THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 November 2010

Hội nghị hợp tác phát triển Việt Nam–Lào-Campuchia

2010-11-15

Hội nghị cấp cao phát triển khu vực vùng Tam giác Campuchia-Lào-Việt Nam, sẽ tổ chức vào ngày mai tại thủ đô Phnom Penh.

AFP

Thủ tướng Campuchia Hun Sen


Hội nghị này cũng sẽ đề cập đến vấn đề ảnh hưởng môi trường trong khi các nước tiểu vùng sông Mêkong đang nghiên cứu và xây dựng đập thủy điện; đồng thời tăng cường hợp tác với một số nước thành viên của ASEAN.

Thủ tướng Hun Sen sẽ chủ trì Hội nghị cấp cao 3 nước

Quan chức cấp cao của chính phủ hoàng gia Campuchia mới ra thông cáo cho biết, Campuchia sẽ làm chủ nhà tổ chức 3 Hội nghị cấp cao cùng với sự tham dự từ các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Các Hội nghị trên, bao gồm Hội nghị cấp cao Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV) lần thứ 6; Campuchia, Lào, Miến điện, Việt Nam (CLMV), lần thứ 5, và chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawaddy-Chaophraya-Mekong (ACMECS) để xem xét lại về việc phát triển kinh tế, thương mại, môi trường mà các nước này đã ký kết
Các Hội nghị trên, bao gồm Hội nghị cấp cao Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV) lần thứ 6; Campuchia, Lào, Miến điện, Việt Nam (CLMV), lần thứ 5, và chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawaddy-Chaophraya-Mekong (ACMECS) để xem xét lại về việc phát triển kinh tế, thương mại, môi trường mà các nước này đã ký kết nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế và phát triển ở khu vực tiểu vùng sông Mêkong.
Phát ngôn viên Bộ ngoại Giao Campuchia Koy Kuong cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết là, Thủ tướng Hun Sen sẽ làm chủ trì Hội nghị cấp cao tổ chức từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 11 tại thủ đô Phnom Penh. 
Văn phòng Ủy Ban Sông Mêkong ở Campuchia
Văn phòng Ủy Ban Sông Mêkong ở Campuchia
Ông Koy Kuong nhấn mạnh: "Hội nghị này chủ yếu là thảo luận về vấn đề tăng cường hợp tác và xác định rõ mục tiêu ở tương lai. Có nghĩa là làm thế nào cho tiểu vùng này thịnh vượng và hòa bình."
"Hội nghị này chủ yếu là thảo luận về vấn đề tăng cường hợp tác và xác định rõ mục tiêu ở tương lai. Có nghĩa là làm thế nào cho tiểu vùng này thịnh vượng và hòa bình."
Ông Koy Kuong 
Theo thông cáo của Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ 4 tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào năm ngoái, Campuchia, Lào, Miến điện và Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trên 7 lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghiệp và năng lượng, thông tin, du lịch và phát triển nguồn nhân sự.

Hợp tác bảo vệ khu vực sông Mêkông

Song song với việc hợp tác của các nước tiểu vùng sông Mêkong này, vừa qua đã có phản ứng từ các chuyên gia môi trường và chuyên gia kinh tế. 
Nhóm chuyên gia này cho rằng, các nước này có nền kinh tế cách biệt cho nên họ không mấy quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các đập thủy điện trên dòng sông Mêkong đã làm cho mực nước sông Mêkong xuống thấp chẳng hạn đập thủy điện của Lào.
Nhóm chuyên gia này cho rằng, các nước này có nền kinh tế cách biệt cho nên họ không mấy quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các đập thủy điện trên dòng sông Mêkong đã làm cho mực nước sông Mêkong xuống thấp chẳng hạn đập thủy điện của Lào.
Hiện nay Campuchia cũng đang nghiên cứu xây dựng thêm đập thủy điện mới tại tỉnh Ratanakiri mà nhóm chuyên gia môi trường cho rằng sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường ở khu vực sông Mêkong và nguồn cá tự nhiên.
Tuy nhiên có phản ứng từ giới chuyên gia kinh tế và môi trường, như Phó chủ tịch Ủy ban sông Mêkong Campuchia Sing Ny 
Bản đồ sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc. Courtesy Wikipedia
Bản đồ sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc. Courtesy Wikipedia
Ny cho rằng, hiện nay mực nước sông Mêkong chưa mấy thay đổi. 
Ông Sing Ny Ny cho biết thêm: 
"Người bảo tồn chỉ biết cắm đầu bảo tồn, chứ họ không nghĩ đến dịch vụ đời sống của dân nghèo. Hiện nay chúng ta chưa xây dựng cái mới bởi vì chỉ cái đập thủy điện Sê San 2 mà Chính phủ xây dựng xong và một cái ở tỉnh Ratanakiri thì cộng đồng người dân địa bàn đó và các tổ chức phi chính phủ lại la làng và gửi thông điệp phản đối. 
Người bảo tồn chỉ biết cắm đầu bảo tồn, chứ họ không nghĩ đến dịch vụ đời sống của dân nghèo. Hiện nay chúng ta chưa xây dựng cái mới bởi vì chỉ cái đập thủy điện Sê San 2 mà Chính phủ xây dựng xong và một cái ở tỉnh Ratanakiri thì cộng đồng người dân địa bàn đó và các tổ chức phi chính phủ lại la làng và gửi thông điệp phản đối
Chúng tôi có đưa thông điệp đó vào cuộc họp nhưng không có quốc gia nào phản đối, ngược lại dân mình lại phản đối. Việt Nam, Lào, Thái Lan đều đồng ý chấp thuận."
Thông cáo cho biết, các nước thành viên của ASEAN mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, và mục tiêu của việc kê khai và làm việc để đạt được sự thịnh vượng trong tiểu vùng thông qua tăng cường đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, láng giềng hàng hoá và hợp tác tích cực giữa các thành viên các nước. 
Và cũng trong Hội nghị cấp cao ngày mai, chủ đề sông Mêkong cũng sẽ là một chủ đề quan trọng mà các nước bàn thảo đến.

Theo dòng thời sự:

  • Nhật ký sông Mêkông (phần 1): Cội nguồn
  • Nhật ký sông Mê Kông (phần 2): Địa phận Hoa Lục
  • Nhật ký sông Mêkông (phần 3): Địa phận Thái Lan
  • Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan
  • Nhật ký sông Mêkông (phần 5): Trong địa phận Miến Điện
  • Nhật ký sông Mêkông (phần 6): Đoạn chảy qua Lào