THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 September 2013

Trò nghèo bị thầy cắt dép: Hiệu trưởng nói về cái đẹp



chinhchu-dep

Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo


Việc quy định trang phục như vậy sẽ khiến hình ảnh của các em học sinh cũng như hình ảnh của nhà trường đẹp hơn, nhất là khi các em đứng dưới giờ chào cờ, hoặc tập thể dục, trông các em sẽ rất đẹp.
Việc quy định trang phục như vậy sẽ khiến hình ảnh của các em học sinh cũng như hình ảnh của nhà trường đẹp hơn, nhất là khi các em đứng dưới giờ chào cờ, hoặc tập thể dục, trông các em sẽ rất đẹp.

Chi nhiều tiền

Vụ việc thầy giáo Võ Văn Thường – giáo viên dạy thể dục (Trường THPT Vị Thủy – Phân hiệu Vĩnh Thuận Tây, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), tịch thu 14 đôi dép của học sinh và cắt 5 đôi vì các em không mang giày khiến dư luận tiếp tục buồn.
Thầy Lương Phong Nhã, Hiệu trưởng nhà trường, đã lên tiếng xin lỗi phụ huynh và các em học sinh, đồng thời thầy cũng chia sẻ nhiều tin vui đến với các em học sinh nghèo trong năm học mới.
“Nhà trường muốn chuẩn bị một môi trường, điều kiện tốt nhất để chào đón các em vào năm học mới”, thầy Nhã chia sẻ.
Đi cùng với đó, nhà trường đã vận động nhiều cơ quan, đoàn thể tham gia tặng quà, giúp đỡ cho các em học sinh nghèo. Riêng tỉnh, năm học này đã tặng cho trường 10 suất học bổng trị giá 1 triệu đồng, cá nhân trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy cũng đã trích tiền lương tặng cho trường 5 suất học bổng trị giá 400.000 đồng.
Cùng với nhiều đơn vị, công ty khác nhà trường đã nhận được hơn 50 phần quà trị giá mỗi phần quà 500.000 đồng và hơn 2000 quyển vở.
Theo thầy Nhã, cả trường có khoảng 76 học sinh thuộc diện nghèo, để hỗ trợ cho các em vào năm học mới, trường quyết định trao tặng mỗi học sinh một suất học bổng cùng 15 quyển vở do nhà trường trích quỹ trao tặng.
Sau vụ việc thầy giáo cắt dép của học trò, tâm trạng thầy Nhã mặc dù có vui hơn chút nhưng cũng vẫn còn nhiều tâm tư.
Thầy Nhã chia sẻ, đồng phục của nhà trường đã có quy định và triển khai thực hiện từ năm trước, những học sinh nào đã có đồng phục năm ngoái thì năm nay không phải mua nữa.
Giá mỗi bộ đồng phục của nhà trường hiện là 175.000 đồng/bộ, riêng giày ba ta nhà trường không bán mà để học sinh tự mua.
Thầy cho biết, trong năm học trước trường đã trao đổi với công ty may để hỗ trợ mỗi học sinh nghèo là 140.000 đồng/bộ đồng phục, nhưng năm nay chủ trương của nhà trường là hỗ trợ 100% cho các em học sinh này.

Mang dép không ưng mắt

Theo thầy Nhã, mặc dù nói Hậu Giang là tỉnh vùng sâu nhưng hầu hết đều có mô tô hai bánh đến tận xã, thôn nên việc đi lại của học sinh không còn khó khăn, đường xá thuận lợi rất nhiều. Việc nhà trường quy định đi giày ba ta thực ra không đắt, chỉ khoảng 50-60.000 đồng/đôi nhưng lại rất thuận tiện.
Thầy Nhã cho rằng, việc quy định trang phục như vậy sẽ khiến hình ảnh của các em học sinh cũng như hình ảnh của nhà trường đẹp hơn, nhất là khi các em đứng dưới giờ chào cờ, hoặc tập thể dục, trông các em sẽ rất đẹp.
“Nếu không quy định, để em mang giày, em mang dép lộn xộn trông không ưng mắt. Thứ nữa, nếu sẵn mang giày thì trong giờ tập thể dục đôi chân của các em sẽ được bảo vệ. Mục đích của trường là vậy”, thầy Nhã chia sẻ.
Là người công tác lâu năm trong ngành giáo dục, thầy Nhã nhận thức rõ mặc một bộ đồng phục đẹp không làm nên trí tuệ, nhân cách mỗi học sinh, tuy nhiên thầy cũng cho biết nếu học sinh được đào tạo trong một môi trường có tổ chức, có nền nếp, kỷ cương, nguyên tắc thì chất lượng giáo dục ở đó sẽ tốt hơn.
“Bản thân tôi luôn mong muốn vừa có thể cho học sinh mặc trang phục đẹp theo đặc thù riêng của trường, nhưng cũng phải phù hợp điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, trường cũng đặc biệt chú trọng tới chất lượng đào tạo. Chứ nếu chỉ ăn mặc đẹp mà chất lượng không đẹp thì cũng không phải là chủ trương của trường”, thầy Nhã chia sẻ.
Thầy Nhã cũng cho biết, trước khi triển khai quy định trang phục cho học sinh nhà trường đã lấy ý kiến của Hội đồng phụ huynh, được sự đồng ý nhà trường mới dám làm.
Quy định học sinh phải mang giày 100%, nhưng với những học sinh quá nghèo nhà trường sẽ họp với hội phụ huynh để tìm ra giải pháp. Tất nhiên, quy định là vậy, nhưng trong trường hợp trời mưa gió nhà trường vẫn du di cho các em được mang dép chứ không bắt buộc phải mang giày.
“Nhưng chắc chắn không còn chuyện học sinh bị đuổi về hay bị cắt dép. Tôi hứa sẽ không có tình trạng đó xảy ra nữa”, thầy Nhã nói.
Trước đó, chia sẻ quan điểm cá nhân, thầy Nhã cho biết, mỗi trường đều có nội quy riêng, phải có những nội quy đó mới đưa được các em vào nề nếp và giáo dục các em tốt hơn. Nhưng không phải là đuổi học trò, hay cắt dép của học trò, đó là hành động hoàn toàn không đúng.
Thầy Nhã cho biết: “Tôi rất băn khoăn, ái ngại trước thông tin phản ánh học sinh đã rưng rưng nước mắt khi chứng kiến thầy giáo cắt đi đôi dép mà phụ huynh phải mất hai ngày làm thuê mới mua được. Nhất là hành động đó lại là của một nhà giáo”.

Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo cắt dép học sinh

Sau khi sự việc thầy giáo Võ Văn Thường (công tác tại phân hiệu Vĩnh Thuận Tây – Trường THPT Vị Thủy) tịch thu và cắt dép học sinh xảy ra gây phản ứng từ phía dư luận và phụ huynh học sinh, ông Lưu Phong Nhã – Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thủy (Hậu Giang), cho biết nhà trường đã thành lập một đoàn gồm Ban giám hiệu, Đoàn trường, cán bộ, giáo viên (GV) đến từng nhà của các em này để xin lỗi và bồi hoàn cho các em.
Với những em bị cắt dép, nhà trường đã bồi hoàn số tiền là 200.000 đồng/đôi dép.
Về việc kỷ luật thầy giáo Võ Văn Thường, nhà trường đã yêu cầu GV Thường viết bản tường trình, làm kiểm điểm. Qua xem xét, Hội đồng kỷ luật đã kỷ luật GV này với hình thức cảnh cáo.
THEO ĐẤT VIỆT