03/02/2012 09:58:12
Hạt Kiểm lâm huyện Năm Căn (Chi cục Kiểm lâm Cà Mau) chiều 2-2 cho biết vừa tịch thu, tiêu hủy 350kg sâm đất do bà Nguyễn Kim Hương (trú xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, Cà Mau) mua trái phép từ những hộ dân sống ven rừng phòng hộ Năm Căn, trên đường mang đi tiêu thụ.
Bà Hương còn bị Hạt Kiểm lâm huyện Năm Căn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm huyện Đầm Dơi cũng phát hiện, tịch thu và tiêu hủy 300kg sâm đất do ông Nguyễn Văn Đẹp (ngụ ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn) thu mua trái phép, báo Tuổi trẻ cho biết.
Theo cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, trên thị trường đồn thổi sâm đất chữa được bệnh hen suyễn, tăng cường sinh lực... nên nhiều thương lái ở TP.HCM tìm về vùng ven biển Cà Mau mua với giá cao. Để bắt được sâm đất, một bộ phận cư dân sống bám rừng đã lén đào phá rừng khiến nhiều vạt rừng phòng hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sâm đất (danh pháp khoa học: Sipunculus nudus), tên dân gian Việt Nam thì mỗi vùng mỗi khác: bi bi, con cạp đất, đồn đột..
Sâm đất có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Có con dài 40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, sâm đất thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da sâm đất thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột sâm đất giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.
Bắc Lưu (Tổng hợp)
Bà Hương còn bị Hạt Kiểm lâm huyện Năm Căn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm huyện Đầm Dơi cũng phát hiện, tịch thu và tiêu hủy 300kg sâm đất do ông Nguyễn Văn Đẹp (ngụ ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn) thu mua trái phép, báo Tuổi trẻ cho biết.
Sâm đất. Ảnh: GĐXH |
Theo cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, trên thị trường đồn thổi sâm đất chữa được bệnh hen suyễn, tăng cường sinh lực... nên nhiều thương lái ở TP.HCM tìm về vùng ven biển Cà Mau mua với giá cao. Để bắt được sâm đất, một bộ phận cư dân sống bám rừng đã lén đào phá rừng khiến nhiều vạt rừng phòng hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sâm đất (danh pháp khoa học: Sipunculus nudus), tên dân gian Việt Nam thì mỗi vùng mỗi khác: bi bi, con cạp đất, đồn đột..
Sâm đất có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Có con dài 40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, sâm đất thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da sâm đất thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột sâm đất giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.
Bắc Lưu (Tổng hợp)