Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Lầu Năm góc ngày 19.8.
Sau hơn 3 tiếng hội đàm ở Lầu Năm góc hôm 19.8, trước tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn rằng Trung Quốc “không nhượng bộ” khi đụng chạm đến lợi ích cốt lõi của nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng bất đồng phải được giải quyết theo phương thức hòa bình và không áp bức.
Không đe dọa và ép buộc
Mặc dù tướng Thường Vạn Toàn và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel đều tỏ ra lạc quan về quan hệ quân sự Trung - Mỹ, song ông Thường một lần nữa khẳng định “không ai có thể ảo tưởng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc”.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Hagel tái khẳng định, Mỹ duy trì thế trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng khẳng định những vụ tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết trong hòa bình, chứ không phải “đe dọa và ép buộc”.
Trong cuộc hội đàm, cả hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông Chuck Hagel Mỹ muốn có “một quan hệ tích cực, xây dựng với Trung Quốc” và các cuộc tiếp xúc giữa giới quân sự hai nước đóng vai trò quan trọng cho định hướng này. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn khẳng định, Trung Quốc muốn nâng “hợp tác quân sự với Mỹ lên một tầm cao mới”, nhưng nhấn mạnh rằng đây “không phải là một quan hệ bị bất kỳ bên nào chi phối”. Theo ông Thường, quan hệ quân sự hai nước nên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, thay vì “nghi ngờ lẫn nhau”.
Trung Quốc lo ngại chính sách tái cân bằng của Mỹ
Liên quan đến việc Mỹ đang theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Đông, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nói rằng, chính sách chuyển hướng này gây ra một số quan ngại tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các cuộc tập trận do Mỹ đứng đầu “càng làm phức tạp tình hình trong khu vực”. Tướng Trung Quốc cảnh báo, sự chuyển hướng của Mỹ sang Châu Á phải không nhằm vào bất kỳ nước nào. “Chúng tôi muốn chiến lược tái cân bằng này cũng cân bằng đối với các nước khác nhau, bởi thực chất của tái cân bằng là cân bằng”.
Vấn đề tấn công mạng cũng chiếm thời lượng lớn trong cuộc hội đàm. Bộ trưởng Hagel cho biết, hai nước đã lập nhóm làm việc cấp chuyên viên để bàn về các cuộc tấn công mạng. Người đồng cấp Thường Vạn Toàn nói Trung Quốc đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi các cuộc tấn công mạng và muốn cùng Mỹ thăm dò cách giải quyết, thay vì tố giác không có cơ sở và nghi ngờ lẫn nhau.
Trong lúc các nước ASEAN cố gắng có một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), thì Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này. Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc được phản ánh trên báo chí trong nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy - Phó ban Chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc - cho rằng ASEAN và Trung Quốc “có sự khác biệt về tư duy”. Lập trường cơ bản của Trung Quốc là muốn COC tạo bộ khung tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Trong khi đó, các bên khác xem COC thực sự là một cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Truyền thông Trung Quốc nói rằng, cần “thêm thời gian” và “không nên vội vàng” ký kết COC trên biển Đông, trái hẳn với những phát biểu gần đây của lãnh đạo nước này.
Mặc dù tướng Thường Vạn Toàn và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel đều tỏ ra lạc quan về quan hệ quân sự Trung - Mỹ, song ông Thường một lần nữa khẳng định “không ai có thể ảo tưởng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc”.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Hagel tái khẳng định, Mỹ duy trì thế trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng khẳng định những vụ tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết trong hòa bình, chứ không phải “đe dọa và ép buộc”.
Trong cuộc hội đàm, cả hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông Chuck Hagel Mỹ muốn có “một quan hệ tích cực, xây dựng với Trung Quốc” và các cuộc tiếp xúc giữa giới quân sự hai nước đóng vai trò quan trọng cho định hướng này. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn khẳng định, Trung Quốc muốn nâng “hợp tác quân sự với Mỹ lên một tầm cao mới”, nhưng nhấn mạnh rằng đây “không phải là một quan hệ bị bất kỳ bên nào chi phối”. Theo ông Thường, quan hệ quân sự hai nước nên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, thay vì “nghi ngờ lẫn nhau”.
Trung Quốc lo ngại chính sách tái cân bằng của Mỹ
Liên quan đến việc Mỹ đang theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Đông, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nói rằng, chính sách chuyển hướng này gây ra một số quan ngại tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các cuộc tập trận do Mỹ đứng đầu “càng làm phức tạp tình hình trong khu vực”. Tướng Trung Quốc cảnh báo, sự chuyển hướng của Mỹ sang Châu Á phải không nhằm vào bất kỳ nước nào. “Chúng tôi muốn chiến lược tái cân bằng này cũng cân bằng đối với các nước khác nhau, bởi thực chất của tái cân bằng là cân bằng”.
Vấn đề tấn công mạng cũng chiếm thời lượng lớn trong cuộc hội đàm. Bộ trưởng Hagel cho biết, hai nước đã lập nhóm làm việc cấp chuyên viên để bàn về các cuộc tấn công mạng. Người đồng cấp Thường Vạn Toàn nói Trung Quốc đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi các cuộc tấn công mạng và muốn cùng Mỹ thăm dò cách giải quyết, thay vì tố giác không có cơ sở và nghi ngờ lẫn nhau.
Trong lúc các nước ASEAN cố gắng có một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), thì Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này. Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc được phản ánh trên báo chí trong nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy - Phó ban Chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc - cho rằng ASEAN và Trung Quốc “có sự khác biệt về tư duy”. Lập trường cơ bản của Trung Quốc là muốn COC tạo bộ khung tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Trong khi đó, các bên khác xem COC thực sự là một cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Truyền thông Trung Quốc nói rằng, cần “thêm thời gian” và “không nên vội vàng” ký kết COC trên biển Đông, trái hẳn với những phát biểu gần đây của lãnh đạo nước này.