Xuất khẩu lao động Hàn Quốc là mong muốn của nhiều lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia phân tích, dù theo quy định của Hàn Quốc, lao động nước ngoài có thể chuyển nơi làm việc tối đa là ba lần. Tuy nhiên việc liên tục chuyển nơi làm việc sẽ gây mất lòng tin và thiện cảm của chủ sử dụng lao động. Đồng thời cũng khiến người lao động không đủ điều kiện thể hiện năng lực nên họ có rất ít cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc theo hợp đồng.
Đang lo ngại, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động chuyển xưởng tăng cao sẽ khiến hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng lao động nước sở tại xấu đi, ảnh hưởng lớn đến chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS ở Việt Nam.
Nguyên nhân lao động bỏ trốn được các chuyên gia trong lĩnh vực này nhìn nhận là do áp lực kinh tế. Theo thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam,lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập bình quân từ 900 – 1.100 USD/người/tháng, hoặc cao hơn, cao hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập trong nước. Với những tính toán khá hạn hẹp, nhiều lao động đã tìm bỏ qua những cam kết đã ký trước khi xuất khẩu lao động, tìm mọi cách để bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng, hoặc chuyển đến những khu vực có thông tin mức lương cao hơn khi đang làm việc ổn định.
Trước tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm xây dựng đề án chống chuyển xưởng và chống bỏ trốn nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên.
P. Thanh