Chế Linh: 'Việt Nam rồi sẽ thoáng hơn'
Cập nhật: 14:23 GMT - thứ hai, 15 tháng 7, 2013
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Ca sỹ Chế Linh tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ chắc chắn xét lại quyết định cấm ca sỹ Thanh Tuyền về nước biểu diễn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC nhân chuyến biểu diễn tại Lyon, Pháp vào tháng Ba năm 2013, ca sỹ nổi tiếng với nhiều bản trong giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam nói rằng ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng là để trở về Việt Nam để phục vụ khán thính giả đã cho mình tên tuổi và gắn liền với kỷ niệm một thời.
BBC: Ca sỹ bắt đầu theo con đường âm nhạc từ khi nào và rời Việt Nam trong bối cảnh nào?
Năm 1980 tôi vượt biên và qua tới Malaysia và sau đó được Canada bảo trợ định cư tại đây cho tới ngày hôm nay.
Tôi bước vào con đường âm nhạc từ năm 19 tuổi và lúc đầu rất khó khăn, và tôi đã làm quen với thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước để học hỏi để tìm kiếm sự giúp đỡ. Và tôi được anh các chị Duy Khánh, Châu Kỳ, Trúc Phương, Lam Phương, Thu Hồ, Mạnh Phát và nhiều nhạc sỹ lớn nữa đã giới thiệu tôi với các hãng đĩa và các nhà tổ chức Đại Nhạc Hội hồi thập niên 50-60.
BBC: Ca sỹ có khó khăn gì khi thu hút khán giả thuộc thế hệ trẻ?
Thoạt đầu tôi nghĩ là vô cùng khó khăn. Mình cứ nghĩ là giọng ca của mình, dòng nhạc của mình chỉ phục vụ cho những người trung niên trở lên. Nhưng không ngờ rằng rất may mắn trong cuộc đời tôi là trong khán thính giả có rất nhiều người trẻ yêu mến từ hải ngoại về tới quê hương. Họ vẫn thích nghe những bài hát từ xưa mà tôi đã hát trên đài và tôi thấy đó là niềm hạnh phúc rất lớn với cuộc đời của người nghệ sỹ.
Một điều đáng mừng nữa là các bạn trẻ vẫn thiết tha nghe âm nhạc Việt, thuần túy Việt. Và tôi nghĩ rằng ở hải ngoại thì con em chúng ta sẽ không bao giờ quên tiếng Việt và sẽ không bao giờ mất gốc.
BBC: Khi về nước để diễn, ca sỹ có gặp khó khăn hay trở ngại gì không?
"Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn."
Chế Linh
Thoạt đầu tôi nghĩ vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ rằng tôi về nước là để phục vụ khán thính giả của mình và khi tôi cầm giấy phép trong tay tôi rất mừng và tôi nghĩ ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng vậy chứ không chỉ riêng cá nhân tôi. Tức là để trở về Việt Nam, để phục vụ khán thính giả đã chờ đợi bao nhiêu năm, khán thính giả đã cho mình tên tuổi, khán thính giả gắn liền với những bài hát của mình một thời.
Nếu có những khó khăn trong hiện tại thì tôi nghĩ rằng chắc chắn rồi cũng sẽ phải thoáng hơn thôi không thể cứng nhắc được. Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn.
BBC: Ca sỹ có gặp phải khâu kiểm duyệt các bài hát khi về nước diễn?
Tôi có khoảng 50-60 bài được phép diễn, tức là về phần của Chế Linh thì khá dễ dàng. Còn đối với các anh chị em nghệ sỹ khác thì tôi không biết. Tôi cũng mong rằng những người khác cũng được dễ dàng như tôi.
BBC: Ca sỹ Thanh Tuyền vào đầu năm nay bị nhà chức trách tại Việt Nam cấm biểu diễn sau khi tham gia vào một chương trình ca nhạc ở hải ngoại có nội dung mà Hà nội mô tả là “có nội dung xuyên tạc, nói xấu nhà nước VN”, ca sỹ đánh giá gì về quyết định này?
Khi Chế Linh có nghe quyết định của nhà nước đình chỉ diễn với một số ca sỹ ở hải ngoại về nước như chị Thanh Tuyền, Tuấn Vũ và một số những ca sỹ khác thì riêng Thanh Tuyền tôi thấy rất đáng tiếc. Đó là vì nhà tổ chức tại Việt Nam đã chuẩn bị cho Chế Linh và Thanh Tuyền gắn liền để mang tiếng hát của chúng tôi phục vụ cho khán thính giả ở quê nhà nhưng rất tiếc chị Thanh Tuyền bị đình chỉ.
Nhưng tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ chắc chắn xét lại quyết định này và làm sao để tạo điều kiện đúng với chủ trương của nhà nước là đã cởi mở và kêu gọi từng bộ phận anh chị em nghệ sỹ về nước để phục vụ khán thính giả.
BBC: Ca sỹ năm nay đã ngoài 70 tuổi và vẫn giữ được giọng hát tốt, ca sỹ có bí quyết nào không?
Không có bí quyết nào cả. Là một ca sỹ thì phải thường xuyên trau dồi, tập luyện. Tôi thấy sức khỏe của tôi hiện nay là nhờ ở khán thính giả mà có, giọng hát của tôi chưa xuống lắm, tức là vẫn còn hát được cũng nhờ ở khán thính giả. Họ đã cho tôi một sức mạnh vô cùng quí giá và tôi thấy rất hạnh phúc.
BBC: Khi đi diễn tại nhiều nước, ca sỹ được nhiều ban nhạc khác nhau đệm để hát. Không phải ban nhạc nào cũng hay cả. Vậy khi ban nhạc chơi bị trục trặc thì ca sỹ có thấy bị mất hứng không?
Trong cuộc đời ca hát thì tôi đã diễn ở rất nhiều nơi và diễn cùng với rất nhiều ban nhạc. Cũng có những ban nhạc hay, cũng có những ban nhạc trung bình và có những ban nhạc có thể nói là đệm mà không thể hát được. Nhưng mình phải làm sao để hướng dẫn để đi theo được mình lại, vì khán giả đang ở trước mặt mình và không thể nào lại trách ban nhạc được vì đâu phải là ban nhạc riêng của mình.
Và tôi phải làm sao để cố gắng hướng dẫn từ khán giả không thể khó chịu với ban nhạc và chính bản thân mình cũng không nên khó khăn với ban nhạc. Làm sao tạo được sự dễ dàng nhất. Làm sao tạo được không khí mềm mại nhất để đem lại điều đẹp đẽ nhất trước mặt khán giả. Nếu ban nhạc hay thì hay vô cùng, nếu ban nhạc dở thì mình cũng ráng chấp nhận thôi.
Cập nhật: 14:23 GMT - thứ hai, 15 tháng 7, 2013
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Ca sỹ Chế Linh tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ chắc chắn xét lại quyết định cấm ca sỹ Thanh Tuyền về nước biểu diễn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC nhân chuyến biểu diễn tại Lyon, Pháp vào tháng Ba năm 2013, ca sỹ nổi tiếng với nhiều bản trong giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam nói rằng ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng là để trở về Việt Nam để phục vụ khán thính giả đã cho mình tên tuổi và gắn liền với kỷ niệm một thời.
BBC: Ca sỹ bắt đầu theo con đường âm nhạc từ khi nào và rời Việt Nam trong bối cảnh nào?
Năm 1980 tôi vượt biên và qua tới Malaysia và sau đó được Canada bảo trợ định cư tại đây cho tới ngày hôm nay.
Tôi bước vào con đường âm nhạc từ năm 19 tuổi và lúc đầu rất khó khăn, và tôi đã làm quen với thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước để học hỏi để tìm kiếm sự giúp đỡ. Và tôi được anh các chị Duy Khánh, Châu Kỳ, Trúc Phương, Lam Phương, Thu Hồ, Mạnh Phát và nhiều nhạc sỹ lớn nữa đã giới thiệu tôi với các hãng đĩa và các nhà tổ chức Đại Nhạc Hội hồi thập niên 50-60.
BBC: Ca sỹ có khó khăn gì khi thu hút khán giả thuộc thế hệ trẻ?
Thoạt đầu tôi nghĩ là vô cùng khó khăn. Mình cứ nghĩ là giọng ca của mình, dòng nhạc của mình chỉ phục vụ cho những người trung niên trở lên. Nhưng không ngờ rằng rất may mắn trong cuộc đời tôi là trong khán thính giả có rất nhiều người trẻ yêu mến từ hải ngoại về tới quê hương. Họ vẫn thích nghe những bài hát từ xưa mà tôi đã hát trên đài và tôi thấy đó là niềm hạnh phúc rất lớn với cuộc đời của người nghệ sỹ.
Một điều đáng mừng nữa là các bạn trẻ vẫn thiết tha nghe âm nhạc Việt, thuần túy Việt. Và tôi nghĩ rằng ở hải ngoại thì con em chúng ta sẽ không bao giờ quên tiếng Việt và sẽ không bao giờ mất gốc.
BBC: Khi về nước để diễn, ca sỹ có gặp khó khăn hay trở ngại gì không?
"Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn."
Chế Linh
Thoạt đầu tôi nghĩ vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ rằng tôi về nước là để phục vụ khán thính giả của mình và khi tôi cầm giấy phép trong tay tôi rất mừng và tôi nghĩ ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng vậy chứ không chỉ riêng cá nhân tôi. Tức là để trở về Việt Nam, để phục vụ khán thính giả đã chờ đợi bao nhiêu năm, khán thính giả đã cho mình tên tuổi, khán thính giả gắn liền với những bài hát của mình một thời.
Nếu có những khó khăn trong hiện tại thì tôi nghĩ rằng chắc chắn rồi cũng sẽ phải thoáng hơn thôi không thể cứng nhắc được. Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn.
BBC: Ca sỹ có gặp phải khâu kiểm duyệt các bài hát khi về nước diễn?
Tôi có khoảng 50-60 bài được phép diễn, tức là về phần của Chế Linh thì khá dễ dàng. Còn đối với các anh chị em nghệ sỹ khác thì tôi không biết. Tôi cũng mong rằng những người khác cũng được dễ dàng như tôi.
BBC: Ca sỹ Thanh Tuyền vào đầu năm nay bị nhà chức trách tại Việt Nam cấm biểu diễn sau khi tham gia vào một chương trình ca nhạc ở hải ngoại có nội dung mà Hà nội mô tả là “có nội dung xuyên tạc, nói xấu nhà nước VN”, ca sỹ đánh giá gì về quyết định này?
Khi Chế Linh có nghe quyết định của nhà nước đình chỉ diễn với một số ca sỹ ở hải ngoại về nước như chị Thanh Tuyền, Tuấn Vũ và một số những ca sỹ khác thì riêng Thanh Tuyền tôi thấy rất đáng tiếc. Đó là vì nhà tổ chức tại Việt Nam đã chuẩn bị cho Chế Linh và Thanh Tuyền gắn liền để mang tiếng hát của chúng tôi phục vụ cho khán thính giả ở quê nhà nhưng rất tiếc chị Thanh Tuyền bị đình chỉ.
Nhưng tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ chắc chắn xét lại quyết định này và làm sao để tạo điều kiện đúng với chủ trương của nhà nước là đã cởi mở và kêu gọi từng bộ phận anh chị em nghệ sỹ về nước để phục vụ khán thính giả.
BBC: Ca sỹ năm nay đã ngoài 70 tuổi và vẫn giữ được giọng hát tốt, ca sỹ có bí quyết nào không?
Không có bí quyết nào cả. Là một ca sỹ thì phải thường xuyên trau dồi, tập luyện. Tôi thấy sức khỏe của tôi hiện nay là nhờ ở khán thính giả mà có, giọng hát của tôi chưa xuống lắm, tức là vẫn còn hát được cũng nhờ ở khán thính giả. Họ đã cho tôi một sức mạnh vô cùng quí giá và tôi thấy rất hạnh phúc.
BBC: Khi đi diễn tại nhiều nước, ca sỹ được nhiều ban nhạc khác nhau đệm để hát. Không phải ban nhạc nào cũng hay cả. Vậy khi ban nhạc chơi bị trục trặc thì ca sỹ có thấy bị mất hứng không?
Trong cuộc đời ca hát thì tôi đã diễn ở rất nhiều nơi và diễn cùng với rất nhiều ban nhạc. Cũng có những ban nhạc hay, cũng có những ban nhạc trung bình và có những ban nhạc có thể nói là đệm mà không thể hát được. Nhưng mình phải làm sao để hướng dẫn để đi theo được mình lại, vì khán giả đang ở trước mặt mình và không thể nào lại trách ban nhạc được vì đâu phải là ban nhạc riêng của mình.
Và tôi phải làm sao để cố gắng hướng dẫn từ khán giả không thể khó chịu với ban nhạc và chính bản thân mình cũng không nên khó khăn với ban nhạc. Làm sao tạo được sự dễ dàng nhất. Làm sao tạo được không khí mềm mại nhất để đem lại điều đẹp đẽ nhất trước mặt khán giả. Nếu ban nhạc hay thì hay vô cùng, nếu ban nhạc dở thì mình cũng ráng chấp nhận thôi.