THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 October 2013

Xí nghiệp ngoại sống, xí nghiệp nội chết !

HÀ NỘI (NV) Sunday, October 06, 2013 Vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục giải thể hoặc ngưng hoạt động.


Theo báo Công Thương ngày 3/7/2013 của bộ Công Thương CSVN, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 6,192 doanh nghiệp “ngừng hoạt động ở thành phố Hà Nội trên tổng số hơn 28,000 xí nghiệp dẹp tiệm trên cả nước. (Hình: báo Công Thương)

Theo báo cáo về tình hình từ đầu năm đến nay, tại các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn do Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp ở Sài Gòn (HEPZA) thực hiện, 9 tháng qua, khối doanh nghiệp hoạt động bằng đầu tư ngoại quốc (FDI) vẫn tiếp tục tăng trưởng và mở rộng đầu tư.
Tổng vốn đầu tư của khối này trong chín tháng tăng khoảng 340 triệu USD. Doanh nghiệp của một số quốc gia như: Singapore, Úc, Đức, Nhật và Hoa kỳ vẫn đang bỏ vốn đầu tư vào các dự án cơ khí, dược phẩm, nhựa, thực phẩm.

Ngược lại, những doanh nghiệp Việt Nam trong các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn đang thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động hoặc giải thể. Chín tháng qua, vốn đầu tư của những doanh nghiệp Việt Nam trong các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn không những không tăng mà còn giảm 16% so với cùng kỳ của năm 2012.

HEPZA cho biết, 9 tháng vừa qua, trong phạm vi các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn, có 20 dự án phải tạm ngưng hoạt động hoặc hủy bỏ. Ngoài ra có 21 dự án bị thanh lý, giải thể trước thời hạn và ¾ trong số này là dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có 35 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam phải giảm từ 20%-30% công suất.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực xuất – nhập cảng. Kim ngạch xuất cảng của những doanh nghiệp trong các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập cảng giảm 10,7%.

Viên Chánh Văn phòng của HEPZA giải thích, sở dĩ xuất cảng tăng trong khi nhập cảng giảm là vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về thị trường, không có đơn đặt hàng, trong khi chi phí sản xuất gia tăng nên họ phải giảm nhịp độ sản xuất hoặc tạm ngưng hoạt động và ngưng nhập cảng nguyên vật liệu.
Trong câu chuyện nói với báo VnEconomy ngày 19/8/2013 về tình hình hoạt động doanh nghiệp trong hơn nửa năm nay, về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư CSVN cho biết: Số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2013 là 28,755, trong đó, có 4,499 doanh nghiệp đã chính thức giải thể hẳn.


Báo cáo của HEPZA cho biết, tình trạng vừa kể là nguyên nhân khiến từ đầu năm đến nay, có thêm 1.200 công nhân làm việc tại  các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Sài Gòn thất nghiệp. Viên Trưởng Phòng Đầu tư của HEPZA cho rằng, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ngắc ngoải vì mãi lực thấp, năng lực cạnh tranh lại giảm sút, chi phí mỗi ngày một tăng... (G.Đ.)