Vụ đất đai mà chính quyền địa phương đe dọa cưỡng chế liên quan đến 42 hộ cư dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội khoảng 20 km về phía bắc, là một điểm nóng từ nhiều tháng nay. Sau khi chống lại một vụ cưỡng chế của chính quyền hồi tháng 6/2013, một mặt, các cư dân liên tục đưa đơn lên chính quyền các cấp trên (tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ) để yêu cầu giải quyết, mặt khác, người dân địa phương đã lập trạm canh gác suốt ngày đêm ngay tại khu ruộng này, để đề phòng chính quyền địa phương can thiệp bất ngờ.
Cho đến nay cơ quan Thanh tra Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không hồi đáp các đòi hỏi của dân cư Trịnh Nguyễn. Hơn nữa, ngày 09/10, công an Bắc Ninh bất ngờ "bắt cóc" ông Đỗ Văn Hào, là người đứng đầu danh sách 42 hộ dân cư trong các yêu sách, kiến nghị, cùng vợ và bà Đỗ Thị Thiêm, người được coi là tích cực nhất trong việc bảo vệ các quyền lợi của cư dân Trịnh Nguyễn (nạn nhân của một vụ tạt a-xít cách đây ít lâu). Công an địa phương cũng phá phách và cướp đi các đồ đạc của những người trông coi khu ruộng, nơi chính quyền muốn cưỡng chế.
Ngày hôm qua, bảy người nữa bị bắt tại địa phương, trong khi biểu tình đòi công an thả người. Hôm nay, thêm một người nữa bị bắt.
Bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà.
« Bảy người mới bị bắt là Đặng Thị Mỳ, Đỗ Thị Sỹ, Ngô Thị Phương, Ninh Chiến, Đỗ Thị Giao, Nguyễn Thị Hồng và bà Phúc Châm. Hôm nay, họ lại bắt tiếp ông Đặng Văn Nhu, là một thương binh, bị bắt giữ luôn tại huyện Từ Sơn.
Ở trong xã, nói chung bây giờ họ tuyên truyền, họ nói dân là sai. Nhưng dân, từ đầu chí đuôi, không chống dự án nhà máy nước thải này, mà chỉ đề nghị là làm xa khu dân cư thôi, xuống dưới Đồng Khô, cách đó khoảng 1 km. Nhưng họ không chấp nhận.
Khu ruộng trên này là khu ruộng của toàn những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cô đơn quả phụ, không có con cái, những người bị chất độc da cam. Nhưng họ cứ đè ra họ giữ. Gia đình nhà tôi có sáu khẩu, được 6,5 sào ruộng, nhưng mà bây giờ họ đè ra họ bảo là bán cho họ, nếu không làm là sai.
Từ trên bốn tháng nay, chúng tôi làm lều ở ngoài ruộng để trông. Ngày thì các cụ trông, đêm thì thanh niên, phụ nữ quãng 30-40 tuổi. Đến sáng ngày ra, các cụ xuống, thì con cháu lại về đi làm. Ăn cơm tại đấy, ngủ tại đấy. Bốn tháng trời như thế, từ cơn bão số 1 đến cơn bão số 10, rất nhục ! Mưa gió như thế, mà cứ phải ôm cái cột lều, muỗi đốt, ướt át… Họ có thương dân đâu ?!
Nhân dân bây giờ khổ quá đi. Họ bắt hết người này đến người khác, xong họ lại gọi (để bắt bàn giao đất ruộng). Đến bây giờ nhà ông Hào là đầu đơn (kiện), vợ có ruộng không bán, họ bắt bán ruộng không bán, họ bắt cả hai vợ chồng. Bây giờ con cái khổ quá, lúc nào con cháu ở nhà ấy cũng khóc, và con cái cũng không đi làm ăn gì được.
Ngay như bà Lân Thiêm chẳng hạn, bị nó rẩy a-xít, đã bắt được hai nghi phạm, nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm thực sự. Bây giờ bà ấy vẫn chưa khỏi, máu vẫn chảy, vẫn phải dùng thuốc…, thế mà nó vẫn bắt lên nó nhốt.
Từ khi làm cái dự án nhà máy nước thải này, không họp dân bàn bạc gì cả, cứ đè ra mà làm thôi. Người dân mất hết cả quyền. Nhà tôi chẳng hạn, sáu khẩu mất 6,5 sào ruộng thì không biết sống bằng nghề gì. Bây giờ đi làm mướn có lúc người ta cũng không khiến. Thậm chí còn phải đi bắt con cua, con ốc, rồi trồng rau cỏ để ăn thôi. Gia đình là gia đình liệt sĩ, nghĩ cũng cay quá !
Bây giờ, họ chỉ bênh vực những người có tiền. Chủ đầu tư toàn những người có tiền, họ mua được hết cả. Còn người dân chân đất, mắt toét, người ta chẳng thương gì cả ! ».
Cho đến nay cơ quan Thanh tra Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không hồi đáp các đòi hỏi của dân cư Trịnh Nguyễn. Hơn nữa, ngày 09/10, công an Bắc Ninh bất ngờ "bắt cóc" ông Đỗ Văn Hào, là người đứng đầu danh sách 42 hộ dân cư trong các yêu sách, kiến nghị, cùng vợ và bà Đỗ Thị Thiêm, người được coi là tích cực nhất trong việc bảo vệ các quyền lợi của cư dân Trịnh Nguyễn (nạn nhân của một vụ tạt a-xít cách đây ít lâu). Công an địa phương cũng phá phách và cướp đi các đồ đạc của những người trông coi khu ruộng, nơi chính quyền muốn cưỡng chế.
Ngày hôm qua, bảy người nữa bị bắt tại địa phương, trong khi biểu tình đòi công an thả người. Hôm nay, thêm một người nữa bị bắt.
Bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà.
Ở trong xã, nói chung bây giờ họ tuyên truyền, họ nói dân là sai. Nhưng dân, từ đầu chí đuôi, không chống dự án nhà máy nước thải này, mà chỉ đề nghị là làm xa khu dân cư thôi, xuống dưới Đồng Khô, cách đó khoảng 1 km. Nhưng họ không chấp nhận.
Khu ruộng trên này là khu ruộng của toàn những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cô đơn quả phụ, không có con cái, những người bị chất độc da cam. Nhưng họ cứ đè ra họ giữ. Gia đình nhà tôi có sáu khẩu, được 6,5 sào ruộng, nhưng mà bây giờ họ đè ra họ bảo là bán cho họ, nếu không làm là sai.
Từ trên bốn tháng nay, chúng tôi làm lều ở ngoài ruộng để trông. Ngày thì các cụ trông, đêm thì thanh niên, phụ nữ quãng 30-40 tuổi. Đến sáng ngày ra, các cụ xuống, thì con cháu lại về đi làm. Ăn cơm tại đấy, ngủ tại đấy. Bốn tháng trời như thế, từ cơn bão số 1 đến cơn bão số 10, rất nhục ! Mưa gió như thế, mà cứ phải ôm cái cột lều, muỗi đốt, ướt át… Họ có thương dân đâu ?!
Nhân dân bây giờ khổ quá đi. Họ bắt hết người này đến người khác, xong họ lại gọi (để bắt bàn giao đất ruộng). Đến bây giờ nhà ông Hào là đầu đơn (kiện), vợ có ruộng không bán, họ bắt bán ruộng không bán, họ bắt cả hai vợ chồng. Bây giờ con cái khổ quá, lúc nào con cháu ở nhà ấy cũng khóc, và con cái cũng không đi làm ăn gì được.
Ngay như bà Lân Thiêm chẳng hạn, bị nó rẩy a-xít, đã bắt được hai nghi phạm, nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm thực sự. Bây giờ bà ấy vẫn chưa khỏi, máu vẫn chảy, vẫn phải dùng thuốc…, thế mà nó vẫn bắt lên nó nhốt.
Từ khi làm cái dự án nhà máy nước thải này, không họp dân bàn bạc gì cả, cứ đè ra mà làm thôi. Người dân mất hết cả quyền. Nhà tôi chẳng hạn, sáu khẩu mất 6,5 sào ruộng thì không biết sống bằng nghề gì. Bây giờ đi làm mướn có lúc người ta cũng không khiến. Thậm chí còn phải đi bắt con cua, con ốc, rồi trồng rau cỏ để ăn thôi. Gia đình là gia đình liệt sĩ, nghĩ cũng cay quá !
Bây giờ, họ chỉ bênh vực những người có tiền. Chủ đầu tư toàn những người có tiền, họ mua được hết cả. Còn người dân chân đất, mắt toét, người ta chẳng thương gì cả ! ».