t/năm (92%), 68 mỏ của các đơn vị ngoài TKV 11,0 tr.t/năm (8%);


Tổng sản lượng than nguyên khai tối đa sẽ tăng từ 50 tr.tấn năm 2010 lên 120,6 tr.tấn năm 2030 (tương đương khoảng 100 tr.t than sạch). Trong đó, các mỏ dự kiến do TKV quản lý là 110,2 tr.t, các mỏ do địa phương và các ngành quản lý là 10,4 tr.t. Tổng sản lượng tối đa của các mỏ hiện có 64 tr.t. (chiếm 53%); các mỏ mới chưa được giao ở Quảng Ninh- 23 tr.t; các mỏ mới thuộc bể than ĐBSH- 25 tr.t; các mỏ than bùn- 8 tr.t. Như vậy, có tới 56 tr.t (chiếm 47%) phải dựa vào các mỏ hoàn toàn mới, chưa được giao và rất cần được thăm dò sớm để xác minh trữ lượng.


Với trữ lượng dự kiến sẽ được huy động và với sản lượng dự kiến đến năm 2030 như trên, thời hạn tồn tại của các mỏ dự kiến như sau: các mỏ của TKV ở bể than Đông Bắc (đã được giao)- đến năm 2030+8; các mỏ của TKV trong nội địa (đã được giao)- đến năm 2030+12; các mỏ than đá của các địa phương (chưa được giao)- đến năm 2030+1; các mỏ than bùn của các địa phương (chưa được giao)- đến năm 2030+11; các mỏ của TKV ở bể than Đông Bắc (chưa được giao)- đến năm 2030+25; các mỏ của TKV ở bể than ĐBSH (chưa được giao)- đến năm 2030+92.


Như vậy, trên các khoáng sàng hiện có đã được giao cho TKV thăm dò và đang khai thác, với tổng sản lượng dự kiến năn 2030 đạt 64 tr.t, thì các mỏ sẽ đóng cửa, kết thúc tồn tại vào năm 2038 ở vùng Quảng Ninh, và vào năm 2042 ở Thái Nguyên và Lạng Sơn. Nếu huy động được cả vùng than chưa được giao, với sản lượng tối đa sau 2030 là 23 tr.t/năm, bể than Đông Bắc cũng chỉ kéo dài "tuổi thọ" đến năm 2055.


Ngoài ra, nếu không phát triển bể than ĐBSH, ngành công nghiệp than của VN sẽ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2055.
Những "nút cổ chai" của ngành than


Ngoài vấn đề tổ chức và nguồn lực là 2 "nút cổ chai" quan trọng về quản lý (mang tính chất chủ quan), để phát triển bền vững, ngành than còn có 3 "nút cổ chai" chính về kỹ thuật và kinh tế (mang tính chất khách quan) là: trữ lượng than; đổ thải đất đá; và vốn đầu tư.


- Về trữ lượng than


Trữ lượng than- đối tượng sản xuất của ngành than, thường xuyên thay đổi theo không gian. Còn việc nhận biết của chúng ta về trữ lượng lại thay đổi theo thời gian. Việc thay đổi này thường theo xu hướng xấu đi.


Đối với các mỏ than hiện có vùng Đông Bắc: Trong 15 năm qua, TKV mới chỉ thực hiện được khoảng 0,65 triệu mét khoan thăm dò bổ sung trữ lượng cho bể than Quảng Ninh. Trong thời gian 20 năm tới (đến 2030), nhu cầu thăm dò của các mỏ hiện có ở Quảng Ninh là 2,3 triệu mét khoan sâu (gấp 2,3 lần) để đảm bảo trữ lượng địa chất huy động khoảng 2,5 tỷ tấn than và đảm bảo sản lượng khai thác khoảng 60-67 tr.t/năm than nguyên khai (tương đương với 55-60 tr.t/năm than sạch). Như vậy, sau năm 2030, bể than Quảng Ninh cũng chỉ tồn tại thêm tối đa được 8 năm nữa (muộn nhất năm 2038 phải đóng cửa).


Đối với các mỏ than mới ở vùng Đông Bắc: TKV hiện đang đề nghị Chính phủ giao thăm dò các mỏ mới vùng than Đông Bắc, chủ yếu thuộc nếp lõm Bảo Đài (3 mỏ), vùng Đông Triều-Phả Lại (4 mỏ), vùng Hòn gai (1 mỏ) và vùng Cẩm Phả (1 mỏ) với tổng tài nguyên địa chất hy vọng sẽ có khoảng 1,23 tỷ tấn. Tổng khối lượng khoan thăm dò cho các mỏ này dự kiến khoảng 1,33 triệu mét khoan sâu. Nếu tiềm năng than dự kiến này được chứng minh là có thật, các mỏ mới có thể tham gia sản lượng tối đa khoảng 23 tr.t/năm than nguyên khai vào năm 2030, và góp phần kéo dài "tuổi thọ" của bể than Quảng Ninh đến hết năm 2055.


Đối với các mỏ than mới vùng ĐBSH: khối lượng khoan thăm dò tối thiểu đến năm 2030 phải thực hiện là 0,695 triệu mét khoan sâu để đảm bảo có được khoảng 3,3 tỷ tấn trữ lượng địa chất huy động (tương đương với 2,5 tỷ tấn trữ lượng công nghiệp). Dự kiến sản lượng năm 2030 là 25 tr.t, và thời gian tồn tại của 5 mỏ này 100 năm (đến năm 3021).


- Về đổ thải đất đá


Vấn đề tồn tại chưa giải quyết được hiện nay để phát triển bể than Quảng Ninh là bãi thải đất đá của các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả như: Cao Sơn (-350m), Cọc Sáu (-255m), Hà Tu (-300m), hay Lộ Trí (-350m) liên quan đến vấn đề môi trường.


Tổng khối lượng đất đá còn cần được đổ thải ở bể than Quảng Ninh dự tính khoảng 4,2 tỷ m3 (trong đó, tập chung chủ yếu ở khu vực Cẩm Phả khoảng 3,9 tỷ m3). Khối lượng đổ thải trong tương lai này còn lớn hơn khoảng 1,5 lần so với khối lượng đã được đổ thải từ trước đến nay. Đây là vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Giải pháp công nghệ "bãi thải trong" cần được nghiên cứu triển khai một cách nghiêm túc để xác định trình tự đổ thải tối ưu theo không gian và theo thời gian.


- Về vốn đầu tư


Trong suốt 15 năm qua, ngành than của VN chỉ "thâm canh" trên các mỏ hiện có, chủ yếu từ thời bao cấp và tại khoáng sàng than Quảng Ninh, chưa hề có đầu tư tái sản xuất mở rộng. Vì vậy, để phát triển, trong thời gian tới ngành than đòi hỏi phải được đầu tư tái sản xuất mở rộng với qui mô lớn chưa từng có.


Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2030 cho việc mở rộng công suất và duy trì công suất hiện có của ngành than khoảng 500.000 tỷ VNĐ, tương đương khoảng 25 tỷ U$. Bình quân, mỗi năm ngành than cần đầu tư 1,25 tỷ U$/năm- gấp 2,5 lần mức cao nhất vừa qua.


Trong khi đó, chu kỳ đầu tư kéo dài: Theo kinh nghiệm của TG cũng như của VN trong quá khứ, thời gian từ khi thăm dò địa chất đến khi triển khai xong một dự án khai thác than qui mô lớn (trên 3-5 tr.t/n tương tự như các mỏ được dự kiến xây dựng tại các khu chưa được giao ở vùng Đông Triều-Phả Lại, hay ĐBSH) thường bằng một chu kỳ đổi mới công nghệ và tái trang bị lại kỹ thuật của ngành than (khoảng 20 năm).
5 mâu thuẫn vĩ mô của ngành than


Để phát triển bền vững trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải xử lý hài hoà 5 mâu thuẫn cơ bản mang tính vĩ mô của ngành than, đó là:


(i) Mâu thuẫn về phân bố lực lượng sản xuất: Phân bổ tài nguyên than mâu thuẫn ngày càng gay gắt với phân bố các hộ tiêu dùng than: Than tập chung chủ yếu (90%) ở vùng Đông Bắc, trong khi các hộ tiêu dùng than (nhiệt điện, xi măng) phân bố ở khắp các miền từ bắc vào nam. Các nhà máy điện chạy than không thể chỉ tập chung xây dựng ở vùng Quảng Ninh và Hải Phòng, mà phải phân bố phù hợp với phụ tải để đảm bảo tính ổn định của hệ thống lưới phân phối; các nhà máy xi măng phải xây dựng ở gần nguồn đá vôi.


(ii) Mâu thuẫn về cơ cấu sản phẩm: Chủng loại than hiện có đang mâu thuẫn với chủng loại than thị trường yêu cầu. Các nhà máy điện và xi măng cần chủ yếu chủng loại than lò hơi chất lượng tốt (nhiệt năng cao, chất bốc cao, dễ nghiền), trong khi sản phẩm chủ yếu hiện nay là than đá (nhiệt năng thấp, chất bốc thấp, khó nghiền). Than cho ngành thép là loại than mỡ để luyện cốc thì ở VN hầu như không còn. Riêng than lò hơi, chỉ có ở bể than ĐBSH.


(iii) Mâu thuẫn về tài nguyên: Nhu bổ sung trữ lượng ngày càng lớn đang mâu thuẫn với năng lực thăm dò còn hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Năng lực thăm dò địa chất than chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu. Trong 15 năm qua, chúng ta đã huy động vào khai thác 441,6 triệu tấn than. Nếu tính đủ các tổn thất khai thác (lộ thiên là 7%, hầm lò là 29%), hệ số làm bẩn, tổn thất địa chất v.v. tỷ lệ tổn thất tài nguyên của chúng ta bình quân không dưới 25% thì lượng tài nguyên chúng ta đã huy động (552 tr.t) còn cao hơn lượng tài nguyên chúng ta bổ sung được trong suốt 15 năm qua (527,4 tr.t- b/q mỗi năm bổ sung được có 35 tr.t).


Trong thời gian tới (tính bình quân), nếu mỗi năm ngành than khai thác khoảng 50 triệu tấn than nguyên khai, tỷ lệ tổn thất than trong lòng đất khoảng 30-50%, nhu cầu trữ lượng than phải được bổ sung để đưa vào cân đối tối thiểu 65-75 triệu tấn/năm.


Trong 15 năm qua, các đề án thăm dò đã được thực hiện nhiều, nhưng manh mún, kéo dài, chỉ phục vụ cho việc lập kế hoạch khai thác hàng năm. Về trữ lượng than, hầu như chưa có tái sản xuất mở rộng.


(iv) Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và phương thức tổ chức sản xuất: Qui mô khai thác ngày càng cao đang tỏ ra mâu thuẫn với mô hình tổ chức khai thác than còn bị hạn chế, đứt đoạn (đặc biệt là sau khi cổ phần hoá một số mỏ).


(v) Mâu thuẫn giữa khách quan với chủ quan: Yêu cầu khách quan là phải nâng cao tính cạnh tranh của ngành than VN đang mâu thuẫn với thực tế chủ quan là sự độc quyền trong khai thác than của TKV. Hiện nay, ngành than VN đang có mức độ độc quyền cao nhất, đồng thời có mức độ cạnh tranh thấp nhất trong các ngành kinh tế quốc dân (ở tất cả các khâu: thăm dò, khai thác, chế biến và cung ứng).


Theo Tuần Việt Nam