ĐẤT VIỆT- (Doanh nghiệp) - Theo chuyên gia kinh tế, ngoài yếu tố khách quan củakhủng hoảng kinh tế thì việc đầu tư sai, chính sách bất nhất khiếndoanh nghiệp (DN) Việt Nam phá sản hàng loạt.
DN tự chui vào rọ
Thực tế chứng minh rõ ràng, hiện nay có nhiều cái bẫy khiến DN ngục ngã song những cái bẫy rõ nét nhất chính là sử dụng vốn khá phiêu lưu và kinh doanh dàn trải. Về nguồn vốn, nhiều DN thời gian qua không có kế hoạch sử dụng vốn cụ thế, bị động trong sử dụng vốn.
Đặc biệt, hầu hết các DN dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm câu lạc bộ Các nhà kinh tế cho hay: “Phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam thông thường kéo dài từ 3-5 năm là nhanh nhất. Trong khi đó, vốn vay ngân hàng chỉ cho 6 tháng hoặc tối đa 1 năm nên DN phải lo đáo nợ liên tục, giảm thời gian dành cho kinh doanh”.
Mạo hiểm hơn nữa, DN vốn tự có 1 đồng nhưng vay ngân hàng vượt hàng chục lần vốn tự có. Hậu quả, suốt ngày N lo xoay sở nợ rồi sụp đổ. Ông Đặng Quốc Tiến, Phó Tổng giám đốc ngân hàng Quân đội khẳng định, 80% DN có vốn dưới 7 tỷ, 90% DN đi vay vốn ngân hàng về đổ vào đầu tư. Đây chính là lối đi hẹp dẫn đến ngõ cụt của DN.
Đầu tư dàn trải vào thị trườngbất động sản nhiều DN lâm nguy. |
“Nếu như trước đây không ít người cho rằng, kinh doanh mà không biết vay ngân hàng là không biết kinh doanh thì nay tương tưởng này cần phải xem xét lại. Vốn ngân hàng chỉ là phụ nên chủ trương mở rộng từ nguồn vốn khác”, ông Đặng Đức Thành khẳng định.
Không chỉ loay hoay với nguồn vốn, thời gian qua nhiều DN lún sâu vào kinh doanh đa ngành. Mộng phát triển và lớn mạnh nóng vội trở thành căn bệnh truyền nhiễm trong giới kinh doanh. Bởi DN thường vội vàng xây dựng chiến lược kinh doanh ồ ạt, dàn trải mà không theo lộ trình từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, mở rộng địa bàn và lĩnh vực kinh doanh.
DN đầu tư một lĩnh vực như: gạo, cà phê… có dấu hiệu “phất cờ” khi thâm nhập vào thị trường bất động sản rồi “chết đứng”. Ông Tiến dẫn chứng, công ty Investco chuyên về lĩnh vực dịch vụ xây dựng nhưng khi chuyển sang đầu tư bất động sản một vài dự án nhà ở thì bị “lún bùn” ngay lập tức.
Chính sách bất nhất, bảo hộ bất cập
Theo số liệu thống kê của các bộ ngành, hiện nay cả nước có 500 ngàn DN vừa và nhỏ, chiếm 97% tống số DN, góp 20% vào ngân sách và chiếm 56% lao động. Mặc dù đóng góp khá lớn cho nền kinh tế nhưng lượng DN này đang phải gồng mình chống chọi với bão khủng hoảng. Nghiệt ngã hơn khi hàng loạt DN bị đào thải khỏi thương trường.
DN sản xuất hàng tiêu dùng có thể cầm chừng khi gặp nền kinh tế gặp khó khăn |
Khó khăn từ khủng hoảng kéo dài dằng dặc, trong khi đó chính sách liên tục thay đổi; thủ tục rờm rà gây khó cho DN; lãi suất cho vay cao, điều kiện cho vay chặt chẽ quá mức. DN mong muốn nhận sự hỗ trợ của Chính phủ song chính sách hỗ trợ của Chính phủ chậm phát huy tác dụng, bảo hộ còn nhiều bất cập.
Đơn cử, gói hỗ trợ 9.000 tỷ dành cho ngành cá tra hoàn toàn không phát huy tác dụng vì nông dân và DN không tiếp cận được. Sau gói 9.000 tỷ của ngành cá tra là gói 30.000 tỷ dành “cấp cứu” thị trường bất động sản được tung. Song đến thời điểm hiện nay số lượng tiếp cận gói hỗ trợ thị trường bất động sản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo giới kinh doanh, chuyên gia kinh tế, những cam kết của bộ máy Nhà nước để ổn định cán cân tài chính và thương mại đã có những tiến bộ. Tuy nhiên trong thời gian tới, Chính phủ cần có chính sách để dòng tiền dành cho DN mang tính dài hơi hơn, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam và cơ sở hạ tầng – hai mắt xích yếu nhất trong việc thu hút đầu tư và tiềm năng tăng trưởng của quốc gia.
Bài và ảnh: HUY LUÂN