THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 September 2013

Nguồn quỹ hưu trí sắp cạn kiệt



Theo cảnh báo mới đây của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, đến năm 2034 thì nguồn quĩ hưu trí của Việt Nam sẽ cạn và sẽ không còn tiền để chi trả. Khuyến cáo này được các chuyên gia kinh tế và xã hội trong nước đánh giá có cơ sở và cần tìm cách khắc phục.
1-JPG-1372469980_500x0
Nguyên nhân
Báo động của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, rằng nguồn quĩ hưu trí của Việt Nam sẽ bị thâm hụt và cạn kiệt trong thời gian tới, là một nhận định xác đáng.
Giám đốc  Bảo Hiểm Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh, ông Cao Văn Sang, cho rằng cảnh báo này có cơ sở vì theo dự kiến đến năm 2023, số thu Bảo Hiểm Xã Hội dành cho hưu trí sẽ ngang bằng số chi, và những năm sau đó muốn trả lương hưu thì phải sử dụng số dư từ nguồn thu Bảo Hiểm Xã Hội của những năm trước. Hậu quả là, ông Cao Văn Sang nói tiếp, một thập niên nữa tức vào năm 2034 thì nguồn quĩ hưu trí bị cạn kiệt và không còn tiền để thanh toán.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế trong nước, nói rằng điều này hoàn toàn chính xác vào khi Việt Nam đang tìm hướng cải tiến:
Với tình trạng hiện nay thì chắc chắn nguồn quĩ bảo hiểm sẽ thâm hụt  và không đủ khả năng để trang trải. Cho nên hiện  đang có phương án, cũng như các tổ chức quốc tế đề nghị, phải chăng là nên nâng tuổi lao động lên và tăng tuổi nghỉ hưu cho nó dài ra. Đây là vấn đề đang hiện hữu và sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có biện pháp xử lý ngay từ bây giờ.
Những nguyên nhân chính khiến nguồn quĩ Bảo Hiểm Xã Hội gặp nguy cơ cạn kiệt, tiến sĩ Ngô Trí Long giải thích, thứ nhất là do độ tuổi nghỉ hưu thấp :
Thứ nhất hiện nay với lực lượng lao động rất lớn mà tuổi về hưu như thế này, mà chi khoản Bảo Hiểm Xã Hội lại lớn như thế, nếu cứ tiếp tục kéo dài thì chắc chắn nó sẽ là âm và nó sẽ thâm hụt.
Vấn đề thứ hai, ông nói, năng suất tức hiệu quả hoạt động đối với các khu vực nhà nước cũng như đối với người nghỉ hưu xem ra rất thấp:
Đấy  là hai nguyên nhân chính và nếu hiện trạng này tiếp tục kéo dài thì  chắc chắn đến 2023-2025 coi như quĩ  bị vỡ và hầu như không có khả năng để chi trả.
Thực tế hiện nay là lương lao động quá dư thừa mà cái tổ chức lực lượng lao động làm ăn không có hiệu quả cho nên nó dẫn đến hiện tượng như vậy.
- Tiến sĩ Ngô Trí Long
Trong bối cảnh hiện nay, lực lượng lao động trong lãnh vực nhà nước thừa rất lớn, thừa rất nhiều. Người ta đã đánh giá trong 10 người thì 3 người làm được việc, 3 người chỉ là cầm chừng, còn lại 4 thì coi như làm không có hiệu  quả.
Hiện chính phủ đang có dự án tiến tới việc tinh giảm biên chế, áp dụng từ 2014 đến 2020. Thế nhưng theo tiến sĩ Ngô Trí Long thì:
Sẽ thực thi có nghĩa là đầu vào không có mà chỉ có đầu ra thôi. Tại vì thực tế hiện nay là lương lao động quá dư thừa mà cái tổ chức lực lượng lao động làm ăn không có hiệu quả cho nên nó dẫn đến hiện tượng như vậy. Đây là bài toán xử lý rất khó. Ngay bây giờ nói  tinh giảm biên chế thì tinh giảm như thế nào, tinh giảm ai thì cũng là vấn đề cần bàn, mà phương án đưa ra liệu có khả năng thực  thi hay không .

Vấn đề này tôi nghĩ Việt Nam đã nhiều năm trước đưa ra rồi nhưng làm không có hiểu quả, làm không được, phải nói thẳng như vậy.
Trong lúc 65 là tuổi nghỉ  hưu ở các quốc gia phát triển, tại Việt Nam độ tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Tính theo thực tế, tuổi hưu bình quân của Việt Nam là 53.  Với tình trạng tuổi hưu thấp như vậy thì suy ra thời gian đóng không bao nhiêu mà thời gian hưởng lương hưu thỉ lại nhiều.
Cách khắc phục
hang_rong_GDVN13
Dưới mắt tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, viện trưởng kiêm giám đốc Trung Tâm Dư Luận Xã Hội thuộc Viện Xã Hội Học, quĩ Bảo Hiểm Xã Hội sẽ cạn trong thời gian tới là một cảnh báo quan trọng và đáng lưu ý.
Rõ ràng vấn đề ở đây, ông phân tích, là một nền tảng sản xuất chưa cao trong lúc  phải vác cái gánh nặng chi trả, đặc biệt trong lãnh vực chính sách xã hội, hệ thống tiền lương cho đội ngũ công chức viên chức là bộ máy khổng lồ mà hiệu năng hoạt động có hạn và không có yếu tố kích thích người sản xuất:
Thành thủ của cải vật chất xã hội không nhiều, nguồn dự trữ quốc gia không lớn, độ tuổi lao động quay trở về cuộc sống không phải làm người nhà nước nữa là  60 cho nam và 55 cho nữ, là đội quân sẽ hưởng bảo  hiểm xã hội thì mỗi ngày một phình ra, cho thấy báo động quĩ bảo hiểm thiếu hụt là nhãn tiền.
Tình trạng thiếu hụt quĩ hưu trí không  phải là vấn đề chỉ xảy ra cho Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển. Đó là lý do luật được sửa đổi nhằm điều chỉnh tuổi hưu hoặc giảm lương hưu. Vẫn lời tiến sĩ Trịnh Hòa Bình:
Đó không phải là vấn đề của một nước, ở Việt Nam thì tôi không dùng chữ trầm trọng mà  nói là  đáng kể hơn bởi vì đội ngũ làm công ăn lương quá đông mà cái tham gia để làm ra của cải vật chất nó rất có hạn. Đương nhiên khi cái vòng quay của lao động nhảy việc nó lớn quá, nó càng đông thì nó càng  đe dọa cái bảo trợ của Bảo Hiểm Xã Hội trong tương lai. Ví dụ cho rằng cỡ 25 năm thì được hưởng thì lực lượng lao động người ta chỉ làm 25 năm rồi  người ta quay trở về, khác với một số quốc gia phát triển thậm chí bây giờ làm đến 34 năm hoặc 40 năm chẳng hạn, thì nó đóng góp được vào cho  nguồn quĩ nhiều hơn.
Theo viện trưởng Viện Xã Hội Học Trịnh Hòa Bình, để có thể bảo đảm cho sự an toàn của Bảo Hiểm Xã Hội thì phải tính toán lại từ đầu theo nguyên tắc thị trường dù như Bảo Hiểm Xã Hội không được nhìn nhận như Bảo Hiểm Thương Mại:
Nhưng rõ ràng muốn cho nó tồn tại được trong điều kiện  bức tranh sản xuất và hiệu quả kinh tế xã hội của đội ngũ lao động chưa đủ sức đảm bảo cái tương lai cái hậu kỳ của quĩ đó, thì buộc lòng phải quay trở về với sự tính đúng tình đủ thôi.
Tương tự như ý kiến mà chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đưa ra ở trên, chuyên gia xã hội Trịnh Hòa Bình đề cập đến chiêu thức giảm mức lương hưu xuống.
Chiêu thức thứ hai quan trọng hơn, ông trình bày tiếp, là rà soát lại đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp hay gián tiếp:
Làm công ăn lương là làm ra làm  chơi ra chơi cho đích đáng, chứ không phải dàn hàng ngang mà tiến bình quân chủ nghĩa. Tức là một xu hướng bình quân chủ nghĩa mà mọi người đều bám đều dựa vào nguồn quĩ chung và lao động sản xuất không hiệu quả.
Những biện pháp khác, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh, là độ tuổi về hưu phải được tính toán lại, làm sao huy động được tối đa lực lượng lao động nằm trong độ tuổi lao động tham gia vào sản xuất, làm ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn để đóng góp hữu hiệu vào quĩ phúc lợi xã hội.
Theo RFA