THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 June 2011

Vàng dân trữ không phải tội đồ lạm phát


2011-06-16

Hội đồng vàng thế giới ước tính người dân Việt Nam đang cất giữ khoảng 1.000 tấn vàng trị giá 45 tỷ USD. Tại sao người dân lại trữ vàng và làm thế nào để nguồn lực khổng lồ này đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Source vinafins.com

Vàng thanh 24 k.

Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội trước hết ông phát biểu:

Người dân trữ vàng để tự bảo vệ

TS Lê Đăng Doanh:  Trong những năm 1995-2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên 9% và lạm phát khoảng 4%-5% thì lúc ấy không ai quan tâm đến việc trữ vàng cả. Việc trữ vàng và dùng vàng để mua bất động sản, hoặc các tài sản quí mới phát sinh từ những năm gần đây khi mà lạm phát quá cao. Cho nên việc người dân trữ vàng là một trong những biện pháp để họ tự bảo vệ trước kỳ vọng đồng tiền trong nước sẽ còn mất giá. 
Nam Nguyên: Nhà nước cho rằng tình trạng này gây sức ép tác động xấu tới thị trường ngoại hối, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. TS nhận định gì?
TS Lê Đăng Doanh: Mới đây trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội, tôi phát biểu rằng, vàng không phải là một tội lỗi hay kẻ tội đồ để mà căm ghét rồi trừng phạt nó. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến người dân trữ vàng là vì thiếu niềm tin vào sự ổn định của đồng tiền. Thế còn việc nhập khẩu vàng thì như Hội đồng vàng thế giới cho biết việc nhập khẩu lậu rất lớn. Ông Nguyễn Văn Bình Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có công bố, số vàng nhập lậu mỗi năm từ 20 tấn tới 40 tấn, có năm lên đến 60 tấn. Số vàng nhập lậu này cần 
Vàng miếng SJC tại một tiệm kinh doanh vàng ở Hà Nội hôm 25/2/2011. AFP
Vàng miếng SJC tại một tiệm kinh doanh vàng ở Hà Nội hôm 25/2/2011. AFP photo.
lượng ngoại tệ rất lớn và người ta không hiểu tại sao lại có thể nhập lậu được đến một qui mô như thế mà không ai hỏi han hay có thái độ gì. Dĩ nhiên nhập lậu như thế dẫn tới chảy máu ngoại tệ và nhiều tiêu cực khác tới cán cân thanh toán quốc tế. 
vàng không phải là một tội lỗi hay kẻ tội đồ để mà căm ghét rồi trừng phạt nó. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến người dân trữ vàng là vì thiếu niềm tin vào sự ổn định của đồng tiền.
TS Lê Đăng Doanh
Vì vậy có ý kiến là phải cấm buôn bán vàng miếng, nhưng hội thảo và cá nhân tôi đều thấy rằng, việc cấm đoán hành chính sẽ không giải quyết vấn đề, mà bây giờ chủ yếu cần tạo một khung pháp lý để người dân có thể gửi vàng đó vào một thị trường vàng hay ngân hàng, rồi nhận một chứng chỉ vàng là mình có chừng ấy vàng, số vàng vật chất sẽ được ngân hàng thế chấp ở nước ngoài và lấy lại được ngoại tệ. Đấy là kiến nghị đề ra, nhưng cho đến nay chưa thấy Ngân hàng Nhà nước và chính phủ có trả lời gì về kiến nghị và những phát biểu trong cuộc hội thảo cả.

Tạo sàn vàng với quy chế chặt chẽ và công khai

Nam Nguyên: Thưa, còn về vấn đề mua bán vàng tự do trên thị trường có kiểm soát sẽ thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Về việc người dân có vàng và hiện nay trên cả nước đã có khoảng 10.000 cửa hàng vàng được cấp phép và đang kinh doanh, việc người ta có vàng khi cần thiết muốn bán muốn mua, theo tôi là một nhu cầu mà nếu cấm đoán chỉ làm cho hoạt động có nhu cầu này sẽ đưa vào bóng tối và làm cho tình hình sẽ phức tạp hơn. Bởi một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối, nền kinh tế ngầm mà thôi. 
Cho nên tôi nghĩ rằng phải có một khung cho việc mua bán ký gởi và phải có một kênh như thị trường vàng để huy động số vàng đó. Còn việc dùng vàng để mua nhà cửa mua ô tô như là một phương tiện thanh toán 
Nhân viên một Ngân hàng Thương mại ở Hà Nội đang nhận tiền gửi của khách hàng hôm 23/2/2011.
Nhân viên một Ngân hàng Thương mại ở Hà Nội đang nhận tiền gửi của khách hàng hôm 23/2/2011. AFP
thì cần phải chấm dứt, bởi vì trong một nước chỉ có một đồng tiền. Nhưng việc chấm dứt đó thì không thể bằng cách cấm đoán được mà phải làm theo một lộ trình và trên cơ sở là giảm lạm phát và tăng niềm tin của người dân. 
một nhu cầu mà nếu cấm đoán chỉ làm cho hoạt động có nhu cầu này sẽ đưa vào bóng tối và làm cho tình hình sẽ phức tạp hơn. Bởi một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối, nền kinh tế ngầm mà thôi 
Nam Nguyên: Như vậy đề xuất ra là vẫn có nơi cho người dân mua bán vàng và bên cạnh đó là hình thức sàn vàng cho những người muốn đầu tư lớn hơn. Nhưng sàn vàng sẽ phải có những tiêu chí nào, thưa TS?
TS lê Đăng Doanh: Người dân có nhu cầu đi mua bán rồi đánh thành nhẫn… này khác thì cái đó nên tạo ra một khung hợp pháp để người dân làm. Còn sàn vàng đó, người dân có thể mang 5-10 lượng chẳng hạn để bán rồi nhận một chứng chỉ thì hiện nay đang được qui định. Tôi nghĩ trên thế giới đều có sàn vàng, vấn đề là phải có một qui chế pháp luật đủ phù hợp với thực tế, đủ chặt chẽ và phải công khai minh bạch. Công khai minh bạch từ khâu nhập vàng, doanh nghiệp nào, tiêu chí nào thì được nhập vàng. Hiện nay việc nhập vàng là được chỉ định, việc nhập vàng rất hời. Ai được nhập qui định đó như thế nào, hiện nay các doanh nghiệp cũng kiến nghị là nên công khai minh bạch các tiêu chí và nên đấu thầu công khai chứ không chỉ định. 
Tôi nghĩ trên thế giới đều có sàn vàng, vấn đề là phải có một qui chế pháp luật đủ phù hợp với thực tế, đủ chặt chẽ và phải công khai minh bạch. Công khai minh bạch từ khâu nhập vàng, doanh nghiệp nào, tiêu chí nào thì được nhập vàng.
Qui chế sàn vàng trước kia Ngân hàng ACB đã có sàn vàng rồi và đã thu hút được khá nhiều vàng, được 
Vàng SJC 24k. còn gọi là vàng 999
Vàng SJC 24k. còn gọi là vàng 3 số 9. (999)
biết vào khoảng 20 tấn. Sàn vàng đó do có sơ hở ở việc chỉ cần ký gởi 8% thì được mua bán 100%, cho nên yếu tố đầu cơ quá lớn. Theo tôi bây giờ rút kinh ngiệm các thị trường vàng quốc tế có thể có qui định rạch ròi. Hôm hội thảo có đại diện của Hội đồng vàng thế giới và các công ty vàng đã có kinh nghiệm trong tổ chức thị trường vàng ở Luân Đôn và các nước khác, theo đó có qui chế quản lý chặt chẽ, cũng có nơi qui chế mua bán tự do như thị trường vàng ở Hongkong, nhà nước có thể xem xét. 
Theo tôi việc cấm hoàn toàn là không tưởng và không có lợi ích và việc coi vàng là một tội đồ để mà trừng phạt nó cũng không có ích gì cả. Nên phân tích và nhìn vào sự thật để thấy chính nguyên nhân sâu xa là việc mất giá của đồng tiền Việt Nam, vấn đề phải tạo dựng lại niềm tin thì cũng giống như là thời kỳ 1996 đến 2002, người dân có vàng đấy nhưng họ có mua gì đâu, bởi vì trước đó Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký một nghị định cho phép tự do mua bán vàng. 
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA