Trong khi các diễn biến ở Mường Nhé, Điện Biên đang được chính quyền tìm cách kiểm soát, kể cả về mặt thông tin, một hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang đọc diễn văn dài cả ngàn chữ, hiển nhiên không nhắc gì tới sự cố được dư luận quan tâm nhất hiện nay.Thay vào đó ông nhắc chung chung: "Sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ở một số địa phương...chưa thường xuyên, chặt chẽ, chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời."
Ông Sang cũng nói: "Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chống phá ta hết sức quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, nhưng việc đấu tranh phản bác của ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình...chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn tỏ ý khen các cơ quan báo chí đã "chủ động trong công tác định hướng thông tin" trong các sự kiện lớn, "phức tạp và nhạy cảm" ở Việt Nam.
Ông nói thêm: "Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí đăng, phát và nhờ đó thông tin chính thống cơ bản đã làm chủ dư luận."
'Nhạy cảm'
Dựa vào các phát biểu chính thức này có thể thấy khoảng cách giữa các quan chức báo chí và chính trị gia tại Việt Nam trong vấn đề xử lý thông tin.
Ông Đỗ Quý Doãn dường như muốn truyền thông chính thống nhanh chóng đưa tin, cho dù đó là tin theo chỉ đạo của chính quyền, về các vụ việc xảy ra kể cả đó là những vụ nhạy cảm như các diễn biến hiện nay ở Mường Nhé.
Nhưng các chính trị gia như ông Trương Tấn Sang không nhất thiết sẽ đồng ý với cách nhìn nhận này.
Nhưng cho tới ngày 5/5, Thông tấn xã Việt Nam mới có thông tin về vụ việc sau khi nhiều đài, báo nước ngoài đã đưa tin.
Bản tin ít nhất thừa nhận tình trạng người Hmong biểu tình hàng loạt và cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn mặc dù không nói gì tới chuyện cán bộ và nhân viên công lực bị người biểu tình bắt cóc.
Nhưng cách thông tin theo kiểu tin vắn cho một sự cố lớn và việc ngăn cản các nhà báo đưa tin khách quan sẽ không giúp gì cho việc 'định hướng dư luận' như quan chức báo chí Việt Nam mong muốn.
Đọc lại một loạt các bài báo viết về Mường Nhé trong vài năm gần đây, các cuộc đụng độ giữa chính quyền và người Hmong vẫn thường xuyên xảy ra và lần này, cho dù vì lý do khác hơn, cũng chỉ là lần lớn nhất và khó giải quyết nhất.
'Phá rừng'
Ngay từ cuối năm 2009, cây viết Đỗ Doãn Hoàng của báo Lao Động đã có phóng sự nhiều kỳ nói về "Cuộc chiến khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liễu lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất".
Phóng sự của Lao Động cũng trích lời Chủ tịch huyện Mường Nhé Giàng A Dình nói về các vụ "căng thẳng" giữa các lực lượng an ninh, biên phòng và những người Hmong sống du canh du cư cho dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trích lời ông chủ tịch: "Với khoảng 30 hộ dân, họ đi xe máy, xé nhỏ lực lượng ra, dùng điện thoại di động bài binh bố trận nên rất khó kiểm soát.
Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.
Cựu chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình nói về một vụ căng thẳng với người Hmong
"Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương.
"Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng.
"Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa."
Cũng theo lời kể của ông Dình với báo Lao Động thì khi đó ông cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của các đồn biên phòng để giải quyết.
Tác giả Đỗ Doãn Hoàng cũng nói khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nay đã rút xuống chỉ còn 45.000 héc-ta thay vì hơn 300.000 héc-ta như mấy năm về trước.
Ông kết luận phóng sự ba kỳ của mình: "Các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày, hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào "ăn gan uống máu rừng" - đó là điều không thể chấp nhận được.
"Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt - dù thế nào, không thể đổ hết hệ lụy đó lên mạng sống của những cánh rừng."
'Nghèo nhất'
Sau phóng sự của Lao Động, sang năm 2010, báo Công an Nhân dân cũng đã có bài về tình trạng di dân lên Mường Nhé, huyện mà họ nói có 165 km biên giới với Lào và gần 50 Km biên giới với Trung Quốc.
Theo số liệu mà báo này đưa ra, dân số Mường Nhé khi đó là khoảng 55.000 trong đó 60% là dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La.
Cũng theo Công an Nhân dân, dân gốc Mường Nhé chỉ khoảng 10.000 người hồi cuối thập niên 80.
Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ.
Cựu bí thư Mường Nhé, ông Chu Văn Tuyển
Ông nói trong số các huyện nghèo ở Việt Nam thì "Mường Nhé là nghèo nhất" với thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chỉ khoảng 220 cân thóc.
Vị cựu bí thư nói chính tinh thần đùm bọc chia sẻ của người Hmong làm cho họ nghèo đi vì mỗi khi khấm khá lên họ lại phải chia sẻ cho những người anh em từ các nơi khác kéo đến.
"Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ nên kinh tế nó cũng khó khăn."
Dựa trên các thông tin chính thức có được, những gì xảy ra hiện nay là kết quả của các diễn biến trong nhiều năm qua.
Trên thực tế báo chí trong nước đã có nhiều thông tin về các vụ việc gần tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn và với các lý do khác hơn.
Nhưng chính quyền vẫn thấy cần ngăn cản việc đưa tin về vụ việc mới nhất này.