(VnMedia) - Chuyện
thâu tóm giữa Eximbank và Sacombank chưa kết thúc, đã tiếp tin đồn SHB
mua lại HBB, gây "sóng gió" trên thị trường chứng khoán. Nay, lại có
ngân hàng công khai tìm đối tác để sáp nhập. Đã đến lúc thị trường cần
có một tiếng nói của cơ quan quản lý.
>> Ngân hàng "cầm đèn đỏ" : Bí mật...vẫn lộ
>> Hàng chục ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ?
>> Công bố thêm ngân hàng dưới nhóm 1
>> SHB lọt top "đại gia" nhóm 1
Tung hỏa mù tin sáp nhập
>> Hàng chục ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ?
>> Công bố thêm ngân hàng dưới nhóm 1
>> SHB lọt top "đại gia" nhóm 1
Tung hỏa mù tin sáp nhập
Sau
cuộc “kết hôn” mĩ mãn giữa 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB,
thị trường tài chính lại được chứng kiến tiếp cuộc “khẩu chiến” giữa
Sacombank và Eximbank. Được cho là “kẻ” mạnh, Eximbank đang thực hiện ý
đồ thâu tóm Sacombank trước thềm đại hội đồng cổ đông. Câu chuyện còn
chưa có hồi kết thì thị trường lại rộ lên tin đồn HSB (Ngân hàng TMCP
Sài Gòn- Hà Nội) sẽ mua lại Habubank (Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội).
SHB là ngân hàng vừa được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%/năm (thuộc nhóm 1), trong khi HBB thoát hiểm trong gang tấc khi quý 4/2011 bị lỗ quá nặng và chỉ may mắn đứng ở nhóm 3 (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 8%). Hai đối thủ quá chênh lệch nhau về phân hạng khiến thị trường càng tin vào tin đồn này.
Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức lên tiếng không có chuyện chấp thuận cho SHB mua lại HBB, tin đồn này mới xẹp xuống. Tuy vậy, tới thời điểm này, SHB vẫn trả lời báo chí đầy ngụ ý, rằng rất đồng tình, ủng hộ chủ trương tái cấu trúc của NHNN, trong đó SHB đang tìm kiếm và mua bán, sáp nhập với một vài ngân hàng khác. Còn với HBB, dù phủ nhận tin sáp nhập trên nhưng cũng úp mở rằng sẵn sàng hợp tác với các đối tác khác.
SHB là ngân hàng vừa được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%/năm (thuộc nhóm 1), trong khi HBB thoát hiểm trong gang tấc khi quý 4/2011 bị lỗ quá nặng và chỉ may mắn đứng ở nhóm 3 (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 8%). Hai đối thủ quá chênh lệch nhau về phân hạng khiến thị trường càng tin vào tin đồn này.
Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức lên tiếng không có chuyện chấp thuận cho SHB mua lại HBB, tin đồn này mới xẹp xuống. Tuy vậy, tới thời điểm này, SHB vẫn trả lời báo chí đầy ngụ ý, rằng rất đồng tình, ủng hộ chủ trương tái cấu trúc của NHNN, trong đó SHB đang tìm kiếm và mua bán, sáp nhập với một vài ngân hàng khác. Còn với HBB, dù phủ nhận tin sáp nhập trên nhưng cũng úp mở rằng sẵn sàng hợp tác với các đối tác khác.
Trong
khi tin đồn ngân hàng HabuBank sắp bị sáp nhập vào HSB còn chưa nguội
thì mới đây DongA Bank lại bất ngờ đánh tiếng tính chuyện sáp nhập với
ngân hàng khác và chỉ chờ đại hội đồng cổ đông sắp tới thông qua.
Trao đổi với báo giới, Tổng giám đốc của DongA Bank, ông Trần Phương Bình cho biết, Ngân hàng đang xin chủ trương của Đại hội cổ đông về việc chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển thông qua hợp tác, sáp nhập song song với chiến lược phát triển bằng nguồn nội lực của mình.
Theo DongA Bank, việc hợp tác, sáp nhập giữa các ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên tận dụng được “sự cộng hưởng lẫn nhau” từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch và kênh phân phối. Ngoài ra, việc hợp tác, sáp nhập cũng giúp cho các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát triển mạng lưới…
Nói là vậy, nhưng trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012, không thấy DongA Bank đề cập gì về câu chuyện trên.Trong khi đó, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng lại khẳng định, khó có chuyện DongA Bank sáp nhập với ngân hàng nào đó. Điều này càng khiến thị trường như đang bị tung “hỏa mù”, chẳng biết đâu mà lần.
Trao đổi với báo giới, Tổng giám đốc của DongA Bank, ông Trần Phương Bình cho biết, Ngân hàng đang xin chủ trương của Đại hội cổ đông về việc chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển thông qua hợp tác, sáp nhập song song với chiến lược phát triển bằng nguồn nội lực của mình.
Theo DongA Bank, việc hợp tác, sáp nhập giữa các ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên tận dụng được “sự cộng hưởng lẫn nhau” từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch và kênh phân phối. Ngoài ra, việc hợp tác, sáp nhập cũng giúp cho các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát triển mạng lưới…
Nói là vậy, nhưng trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012, không thấy DongA Bank đề cập gì về câu chuyện trên.Trong khi đó, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng lại khẳng định, khó có chuyện DongA Bank sáp nhập với ngân hàng nào đó. Điều này càng khiến thị trường như đang bị tung “hỏa mù”, chẳng biết đâu mà lần.
Thị trường cần những can thiệp kịp thời của NHNN
|
Quá trình tái cấu trúc ngân hàng chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc “hợp-tan” giữa các ngân hàng. Theo nguồn tin từ NHNN, từ nay tới cuối năm, những ngân hàng nhóm 4 sẽ là những đối tượng chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, trường hợp xấu nhất sẽ là sáp nhập những ngân hàng yếu vào những “đại gia” khác.
Từ nay tới khi ngân hàng có giải pháp đặc biệt cho nhóm ngân hàng “cầm đèn đỏ”, thị trường tài chính sẽ còn nóng bởi những tin đồn như trên. Chẳng phải ngẫu nhiên tin đồn lại có. Lâu nay, đi kèm tin đồn sẽ là những kẻ đầu cơ, kiếm chác quanh tin đồn. Từ chuyện giá xăng tăng đến chuyện làm giá cổ phiếu đều có liên đới tới tin đồn.
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, mua bán, sáp nhập là chuyện bình thường nhưng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay lại là không bình thường. “ Doanh nghiệp kinh doanh cũng nhiều “sách” lắm, muốn cổ phiếu lên giá thì phải tung tin đồn, nhất là nói về khả năng của doanh nghiệp mình đủ mạnh để mua bán, sáp nhập. Nhà đầu tư sẽ nghĩ doanh nghiệp này này là giỏi lắm, chất lượng lắm …thế là nhao vào..”, TS. Kiêm nói.
Thực tế cũng đã chứng minh khi giá cổ phiếu của một số ngân hàng có trong tin đồn tăng vù vù đồng thời có cổ phiếu bị “đổ dốc không phanh”.
Cần tiếng nói của cơ quan quản lý nhà nước
Những tin đồn chỉ lắng xuống sau khi NHNN chính thức có ý kiến. Điều này cho thấy, đã đến lúc thị trường cần có bàn tay can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Tránh tình trạng khi có giải pháp can thiệt, doanh nghiệp đã bị tin đồn “đánh” cho liêu xiêu, thiệt hại nặng nề, còn những kẻ đầu cơ khác kịp thu lợi.
Theo
nguồn tin của một lãnh đạo NHNN, việc phân nhóm ngân hàng đến nay đã
xong, nhóm 4 chưa công bố nhưng các nhóm khác đã công bố rồi thì đương
nhiên những ngân hàng thuộc nhóm này lộ ra. Chính vì vậy, NHNN mới công
bố việc không để người gửi tiền thiệt thòi, sau này dù sắp xếp sáp nhập
kiểu gì thì ngân hàng vẫn đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Tuy
nhiên, để các ngân hàng thuộc nhóm 4 trong tình trạng như hiện nay càng
khiến khách hàng, nhà đầu tư hoang mang, lo lắng. Trong khi những "đại
gia" muốn thâu tóm đang nửa ngấm ngầm, nửa công khai chạy đua giành
quyền mua bán ngân hàng yếu về tay mình, thì bên cạnh đó, tin đồn cùng
giới đầu cơ vẫn đang có đất để hoành hành.
Đã đến lúc, NHNN cần công khai các giải pháp cho những ngân hàng yếu kém, trong đó có việc giải quyết nợ xấu, sáp nhập. Nếu buộc phải sáp nhập thì sáp nhập với ai, sáp nhập như thế nào, lộ trình đến đâu…? để thị trường minh bạch,ổn định và rõ ràng hơn.
Đã đến lúc, NHNN cần công khai các giải pháp cho những ngân hàng yếu kém, trong đó có việc giải quyết nợ xấu, sáp nhập. Nếu buộc phải sáp nhập thì sáp nhập với ai, sáp nhập như thế nào, lộ trình đến đâu…? để thị trường minh bạch,ổn định và rõ ràng hơn.
Khổng Nhung