Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-06-29
Sau khi ban hành Luật Biển, Hà Nội đáp trả nhanh chóng với chuỗi phản ứng của Bắc Kinh mà sự kiện sau cùng là việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Một hành động chính trị không có tính thương mại
Truyền thông báo chí Việt Nam đồng loạt trích ý kiến các học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Cuộc hội thảo biển Đông tổ chức ngày 27-28/6 tại Thủ đô Hoa Kỳ là một nguồn thông tin phong phú mà các báo trong nước tận dụng, để bổ sung thêm vào cuộc chiến bằng ngòi bút chống lại các hành động sai trái, lấn áp của Trung Quốc.
Có mặt tại cuộc Hội thảo biển Đông ở Washington, trong dịp trả lời phỏng vấn Việt Hà Đài ACTD, ông Đặng Đình Quý giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã nhận định tình hình căng thẳng leo thang vì các hành động của Trung Quốc. Ông nói:
“Căng thẳng hơn vì nhiều họat động trên thực tế và những hoạt động đó nghiêm trọng hơn trước. Những năm trước nó chỉ ở mức độ thế này thế kia thôi, nhưng năm nay những hành động đó là hành động tiến thêm một bước nữa trong việc khẳng định chủ quyền trên thực tế trong tất cả khu vực đường lưỡi bò. Đấy là một chiến lược mà Trung Quốc đã làm dần dần từng bước liên tục như vậy, theo hướng dần dần đẩy tất cả mọi người ra khỏi khu vực đường lưỡi bò mà chỉ còn một mình mình ở đấy là khu vực duy nhất hiện thực hóa yêu sách của họ. Những điều đó hết sức nguy hiểm, nó tạo thành một tiền lệ như ông Thượng nghị sĩ Lieberman vừa nói là tiền đề nguy hiểm không chỉ cho Việt Nam mà đối với tất cả các nước trong khu vực.”
Đấy là một chiến lược mà Trung Quốc đã làm dần dần từng bước liên tục như vậy, theo hướng dần dần đẩy tất cả mọi người ra khỏi khu vực đường lưỡi bò mà chỉ còn một mình mình ở đấy là khu vực duy nhất hiện thực hóa yêu sách của họ. Những điều đó hết sức nguy hiểm, nó tạo thành một tiền lệ...ông Đặng Đình Quý
Trong khi cuộc hội thảo còn đang diễn ra ở Washington, ngày 28/6 mạng Vietnam Plus, VnExpress, Tuổi Trẻ Online và nhiều báo khác đều có bài với tựa trích từ ý kiến các học giả quốc tế: 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc chủ quyền Việt Nam. VnExpress trích lời GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia khẳng định rằng, các lô dầu khí do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời thầu thăm dò và khai thác đều nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Ông Carl Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu tại khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Thayer cũng nhận định rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn một hành động có tính thương mại.
Trong khi đó Tuổi Trẻ Online trích lời TS Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nứơc ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ thật kỹ” trước khi quyết định.
Đọc một loạt các báo mạng mấy ngày qua, chúng tôi cảm nhận Việt Nam nay đã phản ứng tích cực hơn trước dù vẫn thể hiện thái độ thận trọng chừng mực. Báo chí tham gia cuộc chiến thông tin đã được cung cấp “đạn dược” tốt hơn nhờ Thông tấn xã Việt Nam tường thuật kịp thời họat động của cuộc hội thảo biển Đông ở thủ đô Hoa Kỳ. Chắc hẳn Việt Nam không còn gì hài lòng hơn với nhận định của GS Carl Thayer được trích dẫn: Luật biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một bước đi tích cực, vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông Thayer nhấn mạnh, đến năm 2025 một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ biển. Vì vậy Việt Nam cần Luật biển để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp các ngành.
Ông Carl Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu tại khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Thayer cũng nhận định rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn một hành động có tính thương mại
Ý đồ bành trướng trắn trợn của Trung Quốc
Chúng tôi xin trích ý kiến của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh trả lời Mặc Lâm Đài ACTD về việc Trung Quốc kịch liệt phản đối Luật biển của Việt Nam, trong khi quốc tế lại đánh giá cao:
“Tôi nghĩ rằng cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả. Cái gốc đó là gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức mạnh cho nên họ cứ làm những việc không phù hợp với ngoại giao quốc tế. Nó không phải là giao hảo quốc tế.”
Tất cả các báo mạng mà chúng tôi đọc đều có những bài tường thuật liên quan. Báo Pháp Luật TP.HCM Online ghi nhận, những điểm gần bờ nhất của 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu chỉ cách bờ biển giữa Nha Trang và Phan Thiết 57 hải lý. Chắc chắn việc này có sự đồng tình của chính phủ Trung Quốc.
... cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả. Cái gốc đó là gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức mạnh cho nên họ cứ làmĐại tá Quách Hải Lượng
Tờ báo trích lời ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Petro Việt Nam nói trong cuộc họp báo với minh chứng bản đồ, theo đó từ ranh giới phía tây của khu vực 9 lô mà Trung Quốc mời thầu vào đến Quảng Ngãi chỉ có 76 hải lý. Khu vực này cách bờ biển phía bắc của Nha Trang 60 hải lý. Điểm gần bờ nhất, cách bờ biển giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ có 57 hải lý và cách đảo Phú Quốc chỉ hơn 30 hải lý. Ông Đỗ Văn Hậu nói các lô này nằm hoàn toàn torn vùng đặc quyền kinh tế, do đó thuộc chủ quyền Việt Nam và ông không quan tâm đến việc Trung Quốc gọi nó là gì. Tên của các bể trầm tích của Việt Nam tại đây là Phú Khánh và một phần của bể trầm tích Nam Côn Sơn.
Vẫn theo Báo Pháp Luật TP.HCM, Người lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế không tham gia chào thầu của phía Trung Quốc. Ông Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp; hành động của CNOOC là việc làm sai trái không có giá trị, trái với công ứơc quốc tế về Luật biển (UNCLOS) 1982 và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ông Hậu cho biết, khu vực Trung Quốc mời thầu rộng 160.000 km2 và tại vùng này Petro Vietnam và các đối tác của mình đã tiến hành họat động dầu khí từ lâu rồi, cụ thể PVN đang triển khai bốn hợp đồng lớn với các đối tác như Gazprom tập đoàn công nghiệp khí của Nga tại lô 129 đến 132. Hợp đồng thứ hai lô 128 với Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC). Thứ ba, tại các lô từ 156 đến 159 mà
phần phía bắc của nó dính vào chính lô Trung Quốc gọi thầu, Petro Việt Nam đang làm việc với Exxon Mobil của Mỹ. Thứ tư các lô 148-149, là hợp đồng với Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam. Petro Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay họat động mời thầu, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết về tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tôn trọng luật pháp quốc nhất là UNCLOS 1982. Ông Hậu đã trả lời báo chí nước ngoài, các hoạt động ký kết hợp tác dầu khí của Việt Nam tại khu vực vừa nêu sẽ tiếp tục và không hề ảnh hưởng bởi tuyên bố mời thầu của phía Trung Quốc.
Chúng tôi xin trích ý kiến Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM trong dịp ông trả lời Đài ACTD:
“Khi Trung Quốc kêu gọi đấu thầu 9 lô đó mà nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì thấy một điều là họ ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, họ không dựa trên bất cứ một cơ sở nào trong khi luật biển đã qui định rõ mỗi quốc gia ven biển sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cũng như thềm lục địa 200 hải lý kéo dài từ đường cơ sở và mỗi quốc gia chẳng hạn đối với thềm lục địa thì đó là một đặc quyền của quốc gia ven biển. Nếu quốc gia ven biển đó
không khai thác các tài nguyên sinh vật hay không sinh vật trên vùng thềm lục địa thì không quốc gia nào được quyền khai thác khi chưa được sự đồng ý của quốc gia có đặc quyền. Thềm lục địa này hoàn toàn là của Việt Nam nhưng Trung Quốc họ đưa ra đấu thầu thì tôi cho rằng họ bất chấp công lý, bất chấp luật pháp quốc tế và chắc chắn đối với hành động như vậy của Trung Quốc thì không ai trên thế giới này người ta ủng hộ cả.”
Khi Trung Quốc kêu gọi đấu thầu 9 lô đó mà nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì thấy một điều là họ ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, họ không dựa trên bất cứ một cơ sở nào trong khi luật biển đã qui định rõ mỗi quốc gia ven biển sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.Thạc sĩ Hoàng Việt
Xin nhắc lại rằng, ngày 23/6/2012 trên website tiếng Anh và tiếng Hoa Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã công bố mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí cho kế hoạch 2012. Tổng diện tích của khu vực này hơn 160.000 km2. Việt Nam đã kiểm tra tọa độ theo công bố mở thầu của CNOOC, Petro Việt Nam xác định các lô này nằm sâu vào thềm lục địa Việt Nam, thậm chí chồng lên các lô 128-132-156 mà Petro Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay.
Như vậy từ những vụ cắt cáp tàu thăm dò địa chất Bình Minh 2 trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc, nay Trung Quốc tiến xa thêm một bước mở thầu tìm kiếm khai thác dầu khí ngay trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam.
Với diễn biến mới nhất về vụ mở thầu của phía Trung Quốc, dư luận đang chờ xem Nhà nước Việt Nam sẽ có những hành động gì cụ thể hơn nữa. Trên thực tế hoàn cảnh Việt Nam khá tế nhị, ở sát người khổng lồ phương Bắc, tuy cả nước phẫn nộ vì những thái độ chèn ép từ Bắc Kinh, nhưng Việt Nam vẫn không thoát ra được sự lệ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. Thương mại hai chiều năm 2011 đạt hơn 35 tỷ USD và đáng lưu ý là phía Việt Nam nhập siêu tới 13 tỷ USD trong năm này.
Theo dòng thời sự:
- Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam
- Chủ tịch Trung Quốc chỉ thị hải quân chuẩn bị chiến đấu.
- Biểu tình chống Trung Quốc: Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn
- Quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông
- Biểu tình chống TQ một năm nhìn lại
- Biển Đông: Thế và lực của Việt Nam?
- Bài học về đàm phán với Trung Quốc trên vịnh Bắc Bộ
- Việt Nam chuẩn bị diễn tập hải quân chung với Mỹ.
- Không gây sức ép hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông
- Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Harvar
- Toàn bộ tàu Trung Quốc đã được lệnh rời khỏi Scaborough
- Nhận diện kẻ thù mới của Việt Nam