THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 October 2011

Công nghệ "siêu bẩn" chế biến vịt nướng kiểu Tàu


Thời gian qua, nhiều độc giả đã phản ánh về việc ăn vịt quay, vịt nướng có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm. Khi chứng kiến công nghệ chế biến vịt nướng siêu bẩn mà chúng tôi đã tìm hiểu được dưới đây chắc chắn độc giả sẽ tự tìm được câu trả lời cho mình.
Mua vịt bẩn từ đầu nậu
Vịt được mua như thế nào? Nhiều người tự hỏi hàng ngày ở các đô thị, thành phố với hàng ngàn địa chỉ bán vịt nướng len lỏi khắp ngõ ngách, tiêu thụ một lượng vịt lớn đến khó kiểm soát được, vậy số vịt ấy từ đâu ra?
Hiện nay, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung công chuyển về qua đường tiểu ngạch.
Vịt đã chế biến, giết mổ từ các lò mổ Trung Quốc được đóng thùng tuồn qua biên giới và len lỏi vào các chợ đầu mối. Khi đến tay nhà hàng, quán chế biến, đa phần là vịt đã được giết mổ trước đó cả tuần, thậm chí là vịt chết dịch trước đó nhiều ngày hơn.
 
 Các đầu nậu Trung Quốc sơ chế vịt "bẩn"
Cũng có nhiều cơ sở lựa chọn mua vịt tại các chợ, vịt còn sống về tự giết mổ. Vào vai người xin việc làm đến thâm nhập các địa chỉ bán vịt nướng có giết mổ, chúng tôi luôn bắt gặp những cảnh tượng chế biến bẩn đến khó tin.
Công nghệ giết mổ siêu bẩn
Vịt mua về được vứt đống, bừa bộn trên những sàn mổ nhầy nhụa nước hôi thối. Dưới nền tiết khô đã đóng cạnh, phân vịt vung vãi, ruồi muỗi bu đậu khắp nơi. Tất cả những dụng cụ tham gia vào công việc giết mổ như dao, chậu, khăn … đều không hề được lau rửa sạch sẽ mà được vứt bừa bộn dưới nền đất bẩn thỉu. Mùi hôi nồng nặc cả khu mổ.
 
Vịt bẩn được ngâm bảo quản trước khi tuồn về thị trường Việt Nam
Bát được xếp la liệt dưới đất. Người ta chỉ lau sơ qua những chiếc bát được vớt lên từ thùng rửa lềnh phềnh mỡ bằng một chiếc giẻ lau nhàu nát. Tiết vịt được cắt đổ vào các bát đã xếp. Tiết bắn tung tóe ra xung quanh cũng không hề được lau dọn. Bát tiết vịt bị dính nhiều lông vịt rơi vào được người thợ mổ thò tay vào vớt, bát tiết tiếp tục được để phơi mặc kệ ruồi đến bám.
Sau khi cắt tiết, vịt được nhúng vào nồi nước nóng đen kịt, sôi sung sục. Nồi nước này có hắc ín (nhựa đường độc hại). Sau khi nhúng khắp vịt vào nồi nước đen kịt, những con vịt cũng bị nhuộm đen. Vịt được nhấc ra vứt trở lại nền đất ướt át. Sau một lúc, người thợ mổ dùng giẻ cũ vuốt nhẹ, chỉ mất vài giây toàn bộ lông vịt đã được vuốt sạch bong, bám theo lớp nhựa đen rơi ra ngoài.
Khâu chế biến như ảo thuật
  
Nhầy nhụa nơi làm lông vịt

 
Đa phần vịt được đưa vào chế biến đã có phẩm chất kém, để lâu ngày. Các nơi mổ vịt sống cũng thường dùng loại vịt cỏ của Trung công to mập nhưng nhạt thịt và nhạt da.
Để làm bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Những bếp nướng thường được đặt ngay vỉa hè để thu hút khách, bụi và bẩn bắn đầy lên thịt vịt nhưng vẫn luôn có rất đông người mua vì giá thành vịt nướng ở quán rẻ hơn cả người dân tự mua vịt về nướng. Những phần thịt không bán hết lại được chủ quán xếp chung vào tủ lạnh, thùng đá với thịt vịt sống để hôm sau đem chế biến lại.
Món vịt nướng vẫn là món khoái khẩu của đông đảo người tiêu dùng, để có được sự an tâm khi thưởng thức món ngon này thì trước khi chờ giải pháp có thể có của các cơ quan chức năng người tiêu dùng phải tự là người tiêu dùng thông thái.