Giai đoạn 6 tháng kế tiếp: tháng 7 – tháng 12, 2013
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Hôm nay Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết và đã thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1897).Việc thông qua này theo đúng lịch trình của kế hoạch vận động cho Việt Nam cho 2 năm 2013-2014. (Đọc thêm về kế hoạch này: http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2671).
Bây giờ chúng ta chuyển sang giai đoạn 6 tháng kế tiếp, với 3 mục tiêu nhắm vào chính quyền Hoa Kỳ:
(1) Trước cuối tháng 10: Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam thông qua toàn thể Hạ Viện.
(2) Trước cuối tháng 11: Hành Pháp Obama sẽ trả lời Quốc Hội về thái độ của Hành Pháp đối với tình trạng chính quyền Việt Nam đã cưỡng đoạt phi pháp tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
(3) Cuối năm: Việt Nam sẽ bị loại khỏi Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu TT Obama đề nghị Quốc Hội biểu quyết về thương ước mậu dịch này, hoặc TT Obama sẽ phải dời lại đề nghị biểu quyết trước triển vọng sẽ thất bại.
Dưới đây là phương án thực hiện để đạt ba mục tiêu này.
Vận động thêm dân biểu đồng bảo trợ cho HR 1897:
Ngay lập tức chúng ta cần vận động đông dân biểu đồng bảo trợ
cho luật này. Để tránh không bị ngộ nhận rằng đây là dự luật của Đảng Cộng Hoà,
chúng ta cần tập trung nhiều vào các dân biểu Đảng Dân Chủ. Ngay khi đạt được
con số đủ tự tin là HR 1897 sẽ được thông qua, chúng ta sẽ kêu gọi thành phần lãnh
đạo Hạ Viện đưa dự luật này ra biểu quyết sớm để chúng ta sẽ có nhiều thời gian
vận động ở Thượng Viện. Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ có những hướng dẫn
cụ thể để từng tổ chức, từng nhóm và từng cá nhân ở khắp Hoa Kỳ có thể góp phần
mình cho công cuộc vận động này.
Vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ lên tiếng với Hành
Pháp về trách nhiệm bảo vệ tài sản của công dân:
Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn cho nạn nhân, trong tư cách
cử tri, yêu cầu dân biểu và thượng nghị sĩ của mình liên lạc thẳng với Bộ Ngoại
Giao và Toà Bạch Ốc. Đồng thời chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ chức hay nhóm để
lập phái đoàn vận động từng vị dân biểu và thượng nghị sĩ ở địa phương. Nhắc lại,
chiếu theo luật quốc gia hiện hành, Tổng Thống bắt buộc phải ngưng mọi viện trợ
cho quốc gia nào xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ và phải ngăn chặn mọi khoản
tiền của Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cho quốc gia ấy vay.
Đây là cách để ngay tức khắc yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chế tài chế độ cộng sản ở
Việt Nam trong khi chúng ta đang vận động cho HR 1897.
Ngăn chặn không cho Việt Nam tham gia TPP:
Chúng ta có triển vọng cao để loại Việt Nam ra khỏi TPP nếu
biết “gom phiếu” cùng với các nhóm lợi ích khác. Hiện nay có 4 nhóm lợi ích đang
vận động đẩy Việt Nam ra khỏi TPP.
(1)
Các công đoàn lao động: Trong tinh thần đoàn kết,
các công đoàn lao động Hoa Kỳ muốn bảo đảm rằng công nhân ở Việt Nam phải được
hưởng quyền tự do lập công đoàn độc lập như là điều kiện tiên quyết cho Việt
Nam tham gia TPP. Chúng tôi đang thảo luận với một số tổ chức công đoàn Hoa Kỳ
về kế hoạch phối hợp.
(2)
Các kỹ nghệ bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh bất công
của Việt Nam: Vì quyền của người lao động ở Việt Nam không được tôn trọng, sự bóc
lột sức lao động có hậu quả dìm giá thành của sản phẩm, gây thua lỗ cho các công
ty Hoa Kỳ. Nhóm vận động mạnh nhất hiện nay là kỹ nghệ may dệt của Hoa Kỳ mà tập
trung rất đông ở tiểu bang North Carolina. Phái đoàn North Carolina tham dự Ngày
Vận Động Cho Việt Nam đã bắt đầu liên kết với nhóm lợi ích này.
(3)
Các nhóm bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ:
Theo ước lượng, cứ mỗi 1 tỷ Mỹ kim thâm thủng mậu dịch làm mất đi 10 nghìn công
ăn việc làm ở Hoa Kỳ. Thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện ở mức 10
tỷ mỗi năm. Với TPP, tình trạng thâm thủng sẽ gia tăng đáng kể nếu tiếp tục bị
bất công trong mậu dịch với Việt Nam. Các vị dân biểu và thượng nghị sĩ có nhiều
cử tri đang thất nghiệp rất quan tâm về triển vọng xấu đi này. Chúng tôi sẽ tìm
hiểu các vị dân biểu và thượng nghị sĩ ấy để phối hợp hoạt động với họ.
(4)
Các nhóm tranh đấu nhân quyền: Nhiều tổ chức nhân
quyền đang vận động ráo riết để đặt điều kiện nhân quyền vào TPP. Chẳng hạn, tổ
chức International Labor Rights Forum đang vận động loại trừ Việt Nam ra khỏi
TPP vì lý do Việt Nam tiếp tục cưỡng bách lao động các tù nhân và các cải tạo
viên để sản xuất hạt điều cho xuất khẩu. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với các
tổ chức này trong thời gian tới đây.
Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” tạo ra một nhóm lợi
ích đặc thù, một mũi nhọn mới, để góp phiếu với bốn nhóm trên: Các nạn nhân bị
cưỡng đoạt tài sản có lý lẽ để yêu cầu dân biểu và thượng nghị sĩ của họ loại
trừ Việt Nam ra khỏi TPP cho đến khi chính quyền Việt Nam đồng ý thương lượng
việc bồi thường. Bằng không thì không có lý do gì để Hành Pháp Hoa Kỳ khuyến khích
công dân và công ty Hoa Kỳ mở rộng đầu tư làm ăn, buôn bán với một chính quyền đã
cưỡng đoạt tài sản của công dân Mỹ một cách vô tội vạ mà Hành Pháp Hoa Kỳ đã không
làm gì để bảo vệ.
Khi cả 5 nhóm lợi ích trên gom lại với nhau các lá phiếu
tranh thủ được từ các dân biểu và thượng nghị sĩ, chúng ta có triển vọng loại
trừ Việt Nam ra khỏi TPP. Lúc ấy, Hành Pháp Obama có thể sẽ thực sự quan tâm thay
vì chỉ nói về nhân quyền mà không có hành động tương xứng.
Mục đích của chúng tôi khi công bố trước kế hoạch vận động
2013-2014 là:
(1)
Chia sẻ một khung sườn chung cho đồng hương ở
Hoa Kỳ để cùng phối hợp hành động trong tinh thần đồng thanh tương ứng, đồng khí
tương cầu.
(2)
Thông tin cho đồng bào trong nước biết rõ đường đi
nước bước của từng giai đoạn để tuỳ cơ ứng biến, tạo nên sự phối hợp tự nhiên giữa
trong và ngoài.
(3)
Có những chuẩn mực rõ ràng để mọi người có thể
theo dõi mức hiệu quả của từng công tác và tiến triển của kế hoạch qua từng
giai đoạn nhằm cải tiến trong tương lai.
Trong công tác quốc tế vận nói chung, mục tiêu của Kế Hoạch
Vận Động Cho Việt Nam 2013-2014 là tạo thế đứng và tiếng nói cho các nhà tranh
đấu cho dân chủ và nhân quyền ở trong nước trên trường quốc tế. Trong thời gian
qua, BPSOS đã tạo cơ hội và đã hỗ trợ để nhiều tổ chức và cá nhân ở quốc nội góp
ý trực tiếp với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong thể thức Kiểm Tra Định
Kỳ Toàn Cầu (Universal Periodic Review, hay UPR). Thời hạn chót để góp ý là ngày
30 tháng 6, 2013. Trong giai đoạn 6 tháng kế tiếp, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng
dẫn đồng bào ở quốc nội góp ý với các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác nữa.
Bài liên quan:
Kế Hoạch Tổng Vận Động Cho Nhân Quyền 2013-2014
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2671
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2671
Note:
Posted on Thursday, June 27 @ 14:03:55 EDT by ngochuynh
================================================================
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Bất kỳ cuộc vận động cho sự thay đổi tận gốc nào cũng đòi hỏi một nỗ lực trường kỳ, một trọng tâm chiến lược xuyên suốt thật rõ ràng, và tính cách đa dạng về chiến thuật khi thực hiện.
Trọng tâm chiến lược của kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam 2013-2014 là đẩy lùi sức kềm hãm của chế độ và giúp cán cân thế và lực nghiêng về phía người dân ở trong nước.
Về thực hiện, kế hoạch gồm nhiều mũi công với các hoạt động được sắp xếp cho phù hợp với các thời điểm quan trọng. Thời gian 2 năm, 2013-2014, cho kế hoạch trùng hợp với nhiệm kỳ 2 năm thứ 113 của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Các Mũi Công Chiến Thuật Đa Dạng
Mũi thứ 1: Áp lực Hành Pháp thực thi các biện pháp chế tài theo luật hiện hành
Hiện có 4 điều luật với biện pháp chế tài có thể nhắm vào Việt Nam:
(1) Chỉ định là quốc gia phải quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo trầm trọng (CPC) chiếu theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998
(2) Xếp Hạng 3 về buôn người chiếu theo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người ban hành năm 2000
(3) Ngưng mọi khoản ngoại viện đối với quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ chiếu theo Luật Ngoại Viện năm 1961, được tu chính năm 1964
(4) Ngăn cản quy chế Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát (GSP) cho Việt Nam chiếu theo luật Mậu Dịch năm 1974, theo đó quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ thì không được hưởng GSP
Mũi thứ 2: Đặt điều kiện nhân quyền cho Việt Nam khi muốn nới rộng mậu dịch với Hoa Kỳ
(1) Cài
điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
về mậu dịch tự do, trong đó có Việt Nam, mà TT Obama dự kiến sẽ hoàn
tất vào tháng 10 này để đệ trình cho lưỡng viện Quốc Hội chuẩn duyệt
Mũi thứ 3: Vận động những luật mới với các điều khoản chế tài Việt Nam, gồm có:
(1) Luật
Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1897): đưa vào Hạ Viện ngày 8 tháng 5 và
thông qua tiểu ban đặc trách nhân quyền ngày 15 tháng 5, 2013
(2) Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam (S 929): đưa vào Thượng Viện ngày 9 tháng 5, 2013
(3) Luật ngăn chặn GSP cho Việt Nam (HR 1682): đưa vào Hạ Viện ngày 23 tháng 4, 2013
Mũi thứ 4: Vận động Liên Hiệp Quốc theo dõi và áp lực Việt Nam tôn trọng các công ước về nhân quyền đã ký kết:
(1) Giúp
cho người dân trong nước lên tiếng trực tiếp với Hội Đồng Nhân Quyền
LHQ trong tiến trình Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Diện (UPR) đối với Việt Nam
(2) Hướng dẫn dân trong nước về những “thể thức đặc biệt” để báo động với LHQ các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Các mũi 1-3 có tác dụng nới lỏng sự kềm hãm của chế độ. Mũi 4 có tác dụng tăng thế và lực cho dân.
Các Thời Điểm Quan Trọng
Một số thời điểm được dùng làm mốc điểm cho việc thực hiện kế hoạch gồm có:
Tháng 5 năm 2013:
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nhân quyền thế giới
- Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới
Tháng 6:
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới, và xếp hạng các quốc gia
- Hạn chót để đóng góp ý kiến cho tiến trình UPR
Tháng 7:
- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo và việc chỉ định CPC
Tháng 10:
- Hành Pháp Obama dự kiến sẽ hoàn tất thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương về mậu dịch tự do
Tháng 12:
- Hành Pháp Obama dự kiến sẽ đệ trình TPP cho Quốc Hội biểu quyết
Tháng 1, 2 năm 2014:
- LHQ kiểm tra định kỳ đối với Việt Nam
Tháng 5:
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đệ nạp phúc trình về nhân quyền quốc tế cho Quốc Hội
- Uỷ
Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình về tình
trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới, với đề nghị chỉ định CPC
Tháng 6:
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới và xếp hạng các quốc gia
Tháng 7:
- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo cho Quốc Hội và chỉ định các quốc gia CPC
Tháng 12: Nhiệm kỳ Quốc Hội thứ 113 chấm dứt
Các Giai Đoạn Vận Động
Công
cuộc vận động được gom thành các giai đoạn để dễ phối hợp các nỗ lực
trong và ngoài nước. Khi thực hiện, hoạt động trong mỗi giai đoạn nhiều
khi phải thay đổi, uyển chuyển theo tình tế, để nắm bắt các cơ hội mới
mỡ ra hoặc đối phó với những trở ngại bất ngờ.
Tháng
1 – 5, 2013: Một nhóm nhỏ làm việc chặt với các dân biểu và thượng nghị
sĩ hữu trách để chuẩn bị dư luận của các vị dân cử, qua các buổi điều
trần và các buổi họp riêng. Vận động đưa Việt Nam vào CPC và Hạng 3. Vận
động Hành Pháp ngưng viện trợ cho Việt Nam vì cưỡng đoạt tài sản của
công dân Hoa Kỳ.
Tháng
6: Tổng vận động ở Hạ Viện cho việc thi hành luật đã có, thông qua luật
mới, và kiểm tra Hành Pháp về biện pháp chế tài Việt Nam vì đã cưỡng
đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Hướng dẫn các nhóm đấu tranh dân chủ
và nhân quyền nộp phúc trình cho Uỷ Hội Nhân Quyền LHQ.
Tháng
7-10: thúc đẩy cho các luât nhân quyền cho Việt Nam thông qua Hạ Viện.
Dùng con đường Tư Pháp để áp lực Hành Pháp thực thi luật Hoa Kỳ để chế
tài Việt Nam vì đã cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.
Th
áng 11-12: Tổ chức phái đoàn vận động Hạ Viện và Thượng Viện nhằm ngăn
cản TPP và GSP cho Việt Nam nếu Việt Nam không thực tâm cải thiện nhân
quyền.
Tháng
1-5, 2014: Chuẩn bị đối chất chính quyền Việt Nam tại diễn đàn LHQ
trong thể thức UPR. Vận động Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện thông qua
các luật nhân quyền cho Việt Nam. Vận động đưa Việt Nam vào danh sách
CPC về đàn áp tôn giáo và Hạng 3 về buôn người. Thực hiện buổi điều trần
lần 2 về tài sản công dân Hoa Kỳ bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt.
Tháng 6-9: Thực hiện Ngày Vận Động cho Việt Nam 2014 để thúc đẩy Thượng Viện thông qua các luật nhân quyền cho Việt Nam.
Bài liên quan:
Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện Thông QuaLuật Nhân Quyền Cho Việt Nam