Mỹ công bố bằng chứng vũ khí hóa học
Ngày 30/8, Mỹ đã công bố báo cáo do cơ
quan tình báo thu thập, kết luận rằng chính quyền Syria đã tiến hành một
vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8, giết chết
1429 người, trong đó có ít nhất 426 trẻ em.
Ông John Kerry – Ngoại trưởng Mỹ nói
rằng bản báo cáo đã thu thâp những bằng chứng từ hàng ngàn nguồn khác
nhau và tình báo Mỹ có những bằng chứng có độ tin cậy cao rằng chế độ
Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Phản ứng sau công bố này của Mỹ, chính
quyền Syria ngày 31/8 đã lên án bản báo cáo của tình báo Mỹ và cho biết,
bản báo cáo này là "hoàn toàn bịa đặt”.
"Những gì mà Mỹ mô tả như bằng chứng
không thể chối cãi là vô nghĩa, những gì mà những kẻ khủng bố tuyên
truyền trong hơn một tuần qua là hoàn toàn bịa đặt," tuyên bố của Bộ
Ngoại giao Syria phát trên truyền hình cho hay.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Syria cũng
đã bác bỏ bản báo cáo trên, cho rằng nó chỉ là những thông tin thu thập
chủ yếu qua những tài liệu không đáng tin cậy trên mạng xã hội.
"Thật ngạc nhiên khi một siêu cường lại
có thể hồ đồ dựa trên bằng bằng chứng không tồn tại. Thật khôi hài khi
Mỹ hoạch định chính sách liên quan tới chiến tranh và hòa bình dựa vào
mạng xã hội và những website."
Máy bay E-4B của Không quân Mỹ |
Mỹ điều “ngày tận thế” E-4B chuẩn bị tấn công
Đồng thời với việc cống bố bằng chứng vũ
khí hóa học, bước tiếp theo cho một cuộc chiến cận kề với Syria là việc
Mỹ điều máy bay E-4B đến Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tờ The Avionist, Boeing E-4B
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong lực lượng Không quân Mỹ, đó là
làm nhiệm vụ Sở chỉ huy tình trạng khẩn cấp trên không.
Trong những trường hợp xảy ra một cuộc
tấn công khủng bố, chiến tranh hay xâm lược trên quy mô lớn, chiếc máy
bay này sẽ là nơi để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh, các Tham mưu
trưởng hay những nhân vật đầu não đưa ra quyết định chỉ đạo đến toàn bộ
các lực lượng vũ trang của Mỹ, bao gồm cả lực lượng hạt nhân. Vì được
sử dụng trong các trường hợp vô cùng nghiêm trọng nên nó có biệt danh
“ngày tận thế”.
Tàu khu trục mang tên lửa hành trình Mỹ đã áp sát Syria |
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, một chiếc E-4B thường hoạt động liên tục trong 12 giờ và một chiếc máy bay khác sẽ sẵn sàng cất cánh để thay thế sau 5 phút.
Khi chiếc máy bay E-4B hạ cánh xuống căn
cứ Không quân của Mỹ tại Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Một câu hỏi được đặt ra
ngay lập tức: “ngày tận thế” đang làm gì ở đây? Phải chăng đây là dấu
hiệu cho cuộc chiến tranh sắp diễn ra tại Syria?
Những vũ khí làm Syria tự tin là Việt Nam thứ 2 |
Thanh sát viên LHQ rút khỏi Syria
Trong khi Mỹ đang khẩn trương điều động
vũ khí chuẩn bị tấn công Syria, thì ngày 31/8 theo Reuters đưa tin, nhóm
thanh sát viên vũ khí hóa học Liên hợp quốc đã rời khách sạn nơi họ ở
tại thủ đô Damascus của Syria và dường như đang trên đường rút khỏi quốc
gia Trung Đông này.
Reuters cho biết thêm, đoàn xe chở 13
thanh sát viên Liên hợp quốc cùng hành lý đã hướng ra một tuyến quốc lộ
chạy tới quốc gia láng giềng Lebanon sau khi nhóm này hoàn tất cuộc điều
tra về cáo buộc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một vụ tấn
công ở ngoại ô Damascus hồi tuần trước.
Thông tin đoàn thanh sát viên LHQ rút
khỏi Syria xuất hiên gần như đồng thời với thông tin Mỹ đã hoàn thiện kế
hoạch và chuẩn bị tấn công Damascus. Theo đó, Đài Tiếng nói nước Nga,
tờ Washington Post đã đồng loạt đưa tin những phần tử cực đoan Hồi giáo
chiến đấu chống lại quân đội Syria trong hàng ngũ phiến quân đang bắt
đầu di chuyển vị trí các trụ sở cũng như kho tàng quan trọng khác do lo
sợ các cuộc không kích của Mỹ.
Trong khi đó, tại khu vực phía Bắc
Syria, nơi gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, một
số nhà lãnh đạo Hồi giáo đã rút lên rừng núi, nơi họ dễ dàng tìm được
nơi trú ẩn hơn khi bị đánh bom.
Tin đồn đã lan trong bộ phận những người
Hồi giáo cho rằng, một khi Mỹ tấn công Syria thì cứ một tên lửa hành
trình được quân đội Mỹ bắn vào quân đội của Tổng thống Syria Bashar
al-Assad sẽ kèm theo một quả khác nhắm vào các mục tiêu của đối thủ của
nhà lãnh đạo này.
Các nước vùng Vịnh sẵn sàng
Các quan chức quốc phòng Mỹ tối 30/8 cho
biết Hoa Kỳ đã bố trí chiếc tàu chiến thứ sáu của nước này tại khu vực
Đông Địa Trung Hải, gần với năm tàu khu trục khác có trang bị tên lửa
hành trình và có thể sớm trực tiếp tham gia tấn công Syria như một phần
của hành động đáp trả "có giới hạn và đúng đắn" nhằm vào chính quyền
Damascus.
Trong khi đó, Saudi Arabia, quốc gia ủng hộ quân nổi dậy lật đổ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad, đã nâng mức độ phản ứng của quân đội trước khi có thể diễn ra cuộc tấn công của phương Tây vào Syria.
Theo đó, mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội Saudi Arabia đã được nâng từ mức 5 lên mức 2, trong khi mức 1 là giới hạn báo động cao nhất. Các nhà phân tích cho rằng điều này có thể cho phép một số lực lượng vũ trang sẽ tiến gần hơn ra các vùng biên giới.
Theo nguồn tin này, các quốc gia khác trong khu vực, gồm Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cũng dường như đã nâng mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Trong khi đó, Saudi Arabia, quốc gia ủng hộ quân nổi dậy lật đổ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad, đã nâng mức độ phản ứng của quân đội trước khi có thể diễn ra cuộc tấn công của phương Tây vào Syria.
Theo đó, mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội Saudi Arabia đã được nâng từ mức 5 lên mức 2, trong khi mức 1 là giới hạn báo động cao nhất. Các nhà phân tích cho rằng điều này có thể cho phép một số lực lượng vũ trang sẽ tiến gần hơn ra các vùng biên giới.
Theo nguồn tin này, các quốc gia khác trong khu vực, gồm Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cũng dường như đã nâng mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Mỹ đánh cả phiến quân và Assad?
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tờ Washington Post đưa tin những phần
tử cực đoan Hồi giáo chiến đấu chống lại quân đội Syria trong hàng ngũ
phiến quân đang bắt đầu di chuyển vị trí các trụ sở cũng như kho tàng và
các chủ thể quan trọng khác do lo sợ các cuộc không kích của Mỹ.Tại khu vực phía Bắc Syria, nơi gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, một số nhà lãnh đạo Hồi giáo đã rút lên rừng núi, nơi họ dễ dàng tìm được nơi trú ẩn hơn khi có vụ đánh bom tiềm năng. Mặc dù Mỹ còn chưa tuyên bố gì về ý định tấn công các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Washington từ lâu đã đưa nhóm "Mặt trận al-Nusra" và "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông" vào danh sách tổ chức khủng bố. Tin đồn đã lan trong bộ phận những người Hồi giáo cho rằng cứ một tên lửa hành trình được quân đội Mỹ bắn vào quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ kèm theo một quả khác nhắm vào các mục tiêu của đối thủ của nhà lãnh đạo này. |
Tình hình Syria: Uy lực những siêu hạm Pháp đợi lệnh đánh |
T.Thành (Tổng hợp)