04/07/2012 15:54:59
- Sử dụng "mật khẩu" trong tin nhắn, email, chat và dùng ngôn ngữ cải biên trong cách nói chuyện đang dần trở nên khá phổ biến trong giới học trò. Theo các chuyên gia, việc lạm dụng ngôn ngữ này làm hỏng tư duy ngôn ngữ tiếng Việt của các em.
Không hiểu con nhắn gì...
Chị Bùi Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: "Một lần tôi thử kiểm tra điện thoại xem con gái có gì "mờ ám" không. Nhưng mở điện thoại ra, tôi tá hỏa chẳng hiểu chúng nó nói với nhau cái gì. Các ký tự trông như một ma trận với những mật mã không thể dịch được. "N dag lam j d0.hay da ngu ruj,pan nay nkan dc tn nkug b h0k dam l0j dt ra xem vj dag tr0g l0p h0c.tren dg ve gap mua.b chay v0j van t0c ank sag.hihi". "- Ukm. Pjt uj.Kaka.Ok.Tke naz.Co j tj t alo cko hak.Pjpj m naz". "Ck oy vk day hum wa kan n0j j vz vk tke"... Nhìn qua qua một tí mà tôi thấy chóng hết cả mặt. Khi đem ra để hỏi thì cháu nó bảo bọn con vẫn quen nói chuyện như thế, có gì nghiêm trọng đâu".
Em Lê Lan Anh, học sinh Trường THCS Đông Thái (Hà Nội) cho biết: "Ban đầu, em cũng không có ý định dùng ngôn ngữ chat. Nhưng khi nhắn tin cho các bạn, em dùng cách viết bình thường, đúng chính tả thì bị các bạn cho là "quê", có bạn còn không trả lời. Em nghĩ chỉ viết tin nhắn chơi thôi nên em cũng sử dụng ngôn ngữ chat cho giống các bạn. Riết rồi quen, bây giờ em không nhắn tin theo cách viết trước đây nữa".
Trong các tin nhắn, comment, entry... phổ biến hiện tượng tự động bớt hoặc thêm chữ cái (kiểu như: biết = bit, rồi=roai...) hoặc thay chữ cái này bằng chữ cái khác (o = 0, c = k, h = k, b = p...). Đặc biệt, các em còn "sáng tạo" ra nghĩa mới cho từ, tạo cho một từ quen thuộc có nhiều nghĩa mới mẻ hoặc làm cho nghĩa của từ trở nên không rõ ràng.
Khảo sát ngẫu nhiên ở một vài học sinh thì được biết, đây là cách nói chuyện "tiện lợi, đơn giản, dễ hiểu" phổ biến trong học trò. Khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ "Đi" trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ "Dj" nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.
Lười tư duy, ảnh hưởng đến nhân cách
Theo TS ngôn ngữ học Văn Giá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sử dụng ngôn ngữ chat ở đâu, lúc nào cho phù hợp là điều giới trẻ cần suy nghĩ. Nếu cứ theo đà này thì thật khó để tìm những ngôn từ đẹp, lời văn hay. Và lo ngại hơn là cách viết, cách suy nghĩ như thế sẽ hình thành thói quen lười tư duy, thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc, ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách của các em sau này. Tác hại dễ thấy nhất đó là những câu trả lời cộc lốc, vô cảm như "biết chết liền", "hên xui" đã trở nên phổ biến. Nhiều em khi làm nộp hồ sơ xin việc với lá đơn đầy lỗi chính tả hay không ít cán bộ trẻ vẫn không biết soạn thảo văn bản. Dù cách nói, cách viết của các em có mới, lạ, ngồ ngộ đi nữa thì cũng phải hướng đến mục đích cuối cùng là để người nghe, người đọc hiểu chứ không phải là để người nghe, người đọc đoán và... cảm thấy choáng váng.
Ngoài ra, còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là yếu tố xã hội. Xã hội ngày càng phát triển tạo nên một nhịp sống công nghiệp nhanh và gấp. Thế hệ trẻ năng động chính là những người làm quen với lối sống này nhanh nhất và hấp thụ nó mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp ấy đã hình thành nên thói quen lược bớt từ trong một câu nói, thậm chí lược bớt chữ cái trong một từ của các teen khi trò chuyện với nhau cho... đỡ tốn thời gian. Không chỉ dừng ở vấn đề nhanh chậm khi bấm bàn phím điện thoại hay đánh máy mà tư duy của 9x bây giờ cũng thực sự nhanh, nhạy.
Theo các chuyên gia, ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy. Việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn sẽ giúp các em có tư duy đúng chuẩn, từ đó hình thành nhân cách đúng đắn.
Hà Bình
Không hiểu con nhắn gì...
Chị Bùi Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: "Một lần tôi thử kiểm tra điện thoại xem con gái có gì "mờ ám" không. Nhưng mở điện thoại ra, tôi tá hỏa chẳng hiểu chúng nó nói với nhau cái gì. Các ký tự trông như một ma trận với những mật mã không thể dịch được. "N dag lam j d0.hay da ngu ruj,pan nay nkan dc tn nkug b h0k dam l0j dt ra xem vj dag tr0g l0p h0c.tren dg ve gap mua.b chay v0j van t0c ank sag.hihi". "- Ukm. Pjt uj.Kaka.Ok.Tke naz.Co j tj t alo cko hak.Pjpj m naz". "Ck oy vk day hum wa kan n0j j vz vk tke"... Nhìn qua qua một tí mà tôi thấy chóng hết cả mặt. Khi đem ra để hỏi thì cháu nó bảo bọn con vẫn quen nói chuyện như thế, có gì nghiêm trọng đâu".
Em Lê Lan Anh, học sinh Trường THCS Đông Thái (Hà Nội) cho biết: "Ban đầu, em cũng không có ý định dùng ngôn ngữ chat. Nhưng khi nhắn tin cho các bạn, em dùng cách viết bình thường, đúng chính tả thì bị các bạn cho là "quê", có bạn còn không trả lời. Em nghĩ chỉ viết tin nhắn chơi thôi nên em cũng sử dụng ngôn ngữ chat cho giống các bạn. Riết rồi quen, bây giờ em không nhắn tin theo cách viết trước đây nữa".
Trong các tin nhắn, comment, entry... phổ biến hiện tượng tự động bớt hoặc thêm chữ cái (kiểu như: biết = bit, rồi=roai...) hoặc thay chữ cái này bằng chữ cái khác (o = 0, c = k, h = k, b = p...). Đặc biệt, các em còn "sáng tạo" ra nghĩa mới cho từ, tạo cho một từ quen thuộc có nhiều nghĩa mới mẻ hoặc làm cho nghĩa của từ trở nên không rõ ràng.
Khảo sát ngẫu nhiên ở một vài học sinh thì được biết, đây là cách nói chuyện "tiện lợi, đơn giản, dễ hiểu" phổ biến trong học trò. Khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ "Đi" trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ "Dj" nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.
Sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn sẽ giúp các em không bị lệch lạc về tư duy (ảnh minh họa). |
Lười tư duy, ảnh hưởng đến nhân cách
Theo TS ngôn ngữ học Văn Giá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sử dụng ngôn ngữ chat ở đâu, lúc nào cho phù hợp là điều giới trẻ cần suy nghĩ. Nếu cứ theo đà này thì thật khó để tìm những ngôn từ đẹp, lời văn hay. Và lo ngại hơn là cách viết, cách suy nghĩ như thế sẽ hình thành thói quen lười tư duy, thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc, ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách của các em sau này. Tác hại dễ thấy nhất đó là những câu trả lời cộc lốc, vô cảm như "biết chết liền", "hên xui" đã trở nên phổ biến. Nhiều em khi làm nộp hồ sơ xin việc với lá đơn đầy lỗi chính tả hay không ít cán bộ trẻ vẫn không biết soạn thảo văn bản. Dù cách nói, cách viết của các em có mới, lạ, ngồ ngộ đi nữa thì cũng phải hướng đến mục đích cuối cùng là để người nghe, người đọc hiểu chứ không phải là để người nghe, người đọc đoán và... cảm thấy choáng váng.
Ngoài ra, còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là yếu tố xã hội. Xã hội ngày càng phát triển tạo nên một nhịp sống công nghiệp nhanh và gấp. Thế hệ trẻ năng động chính là những người làm quen với lối sống này nhanh nhất và hấp thụ nó mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp ấy đã hình thành nên thói quen lược bớt từ trong một câu nói, thậm chí lược bớt chữ cái trong một từ của các teen khi trò chuyện với nhau cho... đỡ tốn thời gian. Không chỉ dừng ở vấn đề nhanh chậm khi bấm bàn phím điện thoại hay đánh máy mà tư duy của 9x bây giờ cũng thực sự nhanh, nhạy.
Theo các chuyên gia, ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy. Việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn sẽ giúp các em có tư duy đúng chuẩn, từ đó hình thành nhân cách đúng đắn.
"Một thực tế diễn ra là ngôn ngữ của giới trẻ đang vận động và biến đổi rất mạnh mẽ, xuất hiện một kiểu ngôn ngữ lệch chuẩn trong phạm vi giao tiếp hẹp trong giới 9x mà ngay những người trẻ vừa mới qua độ tuổi đó cũng không can dự được vào. Điều này bản thân các em phải tự điều chỉnh để không ảnh hưởng đến khả năng học các ngôn ngữ khác của mình". ThS Lương Thị Hiền (giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) |