Nhà cầm quyền Nghệ An đã tiếp tục lún sâu vào tội ác đàn áp tôn giáo và khủng bố giáo dân tại đây ngày càng khốc liệt và trắng trợn. Từ việc dùng côn đồ bao vây nhà nguyện Giáo điểm, đến dùng mìn ném vào phá hủy nhà nguyện, nay nhà cầm quyền Nghệ An tiến thêm một bước mới trên con đường tội ác của mình: Dùng quân đội nhân dân đàn áp tôn giáo.
Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, sáng 1/7/2012, tại Giáo điểm Con Cuông, linh mục J.B Nguyễn Đình Thục tới dâng Thánh lễ Chúa nhật cho giáo dân như thường lệ đã bị một nhóm côn đồ chặn đánh dã man. Khi giáo dân nghe tin đến nơi thì hàng loạt côn đồ được nhà cầm quyền Nghệ An huy động đã đánh đập các giáo dân này một cách man rợ và tàn bạo. Nhiều giáo dân đã bị tấn công trọng thương và nguy cấp đến tính mạng. Đặc biệt nguy hiểm đến mạng sống là chị chị Maria Ngô Thị Thanh bị đánh vỡ hộp sọ đã phải chuyển đi bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
Khi linh mục J.B Nguyễn Đình Thục tiếp tục về nhà nguyện dâng Thánh lễ cho giáo dân nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động lực lượng công an giả dạng côn đồ và nhiều thành phần khác tiếp tục ném đá phá hoại Thánh lễ, đánh đập giáo dân.
Nghiêm trọng hơn, khi giáo dân không chịu bỏ dở Thánh lễ, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động quân đội thuộc trung đoàn 335 trang bị đầy đủ súng ống và các loại vũ khí đến đàn áp giáo dân tại hiện trường.
Công an, côn đồ đã đánh đập, giáo dân, đập phá nhà nguyện và đặc biệt là đã đập nát tượng Đức Mẹ Maria.
Trước tình hình nguy cấp của anh chị em giáo dân và linh mục tại đây, các giáo xứ Lãng Điền, Yên Lĩnh, Quan Lãng, Bột Đà, Sơn La đã kéo chuông liên hồi và giáo dân ở các giáo xứ đó đã tập trung về Giáo điểm Con Cuông để hiệp thông cùng giáo dân ở đó. Các giáo dân đã kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền phải dừng ngay hành động tội ác họ đang gây ra. Trước sự hung hãn của bọn côn đồ, với lòng tin của mình và sự đoàn kết, dù là tay không tấc sắt và bị lực lượng “vũ trang nhân dân” khống chế, giáo dân vẫn bắt được 20 tên côn đồ đã gây ra tội ác tại đây. Trong số những tên côn đồ được thuê đánh đập giáo dân, người ta phát hiện ra cả công an chìm giả dạng côn đồ.
Trước mặt mọi người, những tên côn đồ này đã khai rằng chúng được nhà cầm quyền thuê mỗi tên 500.000 đồng để đánh đập và đàn áp giáo dân kết hợp với công an và cán bộ ở đây.
Đến tận 9h đêm 1/7/2012, giáo dân bị đe dọa đủ đường, vẫn kiên quyết yêu cầu thả người vô điều kiện trước sự hiện diện của Công an Tỉnh Nghệ An và Trưởng, Phó công an huyện Con Cuông. Đồng thời yêu cầu phải lập biên bản sự việc tại chỗ. Dù viện đủ mọi lý do loanh quanh, nhưng trước sự kiên quyết đấu tranh của giáo dân, nhà cầm quyền Nghệ An mà đại diện là Phó Chủ tịch Huyện Con Cuông đã phải lập biên bản sự việc, nhưng đến tận đêm khuya vẫn ngồi “chờ con dấu”?
Chính quyền và Công an đã phải thừa nhận những hành động đàn áp nói trên là do chính quyền Nghệ An tổ chức và thừa nhận hành động trên là sai trái.
Sự việc ở Con Cuông vẫn tiếp tục nóng bỏng và nhận được sự chú ý của giáo dân khắp nơi.
Một số hình ảnh về vụ việc tại Con Cuông ngày 1/7/2012. Hình ảnh: Giaoxubotda.net
Nữ Vương Công Lý sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
2/7/2012
Nữ Vương Công Lý
Thông tin chi tiết về vụ việc tại Giáo điểm Con Cuông chiều 1/7/2012
Thời gian vừa qua, giáo dân tại giáo điểm Con Cuông (thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) luôn chịu sự kìm kẹp, phân biệt đối xử và vu khống bởi chính quyền địa phương. Chính quyền liên tục cho người đe dọa, ngăn cản, khủng bố linh mục và bà con giáo dân. Gần đây nhất là sự kiện hàng trăm cán bộ và côn đồ đến quấy rối, ngăn cản không cho linh mục GB. Nguyễn Đình Thục cử hành Thánh lễ mừng kính thánh Gioan Tẩy giả ngày 24.6.2012. Sự kiện hôm 1.7.2012 là cao điểm và là kết quả những toan tính lâu dài, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.
Theo lời của nữ tu Đinh Thị Bắc thì vào lúc 11 giờ 50 phút, xe công an, xe tuyên truyền của Phòng Văn hóa huyện Con Cuông, dân phòng và một nhóm côn đồ đã tập trung trước cổng nhà nguyện giáo điểm Con Cuông. Công an tiến hành phá khóa lao vào và dùng vũ lực của số đông trấn áp hai nữ tu Đinh Thị Bắc và Hồ Thị Hiền đang phục vụ tại đây. Công an viên Phạm Văn Tuyên đã đấm đá một nữ giáo dân tên là Bảy khi chị lên tiếng đòi nhóm người này dừng việc hành hung các nữ tu.
Đến 13 giờ 30, một số bà con cư trú tại giáo điểm Con Cuông đã đến nhà nguyện và bắt đầu đọc kinh. Khoảng 50 người bắt đầu la ó, gào thét, xô đẩy giáo dân ra khỏi nhà nguyện. Đội ngũ cán bộ và nhóm côn đồ lúc trưa ùa vào nhạo cười, đập phá bàn ghế, hoa nến, chén đĩa. Nghiêm trọng nhất là việc đập nát tượng Đức Mẹ trên cung thánh.
Vào khoảng 14 giờ, khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đặt chân tới khuôn viên nhà nguyện để chuẩn bị cử hành thánh lễ Chúa nhật, lập tức, bị một số cán bộ và nhóm người đông đảo đang đợi sẵn ùa đến bao vây yêu cầu linh mục không được cử hành thánh lễ và đấm đá túi bụi vào ngài. Bà con giáo dân thấy họ đánh đập cha xứ như vậy thì xông lên chịu đòn thay. Vì giáo dân ít nên họ tiếp tục càn lướt, đánh đập làm bị thương nhiều người. Đặc biệt, có trường hợp chị Maria Ngô Thị Thanh bị côn đồ dùng loa cầm tay đánh vào đầu gây chấn thương dập sọ não, hiện đang phải cấp cứu tại Hà Nội. Tuy nhiên sau đó, số giáo dân ít ỏi đã cố gắng đẩy lui những người xúc phạm nơi thánh. 41 người phía chính quyền chiếm giữ nhà nguyện thấy tình hình bên ngoài bất ổn nên chốt cửa, tự giam mình bên trong.
Linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đã dâng lễ ngay tại sân nhà nguyện vì các đối tượng bên trong không chịu mở cửa. Mái ngói của nhà nguyện luôn phải hứng chịu những trận mưa gạch đá, các cánh cửa nhà nguyện bị tháo dỡ. Bà con hoang mang chứng kiến sự hiện diện của cảnh sát cơ động 113 và một lực lượng quân đội với súng ống sẵn sàng chĩa vào nhà nguyện.
Cùng thời điểm đó, nhận được tin linh mục và bà con đồng đạo của mình gặp nạn, đông đảo giáo dân hạt Bột Đà lên hiệp thông, san sẻ những đau thương hoạn nạn đang xẩy đến với họ. Toàn thể giáo dân có mặt hết sức bất bình và phẫn nộ trước cảnh nhà cầm quyền trấn áp và bắt đi nhiều tín hữu. Nhóm 41 đối tượng trên có cả một số thành viên ban ngành cấp huyện, xã và côn đồ sợ hãi trước tinh thần giáo dân nên không dám rời ra khỏi nhà nguyện. Số đối tượng quá khích còn lại phía ngoài vẫn tìm cách khống chế bà con giáo dân. Khi Thánh lễ đang diễn ra, có hai đối tượng người Thanh Chương xông vào ném đá nhà nguyện. Giáo dân đã giữ lại và họ khai báo là chính quyền địa phương đã trả 500.000 đồng cho một lần đến quấy rối.
Đến 16 giờ 30′ cùng ngày, sau khi thánh lễ kết thúc, ông Vi Văn Kim, Phó chủ tịch huyện Con Cuông; ông Hoàng Đình Tấn, Trưởng công an huyện; ông Bằng, công an tỉnh Nghệ An đã vào làm việc. Bất chấp sự đe dọa từ phía chính quyền, giáo dân vẫn tập trung đông đảo tại nhà nguyện để yêu cầu thả ngay và vô điều kiện những giáo dân bị bắt đồng thời phải lập biên bản làm rõ sự việc đã xảy ra.
Sau nhiều lý do quanh co nhằm chối bỏ trách nhiệm, ông Kim đã thay mặt chính quyền trực tiếp xin lỗi bà con. Lúc đó, biên bản cũng được lập xong theo đúng những gì đã xảy ra nhưng lại phải “chờ con dấu”. Trong biên bản, phía chính quyền buộc phải thừa nhận việc cho người đến quấy phá, đánh đập giáo dân, xúc phạm ảnh tượng, nơi thờ tự là những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và gây chia rẽ khối đoàn kết trong quần chúng nhân dân.
Đến 3 giờ 30′ sáng ngày 02.07.2012, trật tự tại giáo điểm Con Cuông mới được vãn hồi. Sau đêm thức trắng đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con đồng đạo tại xã Yên Khê và phụ cận, giáo dân các nơi bắt đầu ra về trong tâm trạng bất an vì những nhức nhối chưa được chính quyền cộng tác giải quyết tại đây. Vừa ra khỏi nhà nguyện chừng 500m, một nhóm côn đồ đuổi theo anh Phạm Văn Hoàn (họ Hội Phước, xóm 3 Tường Sơn, Anh Sơn) và dùng ống tuyp sắt vụt anh tới tấp. Anh Hoàn bị trọng thương và xe máy của anh cũng bị đập nát trước sự chứng kiến của đông đảo công an mặc cảnh phục.
Sự kiện này mới chỉ là bước khởi đầu cho những âm mưu đen tối của thế lực sự dữ. Mặc dầu vậy, bà con giáo dân tại giáo điểm Con Cuông, cùng với sự hiệp thông chia sẻ của giáo dân toàn giáo phận, luôn sẵn sàng vác lấy thập giá Đức Kitô, trên bước đường mưu cầu bình an, tự do tôn giáo, để công lý và hòa bình được thực thi trên mảnh đất miền tây xứ Nghệ.
Để chia sẻ với những đau thương của anh chị em giáo dân Con Cuông, xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo quyền và bất công; cầu cho các cấp lãnh đạo chính quyền sớm nhận ra những nhu cầu chính đáng, những quyền lợi cơ bản của người dân được đáp ứng.
Đồng Lam
Nguồn: gpvinh.net
Con Cuông: Các linh mục và nhiều giáo dân Giáo xứ Quan Lãng tới gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê
Thứ ba - 03/07/2012 11:57 - Người đăng bài viết: Biên Tập Viên
Từ cuối năm 2011 đến nay, tại nhà riêng ông Phạm Thế Trận ở thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông hình thành lên một khu thờ tự trái pháp luật.
Hàng tuần vào chiều ngày chủ nhật, các tín đồ chủ yếu ở Giáo xứ Quan Lãng, huyện Anh Sơn đã theo Linh mục Phạm Ngọc Quang, Linh mục Ngô Văn Hậu (hai tháng nay đã thay Linh mục Phạm Ngọc Quang) và Linh mục Nguyến Đình Thục tổ chức truyền đạo trái pháp luật. Mặc dù chính quyền xã Yên Khê và tổ công tác của huyện đã vận động, song không những các linh mục của Giáo xứ Quan Lãng không chấp hành mà còn cố tình vi phạm pháp luật… Vào chiều ngày 1/7, các linh mục đã lôi kéo gần 700 giáo dân ở Giáo xứ Quan Lãng và các nơi khác đến gây mất trật tự trị an và hành hung người dân xã Yên Khê.
Vụ một số chức sắc, chủ yếu là các linh mục của Giáo xứ Quan Lãng đã lôi kéo gần 700 giáo dân xứ Quan Lãng và nhiều nơi khác tập trung về gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê, huyện Con Cuông ngày 1/7 có thể tóm lược như sau:
Từ tháng 10 năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện Con Cuông đã xuất hiện hiện tượng bất thường gây bức xúc lớn trong nhân dân. Đó là một số chức sắc của đạo Thiên chúa mà chủ yếu là các vị linh mục quản xứ Quan Lãng (ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) đã lên tổ chức giảng, truyền đạo trái pháp luật. Những chức sắc này kéo theo một số lượng lớn giáo dân ở huyện khác về tham gia các buổi lễ, mà phần đông trong số đó là giáo dân các huyện như Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành và tỉnh Hà Tĩnh, còn giáo dân tại địa phương chỉ có khoảng 20 người.
Thời gian đầu (cuối năm 2010), địa điểm tổ chức là tại nhà bà Minh ở khối 6, Thị trấn Con Cuông và sau này (cuối năm 2011) là tại nhà ông Phạm Thế Trận ở bản Trung Hương, xã Yên Khê cách đó chừng dăm cây số… Chính thức từ cuối năm 2011 đến nay, các linh mục và các vị chức sắc ở Giáo xứ Quan Lãng đã sử dụng nhà riêng của ông Trận để tổ chức “làm phép nhà mới” rồi công bố đây chính là “điểm sinh hoạt công giáo”. Các linh mục quản xứ Quan Lãng (ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) đã bất chấp pháp luật về tôn giáo, các quy định của địa phương khi sử dụng nhà giáo dân – không phải là điểm thờ tự, chưa được các cơ quan chức năng cho phép để làm lễ, giảng đạo, truyền đạo. Việc làm này đã gây ra sự bất bình nghiêm trọng trong đông đảo người dân xã Yên Khê nói riêng và huyện Con Cuông nói chung.
Trước hành vi vi phạm pháp luật của các linh mục và tín đồ Giáo xứ Quan Lãng, thời gian qua chính quyền các cấp ở Con Cuông thực hiện biện pháp kiên trì vận động, gặp gỡ để tìm cách giải quyết có tình, có lý. UBND huyện Con Cuông đã có 7 thông báo đề nghị các linh mục và giáo dân chấm dứt tình trạng trên, tuy nhiên, Linh mục Phạm Ngọc Quang trước đây và hiện nay là Linh mục Ngô Văn Hậu cùng một số chức sắc ở Giáo xứ Quan Lãng đã thiếu thiện chí hợp tác… Cũng như nhiều lần khác trước đây, vào lúc 13 giờ chiều ngày 1/7, tổ công tác của huyện Con Cuông, xã Yên Khê đã đến làm việc tại nhà ông Trận, yêu cầu ông này không được cho giáo dân đến làm lễ tại nhà riêng của ông, vì đây không phải là nơi thờ tự hợp pháp.
Đến 13 giờ 30 phút thì có khoảng 700 giáo dân ở nơi khác đến (trong đó chỉ có khoảng gần 30 giáo dân sinh sống trên địa bàn huyện Con Cuông) tụ tập tại nhà ông Trận để làm lễ. Bức xúc trước việc quá đông người ở nơi khác đến tụ tập, gây mất trật tự, ồn ào trong khu dân cư mà chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương; chính quyền xã tổ chức kiểm tra, người dân các thôn, bản xung quanh thì phản đối việc giáo dân hành lễ ở đây và xô xát đã xảy ra…
Đến 14 giờ, Linh mục Nguyễn Đình Thục đánh xe từ Giáo xứ Quan Lãng lên, vào nhà ông Trận để tổ chức làm lễ; Chính quyền xã và tổ công tác đã yêu cầu được làm việc nhưng Linh mục Thục không chấp hành. Trước sự kiên quyết của chính quyền xã và phản đối mãnh mẽ của người dân địa phương thì số đông giáo dân từ nơi khác đến hành lễ trái pháp luật đã lấy đá ném người, dùng nhiều hung khí như gậy gộc hành hung, xô đẩy đại diện chính quyền xã, thôn, bản và nhiều người khác ra khỏi nhà ông Trận, rồi khóa trái cổng lại. Còn 43 người dân xã Yên Khê chủ yếu là người già, phụ nữ do sức khỏe yếu (trong đó có cả tổ công tác của huyện, cán bộ xã, thôn, bản và nhân dân thôn Trung Hương; với khoảng 15 phụ nữ, 1 phụ nữ đang mang thai) đã bị đẩy vào nhà của ông Trận nơi mà các linh mục Giáo xứ Quan Lãng gọi là nhà nguyện và bị nhốt làm con tin (43 người dân này đã bị giam giữ trong suốt 12 giờ. Trong thời gian bị giam giữ, tất cả số con tin này đều bị khoảng 6-7 thanh niên khống chế thu hết điện thoại di động và cứ 1 tiếng đồng hồ lại dùng mũ cối , mũ bảo hiểm, gậy, côn, tay chân đánh đập một lần).
Đến 22 giờ cùng ngày, UBND huyện Con Cuông đã cử ông Vi Văn Kim, Phó Chủ tịch UNBD huyện và ông Hoàng Văn Tấn, Trưởng Công an huyện vào làm việc với linh mục, nhưng linh mục và giáo dân đã vây ráp, khống chế ông Kim và ông Tấn. Bắt hai ông này phải viết biên bản theo yêu cầu của linh mục và những giáo dân là phải xin lỗi vì đã phản đối việc truyền đạo trái pháp luật của họ cũng như phải cho phép nhà ông Trận trở thành điểm thờ tự, sinh hoạt tôn giáo... Cũng ngay trong đêm 1/7, tổ công tác của tỉnh đã được thành lập và có mặt tại địa bàn xã Yên Khê để chỉ đạo giải quyết vụ việc. Trước tình hình dư luận và người dân địa phương vô cùng bất bình, phẫn nộ, phản đối việc các linh mục và hàng trăm giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã tới truyền đạo trái pháp luật; gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê; đoàn công tác của tỉnh đã chỉ đạo chính quyền huyện, xã trấn an bà con, triển khai phương án bảo vệ người dân địa phương và bà con giáo dân ra về an toàn.
Đến 4 giờ sáng ngày 2/7, 43 người dân xã Yên Khê bị nhốt mới lần lượt được thả ra. Đến 6 giờ sáng, người dân địa phương và toàn bộ giáo dân mới giải tán, ra về an toàn. Tổng cộng đã có 58 người dân, thành viên tổ công tác của huyện và xã bị thương được đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Con Cuông. Trong đó, người bị thương nặng nhất là ông Tăng Ngọc Sơn, trưởng bản Làng Pha, xã Yên Khê (gãy tay và 3 xương sườn), ông Vi Văn Vân, Phó bản Trung Chính (bị chấn thương nặng ở đầu).
Chứng kiến từ đầu vụ gây rối loạn, hành hung và bắt giữ người trái pháp luật của các chức sắc, linh mục xứ Quan Lãng và nhóm giáo dân này mới thấy sự hung hãn đến khó lường của họ. Trong nhà ông Trận, hàng trăm giáo dân cầm nhiều loại gậy gộc, đá và cả mũ cối, mũ bảo hiểm lùa đuổi đánh người dân; phía bên ngoài đường hàng trăm giáo dân khác dựng xe, thực hiện hành vi cản trở lực lượng vào giải cứu người bị giam giữ. Chốc chốc, hàng loạt “mưa đá” trong vườn nhà ông Trận được các giáo dân ném ra, nhằm thẳng vào tổ đội công tác và nhân dân xã Yên Khê đang ở phía ngoài. Mức thương vong sẽ không dừng lại nếu lực lượng Công an huyện Con Cuông không bắt giữ được hai thanh niên giáo dân phi xe máy mang hai bao tải chứa đầy hung khí là kiếm, dao, mác để tuồn vào cho nhóm giáo dân trong nhà ông Trận. Phía trong căn nhà ông Trận – nơi mà các linh mục Giáo xứ Quan Lãng và giáo dân gọi là nhà nguyện chốc chốc lại vang lên tiếng thét, kêu đau của những người dân xã Yên Khê đang bị hành hạ…
Có mặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Con Cuông vào lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, số người dân ở đây là rất đông. Phần là người bị đánh trọng thương, phần là thân nhân của người bị thương, phần là người dân huyện Con Cuông tập trung về thăm hỏi, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành vi, việc làm sai trái của các linh mục và giáo dân trong vụ việc hành hung, giam giữ người trái pháp luật tại nhà ông Trận. Trên khuôn mặt những người bị bắt làm con tin vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng, sợ hãi… Ông Nguyễn Như Vị, 65 tuổi, một người dân xã Yên Khê bị giam giữ và bị hành hung, nằm trên giường bệnh cho hay: “Cứ một giờ một lần, từng tốp khoảng 5-6 thanh niên, trung niên thay phiên nhau mở cửa lôi chúng tôi ra đánh bằng gậy, chân tay, mũ bảo hiểm. Linh mục có vào nhưng không can ngăn, có người bị đánh máu chảy lõa cả nhà, kêu cứu nhưng linh mục không thèm để ý đến. Họ vừa đánh vừa bắt chúng tôi khai là ai thuê, thuê bao nhiêu tiền để phản đối việc truyền đạo trái pháp luật này; không nói thì bị tát, đánh đập tàn nhẫn tiếp, không kể gì người già, phụ nữ. Thời gian bị giam càng dài thì sức ép vũ lực họ dồn lên chúng tôi càng tăng, không phải 1 giờ nữa mà cứ 5 – 10 phút lại có nhóm khác nhảy vào đánh đập vô cớ, dã man. Tôi có hỏi Linh mục Nguyễn Đình Thục sao để con chiên đánh chúng tôi tàn bạo như thế - Thì linh mục và chức sắc lại tiếp tục rao giảng. Tất cả 43 người ai cũng bị hành hung, cả cô mang thai cũng bị đánh, có 3 người bị đánh trọng thương rất nặng...”.
Ông Lưu Văn Cứu, 52 tuổi, là một trong 43 người bị giam giữ, đánh đập nằm thiêm thiếp với băng trắng quấn đầu cho biết thêm: “Lúc đầu bị giam lại, tôi có yêu cầu các giáo dân đó cần phải làm việc không được đe dọa tính mạng anh em ở đây, trong đây có phụ nữ. Nghe khẩu khí của tôi, họ nghĩ tôi là người cầm đầu, có vai trò nên tập trung đánh tôi. Họ đánh tôi vỡ 3 cái mũ bảo hiểm xe máy khiến máu đầu tôi chảy rất nhiều. Không dừng lại, họ còn đấm đá rất nhiều vào mặt, vào bụng và nơi khác. Trong lúc giam, một số giáo dân nói là các bác cứ nằm nghỉ không ai làm chi đâu – thế mà có người vừa nằm xuống sàn nhà đã bị gậy phang vào người. Thậm chí khi được thả ra, tôi đi sau cùng còn bị vụt một gậy vào người, tiếp tục bị một tốp đuổi đánh… Qua sự việc này tôi thấy rằng: Linh mục mặc dù giảng đạo là kính chúa, yêu nước, thương yêu đồng loại, không làm điều ác nhưng để một số giáo dân chửi bới, hành xử với chúng tôi như vậy là không như điều linh mục nói”.
Ông Lô Hồng Văn, công an viên thôn Trung Chính nằm hôn mê từ hôm qua đến sáng nay mới tỉnh, dù vẫn còn rất choáng váng, kể lại: Hôm qua khi xảy ra va chạm, theo sự phân công của xã tôi đến nhà ông Trận. Vừa đến nơi, thì nhiều người đứng phía trong nhà ông Trận ném đá ra. Đá ném ra rất nhiều, hình như họ đã chuẩn bị cả xe đá từ trước. Nhiều người đang phản đối truyền đạo trái pháp luật phía ngoài phải chạy toán loạn. Tôi không may bị đá ném vào thái dương, bổ xuống, chảy máu. Thấy một số người phía trong nhà ông Trận định nhảy ra lôi tôi vào thì một số người dân liều mình ra giằng tôi lại. Tôi ngất đi và được mọi người đưa đi cấp cứu. Những người ném đá đó toàn là người lạ mặt từ đâu đến không phải là giáo dân trong xã này”…
Còn chị Lương Thị Năm, ở xã Yên Khê, thai phụ bị bắt giam vẫn còn chưa hết hãi hùng kể: “Họ nhốt chúng tôi lại khiến mọi người rất hoảng loạn chạy lung tung trong nhà tìm chỗ kín ẩn nấp. Họ tịch thu hết giấy tờ cá nhân như chứng minh thư, bằng xe máy và cả điện thoại, không cho gọi về nhà và bắt viết tờ khai theo ý họ. Những ai viết chậm hay chữ xấu cũng bị tát và đá vào lưng. Đến khoảng 18 -19 giờ, họ bắt đầu đánh đập chúng tôi. Lúc được thả ra, tôi bị một thanh niên dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu và một thanh niên khác dùng que sắt đâm vào chân chảy máu. Họ biết tôi mang bầu 5 tháng nhưng vẫn đánh đập, hành hạ. Tôi giờ thấy lo lắm vì các bác sỹ nói còn phải theo dõi sức khỏe thai nhi…”.
Một nữ nạn nhân nằm cùng phòng chị Lương Thị Năm nói trong lo lắng: Tôi không sao chợp mắt nổi; thiếp đi một tý thì hình ảnh bị hành hung lại hiện về. Linh mục và giáo dân ở đâu kéo đến đây, Yên Khê không bình yên… Có lẽ chưa bao giờ người dân vùng quê này lại chứng kiến cảnh hỗn loạn, kinh hoàng, cái ác ngang nhiên diễn ra như vậy.
Vụ một số chức sắc, chủ yếu là các linh mục của Giáo xứ Quan Lãng đã lôi kéo gần 700 giáo dân xứ Quan Lãng và nhiều nơi khác tập trung về gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê, huyện Con Cuông ngày 1/7 có thể tóm lược như sau:
Từ tháng 10 năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện Con Cuông đã xuất hiện hiện tượng bất thường gây bức xúc lớn trong nhân dân. Đó là một số chức sắc của đạo Thiên chúa mà chủ yếu là các vị linh mục quản xứ Quan Lãng (ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) đã lên tổ chức giảng, truyền đạo trái pháp luật. Những chức sắc này kéo theo một số lượng lớn giáo dân ở huyện khác về tham gia các buổi lễ, mà phần đông trong số đó là giáo dân các huyện như Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành và tỉnh Hà Tĩnh, còn giáo dân tại địa phương chỉ có khoảng 20 người.
Thời gian đầu (cuối năm 2010), địa điểm tổ chức là tại nhà bà Minh ở khối 6, Thị trấn Con Cuông và sau này (cuối năm 2011) là tại nhà ông Phạm Thế Trận ở bản Trung Hương, xã Yên Khê cách đó chừng dăm cây số… Chính thức từ cuối năm 2011 đến nay, các linh mục và các vị chức sắc ở Giáo xứ Quan Lãng đã sử dụng nhà riêng của ông Trận để tổ chức “làm phép nhà mới” rồi công bố đây chính là “điểm sinh hoạt công giáo”. Các linh mục quản xứ Quan Lãng (ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) đã bất chấp pháp luật về tôn giáo, các quy định của địa phương khi sử dụng nhà giáo dân – không phải là điểm thờ tự, chưa được các cơ quan chức năng cho phép để làm lễ, giảng đạo, truyền đạo. Việc làm này đã gây ra sự bất bình nghiêm trọng trong đông đảo người dân xã Yên Khê nói riêng và huyện Con Cuông nói chung.
Trước hành vi vi phạm pháp luật của các linh mục và tín đồ Giáo xứ Quan Lãng, thời gian qua chính quyền các cấp ở Con Cuông thực hiện biện pháp kiên trì vận động, gặp gỡ để tìm cách giải quyết có tình, có lý. UBND huyện Con Cuông đã có 7 thông báo đề nghị các linh mục và giáo dân chấm dứt tình trạng trên, tuy nhiên, Linh mục Phạm Ngọc Quang trước đây và hiện nay là Linh mục Ngô Văn Hậu cùng một số chức sắc ở Giáo xứ Quan Lãng đã thiếu thiện chí hợp tác… Cũng như nhiều lần khác trước đây, vào lúc 13 giờ chiều ngày 1/7, tổ công tác của huyện Con Cuông, xã Yên Khê đã đến làm việc tại nhà ông Trận, yêu cầu ông này không được cho giáo dân đến làm lễ tại nhà riêng của ông, vì đây không phải là nơi thờ tự hợp pháp.
Đến 13 giờ 30 phút thì có khoảng 700 giáo dân ở nơi khác đến (trong đó chỉ có khoảng gần 30 giáo dân sinh sống trên địa bàn huyện Con Cuông) tụ tập tại nhà ông Trận để làm lễ. Bức xúc trước việc quá đông người ở nơi khác đến tụ tập, gây mất trật tự, ồn ào trong khu dân cư mà chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương; chính quyền xã tổ chức kiểm tra, người dân các thôn, bản xung quanh thì phản đối việc giáo dân hành lễ ở đây và xô xát đã xảy ra…
Đến 14 giờ, Linh mục Nguyễn Đình Thục đánh xe từ Giáo xứ Quan Lãng lên, vào nhà ông Trận để tổ chức làm lễ; Chính quyền xã và tổ công tác đã yêu cầu được làm việc nhưng Linh mục Thục không chấp hành. Trước sự kiên quyết của chính quyền xã và phản đối mãnh mẽ của người dân địa phương thì số đông giáo dân từ nơi khác đến hành lễ trái pháp luật đã lấy đá ném người, dùng nhiều hung khí như gậy gộc hành hung, xô đẩy đại diện chính quyền xã, thôn, bản và nhiều người khác ra khỏi nhà ông Trận, rồi khóa trái cổng lại. Còn 43 người dân xã Yên Khê chủ yếu là người già, phụ nữ do sức khỏe yếu (trong đó có cả tổ công tác của huyện, cán bộ xã, thôn, bản và nhân dân thôn Trung Hương; với khoảng 15 phụ nữ, 1 phụ nữ đang mang thai) đã bị đẩy vào nhà của ông Trận nơi mà các linh mục Giáo xứ Quan Lãng gọi là nhà nguyện và bị nhốt làm con tin (43 người dân này đã bị giam giữ trong suốt 12 giờ. Trong thời gian bị giam giữ, tất cả số con tin này đều bị khoảng 6-7 thanh niên khống chế thu hết điện thoại di động và cứ 1 tiếng đồng hồ lại dùng mũ cối , mũ bảo hiểm, gậy, côn, tay chân đánh đập một lần).
Đến 22 giờ cùng ngày, UBND huyện Con Cuông đã cử ông Vi Văn Kim, Phó Chủ tịch UNBD huyện và ông Hoàng Văn Tấn, Trưởng Công an huyện vào làm việc với linh mục, nhưng linh mục và giáo dân đã vây ráp, khống chế ông Kim và ông Tấn. Bắt hai ông này phải viết biên bản theo yêu cầu của linh mục và những giáo dân là phải xin lỗi vì đã phản đối việc truyền đạo trái pháp luật của họ cũng như phải cho phép nhà ông Trận trở thành điểm thờ tự, sinh hoạt tôn giáo... Cũng ngay trong đêm 1/7, tổ công tác của tỉnh đã được thành lập và có mặt tại địa bàn xã Yên Khê để chỉ đạo giải quyết vụ việc. Trước tình hình dư luận và người dân địa phương vô cùng bất bình, phẫn nộ, phản đối việc các linh mục và hàng trăm giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã tới truyền đạo trái pháp luật; gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê; đoàn công tác của tỉnh đã chỉ đạo chính quyền huyện, xã trấn an bà con, triển khai phương án bảo vệ người dân địa phương và bà con giáo dân ra về an toàn.
Đến 4 giờ sáng ngày 2/7, 43 người dân xã Yên Khê bị nhốt mới lần lượt được thả ra. Đến 6 giờ sáng, người dân địa phương và toàn bộ giáo dân mới giải tán, ra về an toàn. Tổng cộng đã có 58 người dân, thành viên tổ công tác của huyện và xã bị thương được đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Con Cuông. Trong đó, người bị thương nặng nhất là ông Tăng Ngọc Sơn, trưởng bản Làng Pha, xã Yên Khê (gãy tay và 3 xương sườn), ông Vi Văn Vân, Phó bản Trung Chính (bị chấn thương nặng ở đầu).
Chứng kiến từ đầu vụ gây rối loạn, hành hung và bắt giữ người trái pháp luật của các chức sắc, linh mục xứ Quan Lãng và nhóm giáo dân này mới thấy sự hung hãn đến khó lường của họ. Trong nhà ông Trận, hàng trăm giáo dân cầm nhiều loại gậy gộc, đá và cả mũ cối, mũ bảo hiểm lùa đuổi đánh người dân; phía bên ngoài đường hàng trăm giáo dân khác dựng xe, thực hiện hành vi cản trở lực lượng vào giải cứu người bị giam giữ. Chốc chốc, hàng loạt “mưa đá” trong vườn nhà ông Trận được các giáo dân ném ra, nhằm thẳng vào tổ đội công tác và nhân dân xã Yên Khê đang ở phía ngoài. Mức thương vong sẽ không dừng lại nếu lực lượng Công an huyện Con Cuông không bắt giữ được hai thanh niên giáo dân phi xe máy mang hai bao tải chứa đầy hung khí là kiếm, dao, mác để tuồn vào cho nhóm giáo dân trong nhà ông Trận. Phía trong căn nhà ông Trận – nơi mà các linh mục Giáo xứ Quan Lãng và giáo dân gọi là nhà nguyện chốc chốc lại vang lên tiếng thét, kêu đau của những người dân xã Yên Khê đang bị hành hạ…
Có mặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Con Cuông vào lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, số người dân ở đây là rất đông. Phần là người bị đánh trọng thương, phần là thân nhân của người bị thương, phần là người dân huyện Con Cuông tập trung về thăm hỏi, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành vi, việc làm sai trái của các linh mục và giáo dân trong vụ việc hành hung, giam giữ người trái pháp luật tại nhà ông Trận. Trên khuôn mặt những người bị bắt làm con tin vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng, sợ hãi… Ông Nguyễn Như Vị, 65 tuổi, một người dân xã Yên Khê bị giam giữ và bị hành hung, nằm trên giường bệnh cho hay: “Cứ một giờ một lần, từng tốp khoảng 5-6 thanh niên, trung niên thay phiên nhau mở cửa lôi chúng tôi ra đánh bằng gậy, chân tay, mũ bảo hiểm. Linh mục có vào nhưng không can ngăn, có người bị đánh máu chảy lõa cả nhà, kêu cứu nhưng linh mục không thèm để ý đến. Họ vừa đánh vừa bắt chúng tôi khai là ai thuê, thuê bao nhiêu tiền để phản đối việc truyền đạo trái pháp luật này; không nói thì bị tát, đánh đập tàn nhẫn tiếp, không kể gì người già, phụ nữ. Thời gian bị giam càng dài thì sức ép vũ lực họ dồn lên chúng tôi càng tăng, không phải 1 giờ nữa mà cứ 5 – 10 phút lại có nhóm khác nhảy vào đánh đập vô cớ, dã man. Tôi có hỏi Linh mục Nguyễn Đình Thục sao để con chiên đánh chúng tôi tàn bạo như thế - Thì linh mục và chức sắc lại tiếp tục rao giảng. Tất cả 43 người ai cũng bị hành hung, cả cô mang thai cũng bị đánh, có 3 người bị đánh trọng thương rất nặng...”.
Ông Lưu Văn Cứu, 52 tuổi, là một trong 43 người bị giam giữ, đánh đập nằm thiêm thiếp với băng trắng quấn đầu cho biết thêm: “Lúc đầu bị giam lại, tôi có yêu cầu các giáo dân đó cần phải làm việc không được đe dọa tính mạng anh em ở đây, trong đây có phụ nữ. Nghe khẩu khí của tôi, họ nghĩ tôi là người cầm đầu, có vai trò nên tập trung đánh tôi. Họ đánh tôi vỡ 3 cái mũ bảo hiểm xe máy khiến máu đầu tôi chảy rất nhiều. Không dừng lại, họ còn đấm đá rất nhiều vào mặt, vào bụng và nơi khác. Trong lúc giam, một số giáo dân nói là các bác cứ nằm nghỉ không ai làm chi đâu – thế mà có người vừa nằm xuống sàn nhà đã bị gậy phang vào người. Thậm chí khi được thả ra, tôi đi sau cùng còn bị vụt một gậy vào người, tiếp tục bị một tốp đuổi đánh… Qua sự việc này tôi thấy rằng: Linh mục mặc dù giảng đạo là kính chúa, yêu nước, thương yêu đồng loại, không làm điều ác nhưng để một số giáo dân chửi bới, hành xử với chúng tôi như vậy là không như điều linh mục nói”.
Ông Lô Hồng Văn, công an viên thôn Trung Chính nằm hôn mê từ hôm qua đến sáng nay mới tỉnh, dù vẫn còn rất choáng váng, kể lại: Hôm qua khi xảy ra va chạm, theo sự phân công của xã tôi đến nhà ông Trận. Vừa đến nơi, thì nhiều người đứng phía trong nhà ông Trận ném đá ra. Đá ném ra rất nhiều, hình như họ đã chuẩn bị cả xe đá từ trước. Nhiều người đang phản đối truyền đạo trái pháp luật phía ngoài phải chạy toán loạn. Tôi không may bị đá ném vào thái dương, bổ xuống, chảy máu. Thấy một số người phía trong nhà ông Trận định nhảy ra lôi tôi vào thì một số người dân liều mình ra giằng tôi lại. Tôi ngất đi và được mọi người đưa đi cấp cứu. Những người ném đá đó toàn là người lạ mặt từ đâu đến không phải là giáo dân trong xã này”…
Còn chị Lương Thị Năm, ở xã Yên Khê, thai phụ bị bắt giam vẫn còn chưa hết hãi hùng kể: “Họ nhốt chúng tôi lại khiến mọi người rất hoảng loạn chạy lung tung trong nhà tìm chỗ kín ẩn nấp. Họ tịch thu hết giấy tờ cá nhân như chứng minh thư, bằng xe máy và cả điện thoại, không cho gọi về nhà và bắt viết tờ khai theo ý họ. Những ai viết chậm hay chữ xấu cũng bị tát và đá vào lưng. Đến khoảng 18 -19 giờ, họ bắt đầu đánh đập chúng tôi. Lúc được thả ra, tôi bị một thanh niên dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu và một thanh niên khác dùng que sắt đâm vào chân chảy máu. Họ biết tôi mang bầu 5 tháng nhưng vẫn đánh đập, hành hạ. Tôi giờ thấy lo lắm vì các bác sỹ nói còn phải theo dõi sức khỏe thai nhi…”.
Một nữ nạn nhân nằm cùng phòng chị Lương Thị Năm nói trong lo lắng: Tôi không sao chợp mắt nổi; thiếp đi một tý thì hình ảnh bị hành hung lại hiện về. Linh mục và giáo dân ở đâu kéo đến đây, Yên Khê không bình yên… Có lẽ chưa bao giờ người dân vùng quê này lại chứng kiến cảnh hỗn loạn, kinh hoàng, cái ác ngang nhiên diễn ra như vậy.
Ngay sau khi biết tin vụ việc Giáo xứ Quan Lãng và các chức sắc cũng như giáo dân bắt giữ, hành hung 43 người dân xã Yên Khê; trong đêm 1/7/2012, đồng chí Hồ Đức Phớc, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp nhiều lần gọi điện thoại cho linh mục Nguyễn Đình Thục khẳng định việc truyền đạo của Giáo xứ Quan Lãng lâu nay cũng như việc gây rối loạn, hành hung, bắt giữ cán bộ đang thực thi nhiệm vụ và người dân nói trên là hành vi vi phạm pháp luật; những người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng chí Hồ Đức Phớc kiên quyết yêu cầu linh mục phải chỉ đạo giáo dân thả tự do và đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho 43 người đang bị bắt giữ trái pháp luật… Dưới áp lực từ phía tỉnh, đến 4 giờ sáng ngày 2/7, 43 người dân xã Yên Khê được thả tự do. Trước phương án bảo vệ của chính quyền và các lực lượng an ninh, các linh mục và giáo dân từ địa phương khác đều đã giải tán, rời khỏi địa bàn Yên Khê an toàn. Trong sáng nay 3/7, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Đường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu lên huyện Con Cuông động viên, thăm hỏi những người dân bị thương trong vụ các linh mục và giáo dân Giáo xứ Quan Lãng và một số nơi khác tới gây rối loạn, hành hung người dân xã Yên Khê. |
Tác giả bài viết: Nhóm PV
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An