Tiến sĩ Trần Đình Bá thách đấu với tiến sĩ – Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Ngọc Đông về “đường sắt đồ cổ”. Chưa biết tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Đông có nhận lời thách đấu hay không, nhưng câu chuyện này hé lộ những
tranh luận khoa học nảy lửa và thú vị.
Điều cao đẹp hơn, đó là cũng chỉ vì mục đích tìm ra một tuyến đường sắt hiệu quả nhất cho đất nước.
Dù ngôn ngữ có phần thẳng và kiêu, bởi vì có khi ông Trần Đình Bá đánh giá không cao cả 300 tiến sĩ của Bộ GTVT, nhưng cũng cần tôn trọng ý kiến phản biện của tiến sĩ Trần Đình Bá. Hãy bỏ qua những lời lẽ cá nhân, sở thích từng người, đốp chát ngôn ngữ, để cùng hướng đến chân lý khoa học. Lịch sử khoa học nhân loại từng chứng minh, không phải số đông là chiếm được phần thắng. Đôi lúc, một cơn “lên đồng” khoa học của một cá nhân lại đổi thay thế giới.
Có người lên tiếng, ông Trần Đình bá lấy đâu ra 5 triệu USD để cược và ông Nguyễn Ngọc Đông lấy đâu ra 5 triệu USD để nhận lời thách đấu. Thực ra, với các nhà khoa học, chuyện thắng-thua không phải là đồng tiền mà là danh dự khoa học. Chúng ta hãy chờ đợi!
Chờ đợi điều gì? Trước hết, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông sẽ có ý kiến về thư thách đấu của tiến sĩ Trần Đình Bá, nhận lời hay không, nhận như thế nào và giải quyết cuộc tỉ thí khoa học như thế nào?
Lời thách thức như truyện kiếm hiệp của Kim Dung giữa hai hảo hán đệ nhất võ lâm: “Ông hãy ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120km/h để có tốc độ trung bình 80-90km/h để hành trình Bắc - Nam đạt 21-23 giờ. Nếu thành công, tôi coi ông là “người anh hùng” và sẽ thưởng ông 5 triệu USD”.
Tất nhiên, khi đưa ra lý thuyết vận tốc 90km trên đường sắt đồ cổ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông đã có căn cứ khoa học dựa trên thực nghiệm từ thực tiễn. Nhận lời thách đấu này không phải vì hư danh làm người anh hùng, cũng không phải vì đôla Mỹ, mà vì danh dự của một nhà khoa học kiêm nhà quản lý cấp thứ trưởng. Người dân chờ đợi câu trả lời bằng hành động của ông Đông. Thuyết phục và tôn trọng đối thủ.
Cũng từ câu chuyện thách đấu này, đất nước lóe sáng niềm tin về một túi khôn của nhân dân. Một ông tiến sĩ thách đấu về làm đường sắt không phải là chuyện hơn thua mà là vì nước vì dân. Có thể ông sẽ thất bại, nhưng chân lý khoa học thuộc về người thắng thì ông vẫn hạnh phúc vì thành quả đó phục vụ cho đất nước; còn hơn là không ai dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám thất bại.
Chấp nhận lời thách đấu về con đường sắt vật chất như một sự lên tiếng về dân chủ trong cộng đồng, để đến lúc sẽ có lời góp ý thẳng thắn và thách thức đúng-sai về những con đường khác trên khắp đất nước này. Hãy tôn trọng sự khác biệt, không có sự khác biệt thì không có thay đổi và sáng tạo.
Dù ngôn ngữ có phần thẳng và kiêu, bởi vì có khi ông Trần Đình Bá đánh giá không cao cả 300 tiến sĩ của Bộ GTVT, nhưng cũng cần tôn trọng ý kiến phản biện của tiến sĩ Trần Đình Bá. Hãy bỏ qua những lời lẽ cá nhân, sở thích từng người, đốp chát ngôn ngữ, để cùng hướng đến chân lý khoa học. Lịch sử khoa học nhân loại từng chứng minh, không phải số đông là chiếm được phần thắng. Đôi lúc, một cơn “lên đồng” khoa học của một cá nhân lại đổi thay thế giới.
Có người lên tiếng, ông Trần Đình bá lấy đâu ra 5 triệu USD để cược và ông Nguyễn Ngọc Đông lấy đâu ra 5 triệu USD để nhận lời thách đấu. Thực ra, với các nhà khoa học, chuyện thắng-thua không phải là đồng tiền mà là danh dự khoa học. Chúng ta hãy chờ đợi!
Chờ đợi điều gì? Trước hết, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông sẽ có ý kiến về thư thách đấu của tiến sĩ Trần Đình Bá, nhận lời hay không, nhận như thế nào và giải quyết cuộc tỉ thí khoa học như thế nào?
Lời thách thức như truyện kiếm hiệp của Kim Dung giữa hai hảo hán đệ nhất võ lâm: “Ông hãy ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120km/h để có tốc độ trung bình 80-90km/h để hành trình Bắc - Nam đạt 21-23 giờ. Nếu thành công, tôi coi ông là “người anh hùng” và sẽ thưởng ông 5 triệu USD”.
Tất nhiên, khi đưa ra lý thuyết vận tốc 90km trên đường sắt đồ cổ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông đã có căn cứ khoa học dựa trên thực nghiệm từ thực tiễn. Nhận lời thách đấu này không phải vì hư danh làm người anh hùng, cũng không phải vì đôla Mỹ, mà vì danh dự của một nhà khoa học kiêm nhà quản lý cấp thứ trưởng. Người dân chờ đợi câu trả lời bằng hành động của ông Đông. Thuyết phục và tôn trọng đối thủ.
Cũng từ câu chuyện thách đấu này, đất nước lóe sáng niềm tin về một túi khôn của nhân dân. Một ông tiến sĩ thách đấu về làm đường sắt không phải là chuyện hơn thua mà là vì nước vì dân. Có thể ông sẽ thất bại, nhưng chân lý khoa học thuộc về người thắng thì ông vẫn hạnh phúc vì thành quả đó phục vụ cho đất nước; còn hơn là không ai dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám thất bại.
Chấp nhận lời thách đấu về con đường sắt vật chất như một sự lên tiếng về dân chủ trong cộng đồng, để đến lúc sẽ có lời góp ý thẳng thắn và thách thức đúng-sai về những con đường khác trên khắp đất nước này. Hãy tôn trọng sự khác biệt, không có sự khác biệt thì không có thay đổi và sáng tạo.